Đa dạng sinh kế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động, ứng phó và phục hồi sinh kế của hộ khai thác thuỷ sản ven biển bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển formosa 2016 tại thừa thiên huế (Trang 93 - 97)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THUỶ SẢN TẠI THỪA THIÊN HUẾ

4. Đa dạng sinh kế

Số hoạt động sinh kế 3,3 ± 0,7 2,4 ± 1,0 3,0 ± 0,8

Tỷ lệ hộ KT- NTTS (%) 25,7 20,0 30,0

Tỷ lệ hộ KT – DVTS (%) 45,7 17,1 50,0

Tỷ lệ hộ KT-NN-NN (%) 28,6 62,9 20,0

Ghi chú:

KT-NTTS: nhóm có hoạt động chính là khai thác thủy sản và nuôi trồng thủy sản KT-DVTS: nhóm có hoạt động chính là khai thác thủy sản và dịch vụ thủy sản KT-NN-NN: nhóm có hoạt động chính là khai thác thủy sản, nông nghiệp và nghề phi nông nghiệp

Nguồn: Số liệu phỏng vấn hộ, 2018

Số liệu nghiên cứu cho thấy, bình quân nguồn lực về nhân khẩu và lao động của hộ KTTS tại Thừa Thiên Huế ở mức khá. Mức độ biến động về nhân khẩu, số lao động và lao động KTTS của hộ giữa các điểm nghiên cứu không nhiều, đặc biệt là số lao động và số lao động KTTS của hộ. Điều này cho thấy mức độ tương đồng về điều kiện nguồn lực con người giữa các xã/thị trấn ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế. Số lao động

bình quân của vùng nghiên cứu cao hơn so với trung bình số lao động bình quân của hộ ở khu vực nông thôn. Trong khi đó số lao động tham gia hoạt động KTTS của hộ tương đối thấp (chiếm 41,9%). Đây là cơ sở quan trọng để đánh giá vai trò của các sinh kế liên quan hoặc sinh kế thay thế đối với các nhóm ngư hộ khi sự cố/thảm họa tác động đến sinh kế chính KTTS của họ. Nhận định này cũng phù hợp với nhận định được Nguyễn Xuân Mai và Nguyễn Duy Thắng (2011),[19] cho rằng “số lao động bình quân của hộ cao sẽ là một trở ngại cho việc chuyển đổi sinh kế thay thế cho đánh bắt”.

Tổng giá trị tài sản của hộ được hợp thành từ giá trị nhà ở và PTSH, giá trị phương tiện KTTS, giá trị phương tiện SXKD khác của hộ và giá trị tài sản khác của hộ (đất đai, cửa hàng, kim loại quý,..). Nghiên cứu chỉ xây dựng các chỉ tiêu nghiên cứu về giá trị nhà ở và PTSH, giá trị phương tiện khai thác, giá trị phương tiện SXKD khác và tổng giá trị tài sản của hộ theo số liệu được cung cấp trong quá trình phỏng vấn. Tổng giá trị tài sản trung bình của hộ ngư dân ven biển trong vùng nghiên cứu đạt mức trung bình và cao hơn mức trung bình ở các vùng đặc biệt khó khăn trên cả nước.

Ở các xã/thị trấn trong vùng nghiên cứu, tổng giá trị này cũng co sự chênh lệch, cao nhất là thị trấn Lăng Cô (705,1 triệu đồng/hộ), tiếp theo là xã Quảng Công (620,4 triệu đồng/hộ) và thấp nhất là xã Phú Diên (498,8 triệu đồng/hộ). Điều này phản ứng được mức sống của hộ ngư dân ở các vùng do điều kiện phát triển chung của cộng đồng nơi sinh sống. Thị trấn Lăng Cô có điều kiện hạ tầng, cơ sở dịch vụ, các loại hình ngành nghề đa dạng nên mức sống của người dân cao hơn, trong khi đó xã Phú Diên là một xã đặc biệt khó khăn, bãi ngang ven biển, điều kiện còn khó khăn nên mức sống của người dân thấp hơn.

Tổng giá trị tài sản của hộ được tổng hợp thành 03 nhóm chỉ tiêu: giá trị nhà ở và PTSH (loại phương tiện cơ bản trong gia đình như xe máy, ti vi, tủ lạnh, điện thoại…), giá trị PTKT (bao gồm tàu, thuyền có lắp máy và thuyền không lắp máy) và giá trị PTSXKD khác (các thiết bị chế biến thủy sản, các thiết bị ngành nghề nông thôn,…).

Trong đó, giá trị nhà ở và PTSH chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng tài sản của hộ (chiếm 76,2%) còn 23,8% là giá trị PTKT và PTSXKD khác. Như vậy, giá trị của hộ phần lớn nằm ở giá trị tài sản phục vụ đời sống, còn giá trị tài sản phục vụ cho các hoạt động tạo thu nhập còn thấp. Điều này phản ánh đúng thực trạng của ngư dân KTT thủy sản ven bờ, do hoạt động KTTS ven bờ sử dụng tàu thuyền công suất thấp, ngư lưới cụ thô sơ, các hoạt động sản xuất, kinh doanh nhỏ lẽ nên giá trị của các phương tiện này cũng thấp.

