[Nguồn: Phỏng vấn sâu ngư dân khai thác thủy sản ven biển, 2018].
Ngay sau khi sự cố xảy ra hầu hết các hộ ngừng hoàn toàn hoạt động KTTS.
Trong những ngày đầu xảy ra sự cố, tuy chưa có cơ quan của chính phủ nào phát biểu nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung. Tuy nhiên, tâm lý tiêu dùng của người dân ở 4 tỉnh đã thay đổi, họ không lựa chọn hải sản làm nguồn thực phẩm của gia đình. Mặt khác, sản lượng cá và các loài thủy sản ven biển suy giảm nhanh chóng, người KTTS ven biển khai thác cũng không có sản lượng. Việc khai thác không có sản lượng, cùng với việc không có người tiêu dùng đã đẩy nhóm ngư dân KTTS phải đưa ra quyết định ngừng hoàn toàn các hoạt động KTTS trong giai đoạn đầu của sự cố.
Thời gian chịu ảnh hưởng của hộ khác nhau sẽ rất khác nhau và phụ thuộc nhiều vào các hoạt động tạo thu nhập riêng lẽ của hộ. Những hoạt động tạo thu nhập chính có liên quan đến tài nguyên thủy sản và mặt nước ven biển sẽ chịu ảnh hưởng mạnh hơn các hoạt động thu nhập khác. Sự cố tác động khiến các hoạt động ngành nghề sinh kế của người dân bị ảnh hưởng, mức độ và thời gian tác động đến các loại hình ngành nghề là không giống nhau.
Để xác định thời gian chịu ảnh hưởng, cũng như mức độ tác động đến một nhóm cộng đồng cụ thể, nghiên cứu tiến hành phân chia cộng đồng khảo sát thành các nhóm theo các loại hình sinh kế: (1) Nhóm KT-NTTS: nhóm có hoạt động chính là khai thác thủy sản và nuôi trồng thủy sản; (2) KT-DVTS: nhóm có hoạt động chính là khai thác thủy sản và dịch vụ thủy sản (chế biến, buôn bán thủy sản, dịch vụ ven biển,…); (3) KT-NN-NN: nhóm có hoạt động chính là khai thác thủy sản, nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi,…) và nghề nghiệp (làm nghề, làm thợ, làm thuê,…). Kết quả nghiên cứu về thời gian chịu ảnh hưởng của hộ được tổng hợp ở bảng 3.7.
Bảng 3.7. Thời gian ảnh hưởng của sự cố đến hộ KTTS ven biển (tháng) Nhóm hộ
Chỉ tiêu
Trung bình n= 210
KT-NTTS n= 53
KT-DVTS n= 79
KT-NN-NN n= 78 Thời gian ngừng khai thác
hoàn toàn 8,5 ± 3,7 8,3 ± 3,6 8,9 ± 3,1 8,2 ± 4,2
Thời gian phục hồi khai
thác một phần 15,1 ± 7,6 16,3 ± 7,8 13,1 ± 5,4 16,3 ± 8,9 Tổng thời gian ảnh hưởng 23,6 ± 6,2 24,6 ± 5,7 22,0 ± 4,7 24,4 ± 7,4 Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2018 Kết quả điều tra cho thấy, thời gian ảnh hưởng bình quân chung của khu vực khi bị sự cố môi trường biển tác động từ 23,6 tháng đến 29,8 tháng, thời gian giảm khai thác là 15,1 tháng. Thời gian ngừng khai thác dao động từ 8,5 tháng đến 12,2 tháng
nhưng lại mang thiệt hại lớn đối với người dân vì họ buộc phải ngừng toàn bộ các hoạt động khai thác cũng như các ngành nghề liên quan đến thủy sản, số tháng còn lại là thời gian có tần suất khai thác giảm.
Trong thực tiễn của hoạt động KTTS ven biển, ngư dân hầu như thực hiện hoạt động KTTS ở các ngày trong năm, chỉ trừ những ngày thời tiết bất lợi (lụt, bão,…).
Như vậy với thời gian ngừng khai thác hoàn toàn trung bình 8,5 tháng, thời gian ngừng này là tương đối dài đối với vấn đề mưu sinh của hộ, không khai thác thủy sản đồng nghĩa là không có thu nhập để trang trải cuộc sống hàng ngày của hộ. Thời gian ngừng khai thác phụ thuộc vào các nguồn lực sinh kế của hộ và khả năng ứng phó trước tác động của sự cố môi trường này.
