Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động, ứng phó và phục hồi sinh kế của hộ khai thác thuỷ sản ven biển bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển formosa 2016 tại thừa thiên huế (Trang 76 - 80)

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG

2.7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.7.3. Phương pháp thu thập số liệu

2.7.3.1. Thu thập thông tin thứ cấp:

Quyết định số 1880/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 29 tháng 09 năm 2016 về việc ban hành đinh mức bồi thường thiệt hại cho các đối tượng tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế bị thiệt hại do sự cố môi trường biển.

Danh mục bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường biển 04 tỉnh miền Trung, Ban hành theo Quyết định số 1880/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 29 tháng 09 năm 2016.

Công văn số 6851/BNN-TCTS của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ngày 12 tháng 8 năm 2016 về việc hướng dẫn kê khai xác định thiệt hại do sự cố môi trường biển.

Công văn số 7433/BNN-TCTS của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ngày 01 tháng 9 năm 2016 về việc hướng dẫn bổ sung kê khai xác định thiệt hại do sự cố môi trường biển.

Công văn số 1558/SNNPTNT-TS ngày 17 tháng 11 năm 2016 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế về việc hướng dẫn bổ sung kê khai bồi thường sự cố môi trường biển.

Quyết định số 309/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc sữa đổi, bổ sung Điều 1 và khoản 1 Điều 2 Quyết định số 1880/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 29 tháng 09 năm 2016 về việc ban hành đinh mức bồi thường thiệt hại cho các đối tượng tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế bị thiệt hại do sự cố môi trường biển.

Định mức bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường biển 4 tỉnh miền Trung, ban hành kèm theo Quyết định số 309/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ.

Công văn số 9723/BNN-TCTS của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ngày 16 tháng 11 năm 2016 về việc hướng dẫn bổ sung phương pháp tính thiệt hại và xác định mức bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường biển.

Công văn số 1327/UBND-NN ngày 13 tháng 3 năm 2017 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, về việc thực hiện chi trả kinh phí bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường biển theo Quyết định số 309/QĐ-TTg ngày 09/3/2017 của Thủ tường Chính phủ.

Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 06 tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc xác định thiệt hại, thực hiện bồi thường, hỗ trợ; khôi phục sản xuất và đảm bảo

an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.

Danh sách chủ tàu thuyền xã Quảng Công, xã Phú Diên và thị trấn Lăng Cô.

Bảng tổng hợp tàu thuyền, hộ, nhân khẩu bị ảnh hưởng trực tiếp do hải sản chế bất thường xã xã Quảng Công, xã Phú Diên và thị trấn Lăng Cô.

Bảng tổng hợp hộ gia đình dịch vụ hậu cần nghề cá bị ảnh hưởng trực tiếp do hải sản chết bất thường xã Quảng Công, xã Phú Diên và thị trấn Lăng Cô.

Bảng tổng hợp hộ gia đình dịch vụ hậu cần nghề cá bị ảnh hưởng trực tiếp do hải sản chết bất thường xã Quảng Công, xã Phú Diên và thị trấn Lăng Cô.

Tổng hợp thiệt hại về lao động bị mất thu nhập do không có sản phẩm chế biến xã Quảng Công, xã Phú Diên và thị trấn Lăng Cô.

Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội của địa phương xã Quảng Công, xã Phú Diên và thị trấn Lăng Cô từ 2016-2018;

Báo cáo công tác đền bù, hỗ trợ cho người dân tại xã Quảng Công, xã Phú Diên và thị trấn Lăng Cô.

2.7.3.2. Thu thập thông tin thứ cấp:

(1) Phỏng vấn người am hiểu:

Phỏng vấn người am hiểu được tiến hành tại các xã nghiên cứu (n=10/mỗi xã/thị trấn) bao gồm chủ tịch xã/ thị trấn, phó chủ tịch xã/ thị trấn, các phòng ban chức năng (cán bộ địa chính nông nghiệp, trưởng thôn) và nông dân nòng cốt. Nội dung phỏng vấn tập trung vào thu thập các dữ liệu ở cấp độ cộng đồng về các chỉ tiêu thiệt hại, công tác chỉ đạo ứng phó với sự cố, các giải pháp hỗ trợ và cơ chế giám sát, đánh giá tác động của sự cố đến đời sống của người dân.

(2) Thảo luận nhóm:

Nghiên cứu đã tiến hành 3 cuộc thảo luận nhóm tại 3 điểm nghiên cứu. Thành phần tham gia thảo luận nhóm bao gồm lãnh đạo chính quyền địa phương (chủ tịch xã/

thị trấn hoặc phó chủ tịch xã/thị trấn), các phòng ban chức năng (cán bộ địa chính nông nghiệp, các trưởng thôn) và nông dân nòng cốt.

Nội dung thảo luận nhóm tập trung vào đánh giá tình hình thiệt hại do sự cố môi trường, các giải pháp của cộng đồng/nông hộ đã áp dụng để làm giảm thiệt hại và ứng phó với sự cố môi trường, các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, chính quyền địa phương để nâng cao năng lực chống chịu với sự cố và phục hồi sinh kế của cộng đồng.

(3) Phỏng vấn hộ

Nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn ngẫu nhiên theo danh sách thống kê thiệt hại do sự cố môi trường của các điểm nghiên cứu bằng bảng hỏi bán cấu trúc. Nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn 210 hộ có hoạt động KTTS, chịu ảnh hưởng của sự cố môi trường biển (Formosa), được phân bố đều cho 3 điểm nghiên cứu, mỗi điểm nghiên cứu phỏng vấn 70 hộ.

