Hướng dẫn cụ thể

Một phần của tài liệu 20 đề văn ôn thi 10 (Trang 31 - 35)

Đề Hình thức, kĩ năng và nội dung kiến thức Điểm

a Các phương thức biểu đạt có trong văn bản là: tự sự, biểu cảm, miêu tả. 0.5 b.

Học sinh tự bộc lộ quan điểm của mình. Có thể là đồng tình với ý kiến của tác giả, “hành động của cậu lại khiến những người chứng kiến thích thú và xúc động” , bởi hành động đó thể hiện sự thấu hiểu tâm lý, tình cảm, cảm xúc của cậu sinh viên đối với những người sẽ đến ở nơi phòng của cậu khi nơi đây được chọn làm khu cách li tập trung; đồng thời thấy được niềm vui, sự nhiệt tình, chu đáo, sẵn sàng sẻ chia, giúp đỡ họ một cách rất hồn nhiên, vô tư của cậu sinh viên.

1,0

Học sinh có thể theo cách cảm nhận của mình đưa ra những quan điểm khác nhau. Đây là một hướng để tham khảo, đánh giá: Qua câu chuyện, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp là trong khó khăn, hoạn nạn, mọi người hãy thấu hiểu, đồng cảm, động viên nhau, sẵn sàng chia sẻ cho nhau cả vật chất lẫn tinh thần để cùng nhau vượt qua khó khăn, hoạn nạn.

0,5

Câu 2.

Nội dung Điể

m Nghị luận về sự đồng cảm và sẻ chia trong cuộc sống 3.0 a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận; đúng kiểu bài nghị luận

về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.

0.25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Suy nghĩ về ý nghĩa của sự đồng cảm

và sẻ chia trong cuộc sống.

0.25 c. Triển khai bài viết mạch lạc, tự nhiên, hợp lý, kết hợp lý lẽ và dẫn

chứng.

2.0 Có nhiều cách triển khai vấn đề. Đây là một hướng tham khảo để đánh

giá:

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Sự đồng cảm và sẻ chia trong cuộc sống.

0.25 - Giải thích: Giải thích đồng cảm và chia sẻ:

Đồng cảm và sẻ chia là đặt bản thân vào vị trí của người khác để thấu hiểu và cảm nhận được tâm lý, cảm xúc của họ. Từ đó, biết yêu thương, giúp đỡ, san sẻ với họ để vượt qua mọi khó khăn, gian khổ.

0.25

- Bàn bạc, làm sáng tỏ vấn đề:

+ Cuộc sống đầy những khó khăn, gian khổ nên cần lắm những tấm lòng đồng cảm, sẻ chia cả về vật chất (nhường cơm sẻ áo) và tinh thần (biết lắng nghe, mở lòng để thấu hiểu, động viên…). Biết đồng cảm và chia sẻ với nhau, cuộc sống sẽ giảm bớt những đau thương và xã hội sẽ tốt đẹp hơn. Dẫn chứng: các phong trào Tết cho người nghèo, Áo ấm cho học sinh nghèo, chung tay chống dịch COVID-19.

+ Đồng cảm, sẻ chia là những hành động đẹp, là biểu hiện mang tính nhân văn. Tuy nhiên, bên cạnh những tấm lòng đồng cảm, sẵn sàng sẻ chia vẫn còn có những con người vô cảm, dửng dưng trước nỗi đau và

0,5

mất mát của mọi người xung quanh, của cộng đồng. Đó là biểu hiện của lối sống ích kỉ.

- Liên hệ, mở rộng vấn đề:

+ Đề cao giá trị của đồng cảm và sẻ chia, cha ông ta có những lời khuyên như: “Lá lành đùm lá rách”; “Thương người như thể thương thân”; “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”; trong cuộc sống có các phong trào Tết vì người nghèo, Áo ấm cho em, Chung tay phòng chống dich COVID-19…

+ Lên án, phê phán căn bệnh vô cảm, lối sống ích kỷ, sống thiếu trách nhiệm với cộng đồng ở một số người.