Đối với nhóm hộ KT-NTTS, nhóm này có hoạt động thu nhập chính là KTTS và NTTS, cũng có những nguồn thu nhập khác nhưng không đáng kể. Theo nhận định, nhóm này chịu ảnh hưởng mạnh nhất khi sự cố ô nhiễm môi trường biển xảy ra. Đối với nhóm hộ KT-DVTS, nhóm này có hoạt động thu nhập chính là KTTS và các hoạt động về dịch vụ thủy sản như chế biến, buôn bán thủy sản, dịch vụ du lich ven biển,...
Theo nhận định, nhóm này cũng là nhóm chịu thiệt hại mạnh. Đối với nhóm KT-NN- NT, nhóm này có các hoạt động tạo thu nhập chính ít chịu tác động nhất từ sự cố môi trường. Kết quả điều tra cho thấy, nhận định trong nghiên cứu phù hợp với thực tiễn của ngư dân trong vùng nghiên cứu. Nhóm hoạt động sinh kế có liên quan đến nguồn lợi thủy sản thì thời gian ngừng và giảm khai thác sẽ khác nhau. Cụ thể nhóm ngừng khai thác lâu nhất là nhóm hoạt động KT-DVTS với 8,9 (± 3,1) tháng, ngắn nhất là nhóm KT-NN-NN với số tháng là 8,2 (± 4,2) tháng. Nhóm ngừng khai thác ngắn nhất các hoạt động sinh kế đa dạng hơn, nhóm chủ yếu khai thác ven biển (đầm phá, khai thác ven bờ biển (ví dụ: khai thác thủy sản thân mềm như ngêu, sò,…) họ có xu hướng quay trở lại khai thác sớm hơn để cải thiện thu nhập hàng ngày của hộ. Trong khi đó nhóm KT- NTTS và nhóm KT-DVTS có thời gian ngừng khai thác tương đương nhau.
Nhóm hộ KT-NTTS khai thác trở lại sớm hơn nhóm KT-DVTS, đây là nhóm có thu nhập chính dựa vào nghề KTTS, nên nếu thời gian dừng hoàn toàn quá dài thì sẽ ảnh hưởng lớn đến thu nhập của hộ. So sánh tổng thời gian ảnh hưởng thì nhóm hộ chuyên KTTS có thời gian bị ảnh hưởng lớn (29 tháng). Đối với nhóm chuyên KTTS, việc đi khai thác sớm trong bối cảnh sản lượng thủy sản chưa phục hồi cũng là một lựa chọn để bổ sung thu nhập, mặc dù khai thác trong thời điểm này không mang lại thu nhập cao nhưng có ý nghĩa nhất định trong ổn định đời sống của ngư hộ.
Thời gian giảm khai thác được hiểu là ngư dân vẫn khai thác thủy sản, tuy nhiên cường độ khai thác, tần suất khai thác ít hơn so với trước khi xảy ra sự cố. Thời gian giảm khai thác của các nhóm hộ có sự chênh lệch nhưng không nhiều khoảng 3 tháng giữa các nhóm hộ. Trong đó nhóm hộ KT-DVTS có thời gian khai thác giảm thấp nhất (13,1 tháng). Việc thời gian giảm khai thác của nhóm này ít hơn vì các hoạt động khai
thác của hộ ít nhiều có phục vụ cho các hoạt động dịch vụ thủy sản. Họ chủ động hơn trong nguồn thủy sản khai thác được để chuẩn bị cho việc tiêu thụ sản phẩm khi tiêu dùng của người dân đã ổn định. Vì vậy, thời gian giảm khai thác của nhóm hộ này sẽ ngắn hơn các nhóm hộ khác .
Tổng thời gian ảnh hưởng giữa các nhóm hộ có sự chênh lệnh nhưng không nhiều. Tùy vào điều kiện của hộ để họ đưa ra các thời gian ngừng và giảm khai thác.
Căn cứ vào hai giai đoạn trên tổng thời gian mà các nhóm bị ảnh hưởng rất lớn, cao nhất là nhóm KT-NTTS 24,4 (± 7,4) tháng, nhóm KT-DVTS có tổng thời gian ảnh hưởng ngắn nhất (22 tháng). Như vậy, sự khác biệt về số tháng bị ảnh hưởng trên tùy thuộc vào các loại hình ngành nghề và thời gian trở lại khai thác của từng hộ điều này có liên quan đến mức độ bị chịu tác động cũng như khả năng tự phục hồi của hộ là khác nhau và khác theo từng nhóm hoạt động sinh kế.