Phân tích cấu trúc tài chính

Một phần của tài liệu MTTV_Phân Tích BCTC Công Ty Cổ phần Vĩnh Hoàn Giai đoạn 2017 2019 (Trang 20 - 25)

Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

2.3 Nội dung phân tích báo cáo tài chính

2.3.1 Phân tích Bảng cân đối kế toán

2.3.1.1 Phân tích cấu trúc tài chính

Phân tích cơ cấu tài sản cần xem xét sự biến động của tổng tài sản c ng nhƣ từng loại tài sản thông qua việc so sánh giữa cuối kỳ với đầu năm cả về số tuyệt

đối lẫn số tương đối của tổng số tài sản c ng như chi tiết đối với từng loại tài sản, giúp người phân tích tìm hiểu sự thay đổi về giá trị, tỷ trọng tfai sản qua các thời kỳ, sự thay đổi này bắt đầu từ những dấu hiệu ticshc ực hay tiêu cực trong quá trình sản xuất kinh doanh, có phù hợp với việc nâng cao năng lực kinh tế để phục vụ cho chiến lƣợc, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay không. Bên cạnh đó việc phân tích này còn cung cấp cho nhà phân tích thấy đƣợc sự biến động về quy m kinh doanh năng lực kinh doanh của doanh nghiệp.

Phân tích cơ cấu tài sản doanh nghiệp đƣợc thực hiện bằng cách tính ra và so sánh tình hình biến động giữa kỳ phân tích và kỳ gốc về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản và đƣợc xác định theo công thức sau:

Để nắm đƣợc chính xác tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp, nắm đƣợc các nhân tố có ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng đến sự biến động về cơ cấu tài sản của doanh nghiệp thì nhà phân tích còn phải kết hợp với việc phân tích ngang tức là so sánh sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc trên cả phương diện về số tuyệt đối và số tương đối.

Tuỳ theo từng loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh để xem xét tỷ trọng từng loại tài sản là cao hay thấp. Nếu là doanh nghiệp sản xuất thì cần phải có lƣợng dự trữ nguyên vật liệu đầy đủ nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất sản phẩm. Nếu là doanh nghiệp thương mại thì cần phải có lượng hàng hoá dự trữ đầy đủ để cung cấp cho nhu cầu bán ra...

Đối với các khoản nợ phải thu, tỷ trọng càng cao thể hiện doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn càng nhiều. Do đó hiệu quả sử dụng vốn thấp. Ngoài ra khi nghiên cứu đánh giá phải xem xét tỷ suất đầu tƣ trang bị TSCĐ đầu tƣ ngắn hạn và dài hạn.

Nếu tổng số tài sản của doanh nghiệp tăng lên thể hiện quy mô vốn của doanh nghiệp tăng lên và ngƣợc lại. Cụ thể:

Về TSCĐ của doanh nghiệp: nếu tăng lên thể hiện cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp được tăng cường, quy mô vốn về năng lực sản xuất được mở rộng và xu hướng phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có chiều hướng tốt.

Nó cho biết năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Trị số của chỉ tiêu này tuỳ thuộc vào từng ngành kinh tế cụ thể.

Chi phí xây dựng cơ bản: nếu tăng lên thể hiện doanh nghiệp đầu tƣ thêm công trình XDCB dở dang, nếu giảm thể hiện một số c ng trình XDCB đã hoàn thành bàn giao đƣa vào sử dụng làm tăng giá trị TSCĐ.

Vốn bằng tiền của doanh nghiệp: nếu tăng lên sẽ làm cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp thuận lợi và ngƣợc lại. Tuy nhiên, vốn bằng tiền ở một mức độ hợp lý là tốt, vì nếu quá cao sẽ làm cho hiệu quả sử dụng vốn kh ng cao nhƣng quá thấp lại ảnh hưởng đến nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp.

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: nếu tăng lên thể hiện doanh nghiệp ngoài đầu tƣ cho hoạt động sản xuất kinh doanh còn đầu tƣ cho lĩnh vực tài chính khác và ngƣợc lại.

Các khoản phải thu: nếu tăng thì doanh nghiệp cần tăng cường công tác thu hồi vốn, tránh tình trạng bị ứ đọng và sử dụng vốn không có hiệu quả. Nếu các khoản phải thu giảm thì chứng tỏ doanh nghiệp đã tích cực thu hồi các khoản nợ phải thu, giảm bớt đƣợc hiện tƣợng bị ứ đọng vốn trong khâu thanh toán làm cho việc sử dụng vốn có hiệu quả hơn.