0,25

- Bài học nhận thức và hành động:

+ Trong cuộc sống, đồng cảm và sẻ chia sẽ giúp con người có thêm sức mạnh để vượt qua những thử thách, những nghịch cảnh của cuộc đời. Biết đồng cảm và sẻ chia sẽ góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ.

+ Ai cũng có thể đồng cảm, sẻ chia với những người quanh mình với điều kiện và khả năng có thể của mình. Phải học cách đồng cảm, sẻ chia và phân biệt đồng cảm, sẻ chia với sự thương hại, ban ơn.

0.5

Khẳng định vấn đề nghị luận. 0.25

d. Sáng tạo: Khuyến khích những bài viết có cách diễn đạt độc đáo, có sự khám phá trong triển khai giải quyết vấn đề.

0.25 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ

nghĩa tiếng Việt.

0.25

Câu 3:

Đề Hình thức, kĩ năng và nội dung kiến thức Điểm

01

Cảm nhận ba khổ thơ đầu bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.

* Yêu cầu chung:

Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. Thể hiện được kĩ năng làm văn nghị luận về một đoạn thơ. Bài viết có bố cục mạch lạc, không mắc lỗi diễn đạt, cảm nhận tinh tế, biết dẫn và phân tích dẫn chứng thuyết phục.

* Yêu cầu cụ thể: Trên cơ sở những hiểu biết về Thanh Hải, bài thơ Mùa xuân nho nhỏ và đoạn trích, bài làm có thể triển khai theo nhiều cách, song cần phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau:

1. - Giới thiệu vấn đề nghị luận. 0.5

2.

2.1. Xác định vị trí và khái quát nội dung chính của đoạn: Đây chính là ba khổ thơ đầu của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, thể hiện những cảm xúc say mê của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên và mùa xuân đất nước.

0.5

2.2. Về nội dung:

- Khổ thơ đầu là những cảm nhận về mùa xuân thiên nhiên. Bức tranh thiên nhiên mùa xuân vừa tươi sáng vừa tràn đầy sức sống, bức tranh được vẽ bằng cả màu sắc và âm thanh. Đó là sông xanh, hoa tím; là tiếng chim lảnh lót, trong trẻo. Hình ảnh mùa xuân hiện lên trong cảm xúc thiết tha, trìu mến (ơi, hót chi mà…). Nhà thơ thể hiện sự trân trọng, nâng niu gìn giữ vẻ đẹp của mùa xuân qua tư thế: “Tôi đưa tay tôi hứng…”

- Khổ hai và khổ 3 là hình ảnh mùa xuân đất nước và cảm xúc say sưa phấn chấn của tác giả.

+ Nhà thơ cảm nhận về mùa xuân đất nước với hai hình ảnh “người cầm súng” và “người ra đồng” – biểu trưng cho hai nhiệm vụ chiến đấu và lao động xây dựng đất nước. Sức sống của mùa xuân sinh sôi lan tỏa trong những hình ảnh “lộc giắt đầy trên lưng” người ra trận và “trải dài” trên những cánh đồng. Cả dân tộc bước vào mùa xuân với khí thế khẩn trương, náo nhiệt. Mùa xuân gieo sức sống lên vạn vật, thiên nhiên đất trời hòa cùng không khí náo nức của mùa xuân đất nước: “Tất cả như hối hả/ Tất cả như xôn xao…”

+ Từ hình ảnh mùa xuân gần gũi, nhà thơ liên tưởng, suy tư về chiều sâu lịch sử của đất nước: sự “vất vả gian lao”, đến sức xuân dồi dào và khí thế “cứ đi lên phía trước” và vẻ đẹp vĩnh hằng của đất nước (đất nước như vì sao). Tâm hồn nhà thơ cũng hồ hởi, náo nức cùng mùa xuân thiên nhiên đất nước.

2.3. Về nghệ thuật, đoạn thơ có nhiều đặc sắc: nghệ thuật đảo ngữ (câu đầu), nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (từng giọt long lanh rơi), hình ảnh thơ mang nghĩa tả thực đan xen hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng (người cầm súng, người ra đồng, lộc, vì sao), ngôn ngữ giản dị mà tinh tế, thể thơ năm chữ với giọng thiết tha tâm tình,…

1.0

1.0

0.5

0.5

2.4. Đánh giá: Qua ba khổ thơ đầu, nhà thơ đã khắc họa thành công bức tranh xuân tươi đẹp, đồng thời thể hiện niềm yêu đời với những cảm xúc say mê, phấn chấn trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước vào xuân. Cảm xúc ấy sẽ thôi thúc khát vọng cống hiến được bộc lộ ở những khổ thơ kế tiếp.

