Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
2.3 Nội dung phân tích báo cáo tài chính
2.3.1 Phân tích Bảng cân đối kế toán
2.3.1.3 Phân tích khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là cơ sở đánh giá tình hình thanh toán của doanh nghiệp hiện tại và triển vọng trong tương lai. Để phân tích đầu tiên cần tính ra và so sánh số đầu kỳ, số cuối kỳ các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán nhƣ:
- Hệ số thanh toán tổng hợp;
- Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn
- Hệ số thanh toán của tài sản ngắn hạn - Hệ số thanh toán nhanh
Trong đó quan trọng là hai chỉ tiêu hệ số thanh toán nhanh và hệ số thanh toán tổng hợp. Sau đó dựa vào các tài liệu hạch toán liên quan, tiến hành thu thập số liệu liên quan đến các khoản có thể dùng để thanh toán với các khoản phải thanh toán của doanh nghiệp và sắp sếp các chỉ tiêu này vào bảng phân tích theo trình tự nhất định. Tiêu chí sắp xếp của các chỉ tiêu nhu cầu thanh toán là mức độ khẩn trương của việc thanh toán, còn với chỉ tiêu khả năng thanh toán là khả năng huy động. Doanh nghiệp bảo đảm đƣợc khả năng thanh toán trong từng giai đoạn nếu các khoản có thể dùng để thanh toán lớn hơn các khoản phải thanh toán còn nếu ngƣợc lại các nhà quản lý phải tìm kế sách huy động nguồn tài chính đảm bảo cho việc thanh toán nếu không muốn bị rơi vào tình trạng phá sản.
a. Hệ số khả năng thanh toán tổng hợp
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát phản ánh khả năng quan hệ giữa tài sản mà doanh nghiệp hiện đang quản lý sử dụng với tổng số nợ phải trả. Nó cho biết cứ trong một đồng nợ phải trả có bao nhiêu đồng tài sản đảm bảo. Hệ số thanh toán tổng quát đƣợc khái quát hóa bằng công thức:
- Nếu hệ số khả năng thanh toán tổng hợp > 1: Chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tốt
- Nếu hệ số khả năng thanh toán tổng hợp < 1 quá nhiều thì chƣa tốt vì điều đó chứng tỏ doanh nghiệp chƣa tận dụng đƣợc cơ hội chiếm dụng vốn.
- Nếu hệ số khả năng thanh toán tổng hợp < 1 và tiến đến 0 báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp giảm và mất dần, tổng tài sản hiện có của doanh nghiệp kh ng đủ trả nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán.
b. Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Hệ số khả năng thanh toán nhanh cho biết c ng ty có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền (trừ hàng tồn kho) để thanh toán ngay cho một đồng nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán nhanh đƣợc thể hiện bằng công thức:
- Nếu hệ số khả năng thanh toán nhanh = 1 đƣợc coi là hợp lý nhất vì nhƣ vậy doanh nghiệp vừa duy trì đƣợc khả năng thanh toán nhanh vừa không bị mất cơ hội do khả năng thanh toán nợ mang lại.
- Nếu hệ số khả năng thanh toán nhanh < 1 cho thấy doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ.
- Nếu hệ số khả năng thanh toán nhanh > 1 phản ánh tình hình thanh toán nợ không tốt vì tiền và các khoản tương đương tiền bị ứ đọng, vòng quay vốn chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
Tuy nhiên, cũng như hệ số thanh toán nợ ngắn hạn, độ lớn của hệ số này cũng phụ thuộc vào lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của từng doanh nghiệp và kỳ hạn thanh toán của các khoản nợ phải thu, phải trả trong kỳ.
c. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành
Hệ số khả năng thanh toán hiện hành phản ánh mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán hiện hành thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động với nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải thanh
toán trong kỳ do đó doanh nghiệp phải dùng tài sản thực có của mình để thanh toán bằng cách chuyển đổi một bộ phận thành tiền. Do đó hệ số thanh toán hiện hành đƣợc xác định bởi công thức:
- Nếu hệ số khả năng thanh toán hiện hành = 2 là hợp lý nhất vì nhƣ thế doanh nghiệp sẽ duy trì đƣợc khả năng thanh toán ngắn hạn đồng thời duy trì đƣợc khả năng kinh doanh.
- Nếu hệ số khả năng thanh toán hiện hành > 2 thể hiện khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp dƣ thừa. Nếu hệ số khả năng thanh toán hiện hành > 2 quá nhiều chứng tỏ vốn lưu động của doanh nghiệp bị ứ đọng trong khi đó hiệu quả kinh doanh chƣa tốt.
- Nếu hệ số khả năng thanh toán hiện hành < 2 cho thấy khả năng thanh toán hiện hành chƣa cao. Nếu hệ số khả năng thanh toán hiện hành < 2 quá nhiều thì doanh nghiệp không thể thanh toán đƣợc hết các khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả, đồng thời uy tín đối với các chủ nợ giảm, tài sản để dự trữ kinh doanh kh ng đủ.
Như vậy, hệ số này duy trì ở mức độ cao hay thấp là phụ thuộc vào lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của từng doanh nghiệp và kỳ hạn thanh toán của các khoản nợ phải thu, phải trả trong kỳ.
d. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
Lãi vay phải trả là một khoản chi phí cố định, nguồn để trả lãi vay là lợi nhuận gộp sau khi đã trừ đi chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
So sánh giữa nguồn để trả lãi vay và lãi vay phải trả sẽ cho chúng ta biết doanh nghiệp đã sẵn sàng trả lãi vay tới mức độ nào. Hệ số này đo lường mức độ lợi nhuận có đƣợc do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi vay cho chủ nợ. Nói cách khác, hệ số thanh toán lãi vay cho chúng ta biết đƣợc số vốn đi vay đã đƣợc sử
dụng tốt tới mức nào và đem lại khoản lợi nhuận là bao nhiêu, có đủ bù đắp lãi vây phải trả hay không.