Giá trị nhà ở và PTSH không có sự khác biệt nhiều ở 03 điểm nghiên cứu, cao nhất là ở thị trấn Lăng Cô với giá trị nhà ở và PTSH đạt 546,2 triệu đồng. Về giá trị PTKT của hộ, cao nhất vẫn là thị trấn Lăng Cô (113,9 triệu). Tuy nhiên, giá trị phương tiện SXKD khác của hộ ở Lăng Cô thấp hơn nhiều so với xã Quảng Công (<50%), thấp nhất là xã Phú Diên (12,1 triệu/hộ). Kết quả này cũng đã phản ánh được năng lực

của hộ ở các vùng khác nhau, trong điều kiện KT-XH khác nhau. Thị trấn Lăng Cô có điều kiện kinh tế tốt hơn, nên ngư dân có khả năng đầu tư lớn hơn vào phương tiện khai thác hơn các vùng ven biển khác của Thừa Thiên Huế.

Xét về khía cạnh sản lượng khai thác và thu nhập của hộ cho thấy, tổng thu nhập có sự chệnh lớn giữa các điểm nghiên cứu. Tổng thu nhập của hộ cao nhất ở xã Quảng Công (365,2 triệu/hộ), kế tiếp là thị trấn Lăng Cô (334,6 triệu/hộ) và thấp nhất là xã Phú Diên (184,3 triệu/hộ). Sự chênh lệnh về thu nhập này có liên quan đến nguồn thu chính từ hoạt động KTTS. Thu nhập từ KTTS cũng cao tương đồng theo thứ tự xã Quảng Công (258 triệu/hộ), tiếp đến thị trấn Lăng Cô (179,2 triệu/hộ) và thấp nhất là xã Phú Diên (113 triệu/hộ). Tuy nhiên, nghiên cứu về sản lượng KTTS lại không tương ứng với thu nhập của hộ, sản lượng khai thác nhiều nhưng thu nhập lại thấp.

Thu nhập từ KTTS thấp nhất ở xã Phú Diên nhưng sản lượng KTTS lại cao nhất (17.300 kg/hộ/năm). Để kiểm tra lại thông tin này, chúng tôi tiến hành phỏng vấn người am hiểu về hoạt động KTTS trên địa bàn và được biết sản lượng KTTS nhiều nhưng giá trị thương phẩm thấp do các loại khai thác được có giá trị thấp (cá nục, cá trích, …). Trong khi đó, sản lượng KTTS ở Lăng Cô thấp (9.200 kg/hộ/năm) nhưng giá trị thương phẩm của các sản phẩm khai thác được cao hơn nhiều (cá mú, cá hồng, cá dìa,…).

Xem xét khía cạnh đa dạng sinh kế, như đã trình bày cách phân nhóm hộ, các nhóm hộ khác nhau sẽ chịu ảnh hưởng từ các sự cố bất lợi khác nhau, điều này sẽ liên quan mật thiết đến khả năng ứng phó và phục hồi của hộ khi chịu tác động của các yếu tố bất lợi từ bên ngoài.

Số hoạt động sinh kế ở các vùng khác nhau, phản ánh mức độ đa dạng của hộ và chịu ảnh hưởng từ sự cố môi trường và khả năng phục hồi của hộ khác nhau. Số hoạt động sinh kế của xã Quảng Công cao nhất đạt 3,3 hoạt động SK, trị trấn Lăng Cô 3 hoạt động SK, thấp nhất là xã Phú Diên (2,4 hoạt động SK).

Nhóm hộ KT-NTTS là nhóm chịu ảnh hưởng nhiều nhất vì liên quan mật thiết với tài nguyên nước bị ô nhiễm hơn hai nhóm còn lại. Tuy nhiên, nhóm hộ này chiếm tỷ lệ thấp nhất (25,2%). Nhóm hộ KT- DVTS và nhóm hộ KT-NN-NN có tỷ lệ tương đồng nhau. Tỷ lệ nhóm hộ KT-NTTS ở Lăng Cô cao hơn ở xã Quảng Công và Phú Diên, thấp nhất ở xã Phú Diên. Sự chênh lệch này có liên quan đến tài nguyên mặt nước NTTS và đầm phá. Tỷ lệ nhóm hộ KT- DVTS, cao nhất vẫn là thị trấn Lăng Cô (50%), thấp nhất là xã Phú Diên (17,1%). Kết quả này phản ánh đúng với thực tế tại các địa phương, thị trấn Lăng Cô là nơi có hoạt động du lịch mạnh mẽ của tỉnh Thừa Thiên Huế, nhu cầu về các hoạt động dịch vụ thủy sản cao nên người dân tập trung mạnh vào loại hình thu nhập này. Trái ngược với nhóm KT-DVTS, nhóm hộ KT-NN- NN lại chiếm tỷ lệ cao nhất ở xã Phú Diên (62,9%), thấp nhất ở thị trấn Lăng Cô