Nghiên cứu thu thập các thông tin liên quan đến hoạt động KTTS của hộ ngư dân ven biển, chịu tác động của sự cố Formosa. Các hoạt động tạo thu nhập của hộ, thu nhập và đời sống của hộ trước và sau sự cố 30 tháng. Các giải pháp hỗ trợ của Chính phủ và chính quyền địa phương. Các giải pháp ứng phó và phục hồi sinh kế của hộ chịu tác động và kết quả phục hồi của hộ sau sự cố 30 tháng. Những quan điểm đánh giá của hộ về mức độ nghiêm trọng của sự cố và quá trình hồi phục của hộ chịu tác động. Đánh giá năng lực chống chịu của hộ trước sự cố môi trường biển năm 2016.

2.7.4. Phương pháp phân tích số liệu:

Nghiên cứu đã xử lý và phân tích các chỉ tiêu nghiên cứu theo 3 nhóm hộ: (1) KT-NTTS, (2) KT-DVTS, (3) KT-NN-NN dựa vào đặc điểm chiến lược sinh kế của hộ và hoạt động chính bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển là hoạt động KTTS ven biển của hộ.

Nghiên cứu sử dụng một số tiêu chí chính sau:

- Thời gian ảnh hưởng: được áp dụng cho hoạt động KTTS của hộ, bao gồm thời gian ngừng khai thác và thời gian giảm khai thác (phục hồi một phần) của hộ, được tính bằng tháng trong năm.

- Thiệt hại kinh tế: là chỉ tiêu được ước tính tổng thiệt hại bằng tiền của hộ, gồm thiệt hại trước sự cố (chi phí đầu tư sản xuất trước sự cố và sản phẩm không tiêu thụ được), mất thu nhập do ngừng khai thác và giảm khai thác, mất thu nhập do ngừng và giảm các hoạt động sinh kế khác.

- Tác động sinh kế: đánh giá mức độ tác động của sự cố đến sinh kế của hộ thông qua đánh giá các mức độ thiệt hại của hộ (số hoạt động sinh kế bị ảnh hưởng, thiệt hại so với tổng thu nhập bình quân của hộ, thiệt hại so với tài sản của hộ,…)

- Mức độ phục hồi: được đánh giá bằng so sánh trước và sau sự cố 30 tháng theo các chỉ tiêu cụ thể (phục hồi thời gian khai thác, sản lượng khai thác, thu nhập từ khai thác, phục hồi thu nhập, phục hồi chi tiêu,…).

- Nhận thức của người dân: Mức độ phục hồi dựa vào 03 mức độ đánh giá là đã phục hồi, phục hồi một phần và không thể phục hồi. Cơ sở để đưa ra các mức độ này được dựa trên thang đo Likert và kết quả phỏng vấn người am hiểu tại cộng đồng

nghiên cứu. Bên cạnh đó đưa ra 03 mức độ, nhóm nghiên cứu còn dựa trên mức độ thiệt hại ở những câu hỏi phần đầu của bảng hỏi. Kết quả người được phỏng vấn xác định mức độ tác động sẽ được kiểm tra chéo (crosscheck) với các câu hỏi trước đó.

Những chỉ tiêu nghiên cứu được xem xét trên tổng thể và phân theo nhóm hộ.

Nhóm hộ được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên và được chia thành 03 nhóm bao gồm nhóm KT-NNTS: nhóm có hoạt động thu nhập chính gồm KTTS và NTTS, KT- DVTS: nhóm có hoạt động thu nhập chính gồm KTTS và DVTS, và nhóm KT-NN- NN: nhóm có hoạt động tạo thu nhập chính là KTTS, sản xuất nông nghiệp và ngành nghề nông thôn.

* Xử lý thống kê:

- ANOVA: được phân tích cho các chỉ tiêu thiệt hại của hộ, cụ thể: (1) Thiệt hại trước sự cố, (2) Thiệt hại từ KTTS, (3) Thiệt hại từ HĐSK khác, (4) Tổng thiệt hại của hộ

- Phân tích hồi quy: áp dụng cho các biến ảnh hưởng đến tỷ lệ giá trị thu nhập đã được phục hồi. Trong đó, biến phụ thuộc là kết quả phục hồi thu nhập của hộ KTTS chịu ảnh hưởng, biến độc lập là những biến tác động (số lao động của hộ, số hoạt động sinh kế của hộ, giá trị bồi thường thiệt hại của hộ, tổng thời gian bị ảnh hưởng, tổng thiệt hại) và các thực hành mới về sinh kế của hộ (hộ tham gia vào nghề mới, hộ có tiếp cận vay vốn hoặc hoặc hỗ trợ tài chính, hộ có liên kêt làm ănăn,hộ thực hiện chuyển đổi khai thác xa bờ, hộ có liên kết làm ăn, hộ có phát triển ngành nghề đã có, hộ áp dụng cắt giảm chi tiêu, hộ có cải hoán tàu cá để khai thác).

- Phân tích định tính, định lượng: thông tin định tính được tổng hợp, phân tích thành các nhận định, sơ đồ, bảng biểu. Thông tin định lượng được xử lý thống kê mô tả về trung bình, độ lệch chuẩn, tỷ lệ % trên phần mềm Microsoft Excel và SPSS.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động, ứng phó và phục hồi sinh kế của hộ khai thác thuỷ sản ven biển bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển formosa 2016 tại thừa thiên huế (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(185 trang)
w