Hàng tồn kho: nếu giảm chứng tỏ sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp có chất lượng cao đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Nếu tăng doanh nghiệp phải xem xét lại sản phẩm hàng hoá của mình có phù hợp với nhu cầu của thị trường không.

Mặt khác để đánh số dƣ hàng tồn kho tốt hay chƣa tốt, cần phải so sánh với số dự trữ theo kế hoạch. Số dƣ hàng tồn kho tăng hay giảm so với dự trữ cần thiết là đều không tốt, bởi vì nếu tăng sẽ gây ứ đọng vốn, nếu giảm sẽ dẫn đến thiếu nguyên vật liệu cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gây ảnh hưởng đến tính liên tục của hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh việc phân tích đƣợc cơ cấu tài sản, chúng ta cần phân tích cơ cấu nguồn vốn nhằm biết đƣợc khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của doanh nghiệp c ng nhƣ mức độ độc lập, tự chủ trong kinh doanh hay những khó khăn mà doanh nghiệp phải đương đầu.

b. Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Cấu trúc vốn thể hiện chính sách tài trợ doanh nghiệp liên quan đến nhiều khía cạnh khác trong công tác quản trị tài chính.Phân tích cơ cấu nguồn đƣợc thực hiện nhằm đánh giá tình hình huy động vốn của doanh nghiệp. Do vậy, khi phân tích nguồn vốn cần xác định mức độ độc lập (hoặc phụ thuộc) về mặt tài chính của doanh nghiệp qua việc so sánh từng loại nguồn vốn giữa cuối kỳ với đầu năm cả về số tuyệt đối lẫn tương đối xác định và so sánh giữa cuối kỳ với đầu năm về tỷ trọng từng loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn. Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nguồn vốn thì doanh nghiệp có khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với các chủ nợ là cao và ngƣợc lại, nếu công nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng số nguồn vốn thì khả năng đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp sẽ thấp.

Khi phân tích cơ cấu vốn, các nhà phân tích sẽ tính ra và so sánh tình hình biến động nguồn vốn giữa kỳ phân tích và kỳ gốc.

Tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn đƣợc xác định nhƣ sau:

Để xác định đƣợc chính xác tình hình huy động vốn, nắm bắt đƣợc các nhân tố ảnh hưởng, các nhà phân tích sẽ kết hợp cả việc phân tích ngang, tức là so sánh sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về cả số tuyệt đối và số tương đối trên tổng số nguồn vốn.

Qua việc phân tích cơ cấu nguồn vốn sẽ cho các nhà phân tích nắm đƣợc trị số và sự biến động của các chỉ tiêu nhƣ: Hệ số tài trợ, hệ số nợ so với vốn chủ sở

hữu, Hệ số nợ so với tổng nguồn vốn và các chỉ tiêu này đều cho thấy đƣợc mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp

c. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn

Chính sách sử dụng vốn của doanh nghiệp không chỉ phản ánh nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh của doah nghiệp mà còn phải ánh hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Vì vậy, cần thiết phải phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản để thấy đƣợc chính sách sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Để phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn, các nhà phân tích sử dụng các chỉ tiêu sau:

Hệ số nợ trên tổng tài sản: hệ số nợ là một hệ số quan trọng để quyết định đầu tƣ vào doanh nghiệp đó hay kh ng; hệ số này cho biết mức độ an toàn tài chính cao hay thấp, có trang trải đƣợc nợ khi doanh nghiệp phá sản hay không?

Hệ số nợ cho biết phần trăm tổng tài sản của c ng ty đƣợc tài trợ bằng các khoản nợ là bao nhiêu. Hệ số nợ thấp có thể cho thấy việc sử dụng nợ không hiệu quả, còn hệ số nợ cao thể hiện gánh nặng về nợ lớn, có thể dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán.

Để đánh giá tỷ số nợ của doanh nghiệp, phải căn cứ nhiều yếu tố nhƣ ngành nghề, quy mô doanh nghiệp, mục đích vay vốn …. th ng thường, hệ số nợ ở mức 60% (60/40) là chấp nhận đƣợc, khá an toàn.

Khi ta biến đổi ta có công thức:

Nhƣ vậy có nghĩa là nếu doanh nghiệp muốn giảm hệ số nợ thì phải tăng hệ số tài trợ.

Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu:

Đây là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tƣ tài sản của doanh nghiệp bằng vốn chủ sở hữu. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn (lớn hơn 1) chứng tỏ tài sản của doanh nghiệp đƣợc tài trợ bằng vốn chủ sở hữu càng ít làm cho khả năng độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng kém và ngƣợc lại.

Một phần của tài liệu MTTV_Phân Tích BCTC Công Ty Cổ phần Vĩnh Hoàn Giai đoạn 2017 2019 (Trang 20 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)