Các lý thuyết chính

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch kinh doanh cung cấp trực tuyến sản phẩm từ máy in 3d giai đoạn 2016 2018 (Trang 22 - 26)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.2 Các lý thuyết chính

2.2.1. Phân tích thị trường và ma trận SWOT

Xác định nhu cầu tương đối của sản phẩm ở hiện tại & tương lai. Xem xét các phân khúc ngành trong hiện tại và xu hướng tương lai, từ đó định vị ra phân khúc mục tiêu. Định nghĩa khách hàng mục tiêu bằng cách sử dụng thông tin nhân khẩu học & tâm lý học. Sau khi miêu tả yêu cầu của khách hàng đối với sản phẩm, đây là cơ sở để so sánh với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp & gián tiếp. Phân tích SWOT sẽ cho được một bức tranh toàn cảnh để hình thành nên chiến lược cụ thể cho kế hoạch.

Ma trận SWOT

Mô hình phân tích S.W.O.T là viết tắt của 4 chữ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ) sẽ được sử dụng.

Dựa trên việc phân tích các yếu tố bên ngoài để đưa ra cơ hội và nguy cơ cùng với việc phân tích các yếu tố bên trong để đưa ra mặt mạnh, mặt yếu từ đó có được sự phối hợp phù hợp giữa khả năng của doanh nghiệp với thực tế ảnh hưởng của môi trường bên trong và bên ngoài (Đoàn Thị Hồng Vân, Kim Ngọc Đạt).

2.2.2 Kế hoạch tiếp thị

Sử dụng lý thuyết phối thức marketing (Marketing mix). Đối với sản phẩm, tập trung vào khách hàng sử dụng 4P.

Marketing 4P gồm có:

 Sản phẩm: Gồm những thành phần như chất lượng, đặc tính, tính năng, nhãn hiệu, bao bì bao gói.

 Giá bán: Những cách định giá sau được sử dụng phổ biến như định giá theo cạnh tranh, định giá thâm nhập, định giá hớt váng

 Phân phối: chú ý đặc điểm sau, kênh phân phối, chiều dài kênh phân phối

 Chiêu thị:Những thành phần như quảng cáo, khuyến mãi, giao tiếp xã hội, hoạt động bán hàng

2.2.3 Kế hoạch hoạt động sản xuất

Kế hoạch sản xuất phải được xem là một bộ phận không thể tách rời của kế hoạch kinh doanh, nhằm đạt được mục tiêu doanh nghiệp. Nếu kế hoạch này được

10

chuẩn bị kỹ sẽ giúp cho việc đánh giá, kiểm soát chi phí trong quá trình thực hiện, xây dựng các định mức hoạt động và hoàn thiện việc tổ chức quản lý sao cho đảm bảo chất lượng sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh. Qui trình lập một kế hoạch sản xuất:

Hình 2. 2 Qui trình lập kế hoạch sản xuất

(Phạm Ngọc Thúy, Phạm Tuấn Cường, Lê Nguyễn Hậu, Tạ Trí Nhân, 2012) 2.2.4 Kế hoạch nhân sự

Kế hoạch nhân sự liên quan đến 2 yếu tố là nhu cầu lao động và nguồn cung cấp lao động. Mục đích của kế hoạch này là nhằm đảm bảo có đủ người với các kỹ năng đúng theo yêu cầu tại một thời điểm xác định trong tương lai. Nội dung của kế hoạch nhân sự cho biết cần bao nhiêu lao động với các kỹ năng cần thiết và nguồn nhân sự đảm bảo được mục tiêu của doanh nghiệp.

Giai đoạn I : Chủ doanh nghiệp và gia đình có thể bao quát toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp (đây là giai đoạn của kế hoạch này).

Cấu trúc sản phẩm

Quá trình sản xuất sản phẩm

Sản lượng sản xuất theo kế hoạch

Nguyên vật liệu

(Số chủng loại, số lượng)

Máy móc thiết bị

(số loại, tính năng kỹ thuật, số lượng)

Lao động

(Cấp bậc, tay nghề số lượng)

Dự toán chi phí sản xuất

11

Giai đoạn II: Phải thuê thêm nhân lực bên ngoài hỗ trợ cho việc hoạt động.

Giai đoạn III: Qui mô tăng, cần có các bộ phận quản lý hoạt động chức năng.

Nhu cầu nhân sự qua các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp

I II III

Hình 2. 3 Nhu cầu nhân sự qua các giai đoạn phát triển

(Phạm Ngọc Thúy, Phạm Tuấn Cường, Lê Nguyễn Hậu, Tạ Trí Nhân, 2012) Qui trình lập kế hoạch nhân sự:

Bước 1: Nhận dạng và phân tích các hoạt động chức năng cần thiết.

Bước 2: Xác định kỹ năng cần thiết và thiết kế công việc cho các bộ phận chức năng.

Bước 3: Dựa vào kỹ năng, khối lượng công việc yêu cầu để tổ chức tuyển dụng và bố trí nhân sự phù hợp.

Bước 4: Hình thành sơ đồ bộ máy quản lý doanh nghiệp.

2.2.5 Kế hoạch tài chính

Kế hoạch tài chính được thực hiện nhằm tổng hợp dữ liệu, lượng hoá các nguồn lực và lập các báo cáo dự kiến. Kế hoạch tài chính giúp cho người lập và đọc kế hoạch có sơ sở xem xét các phần trước của kế hoạch kinh doanh như doanh thu dự báo, các nguồn lực cần thiết để đạt được mục tiêu kế hoạch. (Phạm Ngọc Thúy, Phạm Tuấn Cường, Lê Nguyễn Hậu, Tạ Trí Nhân, 2012).

12

Qui trình lập kế hoạch tài chính bắt nguồn từ các giả định tài chính liên quan và bảng cân đối kế toán ban đầu của thời kỳ lập kế hoạch để hình thành nên các báo cáo tài chính và các viễn cảnh về tài chính.

Hình 2. 4 Qui trình lập kế hoạch tài chính

(Phạm Ngọc Thúy, Phạm Tuấn Cường, Lê Nguyễn Hậu, Tạ Trí Nhân, 2012).

2.2.6 Lý thuyết đuôi dài (the long-tail).

Phổ biến sản xuất: Cùng với việc công nghệ phát triển, công cụ để làm ra các tác phẩm đa dạng, nhanh chóng và rẻ hơn, nên việc xuất hiện số lượng sản phẩm mới trên thị trường lớn.

Phổ biến việc phân phối: Việc lưu trữ các sản phẩm hoặc phân phối hoàn toàn thông qua kênh website.

Kết nối cung và cầu: Đây là một thành phần không thể thiếu giúp đưa lượng lớn sản phẩm đa dạng đến người dùng.

Các giả định tài chính

Bảng cân đối kế toán khởi đầu

Tính toán

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo lưu chuyển

tiền tệ

Bảng cân đối kế toán

Phân tích tỷ số tài chính

13

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch kinh doanh cung cấp trực tuyến sản phẩm từ máy in 3d giai đoạn 2016 2018 (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)