(20%). Việc hộ ngư dân lựa chọn các hoạt động sinh kế khác nhau có liên quan đến tỷ lệ giữa các nhóm hộ. Ví dụ, ở Phú Diên do nhóm hộ KT-NTTS và nhóm hộ KT-DVTS thấp thì tỷ lệ nhóm hộ KT-NN-NT cao. Tỷ lệ biến động giữa các nhóm hộ liên quan nhiều đến điều tài nguyên tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng.

Từ đó cho thấy, khi sự cố môi trường biển xảy ra, nhóm hộ chuyên KTTS mức độ ảnh hưởng sẽ rất cao, tác động trực tiếp đến nguồn thu nhập và khiến nhóm hộ không có hoạt động sinh kế nào thay thế. Vì vậy, việc xem xét các đặc điểm của cộng đồng khảo sát sẽ giúp ta có những nhận định và các biện pháp cụ thể để hạn chế sự tác động cũng như thiệt hại khi sự cố xảy ra.

3.3.2. Đặc điểm hộ KTTS ven biển theo nhóm chiến lược sinh kế

Đặc điểm của hộ KTTS ven biển theo khía cạnh chiến lược sinh kế của hộ phản ánh mức độ chịu tác động của sự cố xảy ra, khả năng ứng phó và phục hồi của hộ sau sự cố. Để xem xét mức độ đa dạng sinh kế của hộ KTTS, nghiên cứu đã tiến hành phân nhóm theo tiêu chí hộ có hoạt động KTTS và hoạt động sinh kế quan trọng nhất.

Dựa vào kết quả điều tra của mẫu hộ, tiến hành phân thành 03 nhóm hộ dựa vào các hoạt động sinh kế quan trọng của hộ. Nhóm KT-NTTS là nhóm hộ có hoạt động KTTS và sinh kế quan trọng là NTTS, nhóm hộ này có thể gọi là nhóm hộ chuyên khai thác và NTTS; nhóm KT-DVTS là nhóm hộ ngoài hoạt động chính KTTS hộ còn có hoạt động DVTS là hoạt động chính; nhóm hộ KT-NN-NN là nhóm hộ có hoạt động chính là KTTS có thêm nguồn thu quan trọng là nông nghiệp và nghề phi nông nghiệp.

Nghiên cứu so sánh các đặc điểm của các nhóm hộ theo các nhóm chỉ tiêu: (1) Nhóm nhân khẩu và lao động, bao gồm các chỉ tiêu được lựa chọn: Số khẩu, số lao động/hộ , số lao động KTTS/hộ; (2) Nhóm giá trị nhà ở và phương tiện sản xuất, kinh doanh của hô, bao gồm các chỉ tiêu được lựa chọn: Giá trị nhà ở và PTSH, giá trị phương tiện KTTS, giá trị phương tiện sản xuất, kinh doanh khác và tổng giá trị tài sản của hộ; (3) Sản lượng khai thác và thu nhập, bao gồm các chỉ tiêu được lựa chọn: Sản lượng KTTS/năm, số hoạt động sinh kế của các nhóm hộ, thu nhập tư KTTS/năm và Tổng thu nhập bình quân của hộ/năm.

Các chỉ tiêu về số khẩu, lao động, ngành nghề, phương tiện sản xuất, giá trị tài sản, thu nhập của các nhóm hộ được xem xét trong mối quan hệ đến hoạt động KTTS ven biển được nghiên cứu đặc biệt quan tâm. Kết quả khảo sát về đặc điểm của hộ KTTS ven biển bị ảnh hưởng bởi sự cố được thể hiện qua bảng 3.6.

Bảng 3.6. Đặc điểm của hộ KTTS ven biển theo nhóm chiến lược sinh kế Chỉ tiêu Trung bình

n= 210

KT-NTTS n= 53

KT-DVTS n= 79

KT-NN-NN n= 78 1. Nhân khẩu và lao động

Số khẩu (người) 5,1 ± 1,6 4,4 ± 1,3 5,4 ± 1,6 5,3 ± 1,7 Lao động/hộ (LĐ) 3,1 ± 1,2 2,5 ± 1,1 3,2 ± 1,0 3,3 ± 1,3 Lao động KTTS/hộ

(LĐ) 1,3 ± 0,5 1,4 ± 0,6 1,2 ± 0,5 1,2 ± 0,5

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động, ứng phó và phục hồi sinh kế của hộ khai thác thuỷ sản ven biển bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển formosa 2016 tại thừa thiên huế (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(185 trang)
w