(Có thể liên hệ hoàn cảnh sáng tác của bài thơ để đánh giá giá trị nội dung tư tưởng)

0.5

3. Khẳng định vấn đề nghị luận (đánh giá đóng góp của đoạn trích với tác phẩm,…) và bày tỏ ấn tượng sâu sắc về đoạn thơ.

0.5

02

Cảm nhận ba khổ thơ cuối bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.

* Yêu cầu chung:

Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. Thể hiện được kĩ năng làm văn nghị luận về một đoạn thơ. Bài viết có bố cục mạch lạc, không mắc lỗi diễn đạt, cảm nhận tinh tế, biết dẫn và phân tích dẫn chứng thuyết phục.

* Yêu cầu cụ thể: Trên cơ sở những hiểu biết về Thanh Hải, bài thơ Mùa

xuân nho nhỏ và đoạn trích, bài làm có thể triển khai theo nhiều cách, song cần phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau:

1. Giới thiệu vấn đề nghị luận. 0.5

2. 2.1. Xác định vị trí và khái quát nội dung chính của đoạn: Đây chính là ba khổ thơ cuối của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ. Tiếp nối cảm xúc say mê ở ba khổ thơ đầu, nhà thơ bày tỏ ước nguyện được dâng hiến cho đất nước, cho cuộc đời.

0.5

2.2. Về nội dung:

- Khổ thơ thứ tư thể hiện khát vọng hòa nhập trọn vẹn cuộc đời mình vào mùa xuân thiên nhiên, đất nước. Nhà thơ đã sử dụng đại từ “ta” (đại từ

tôi” ở khổ đầu đã chuyển thành “ta”) để cho thấy mạch vận động của cảm xúc. Tâm nguyện của tác giả được gửi gắm chân thành qua những hình ảnh thơ tự nhiên, giản dị. Niềm mong ước sống có ích là một lẽ tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót cho mùa xuân thêm tưng bừng rộn rã;

như đóa hoa góp vào vẻ đẹp của mùa xuân sắc hương. Mùa xuân đất nước như bản hòa ca, Thanh Hải muốn làm một “nốt trầm xao xuyến”, không cao giọng nhưng rung động tâm hồn.

- Khổ thơ thứ năm nâng khát vọng ấy thành lý tưởng dâng hiến cho quê hương, cho dân tộc. Sự láy lại các hình ảnh con chim, cành hoa, nốt trầm ở khổ thơ đầu làm nên hình dung của một “mùa xuân nho nhỏ” với ý nghĩa mới. “Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tạo độc đáo của nhà thơ. Hình ảnh ấy mang vẻ đẹp bình dị, khiêm nhường, thể hiện tâm niệm chân thành, tha thiết của nhà thơ: dù là nhỏ bé, muốn “lặng lẽ dâng cho đời” những gì tinh túy nhất. Và tâm niệm ấy chính là lẽ sống bền bỉ, trọn vẹn và cao đẹp của nhà thơ suốt cả cuộc đời: “Dù là tuổi hai mươi/ Dù là khi tóc bạc”. Lẽ sống ấy như đánh thức, như nhắn nhủ: mỗi người hãy là một “mùa xuân nho nhỏ” để làm nên mùa xuân lớn của đất nước.

- Kết thúc bài thơ, tác giả trở về với điệu dân ca xứ Huế - những giai điệu buồn thương, trìu mến. Giai điệu ấy khiến cho những ước nguyện chân thành của nhà thơ càng thêm thiết tha, quyến luyến, lắng đọng nghĩa tình:

Nước non ngàn dặm mình/ Nước non ngàn dặm tình…”.

2.3. Về nghệ thuật, đoạn thơ có nhiều đặc sắc: chuyển đổi đại từ hợp lý và tinh tế (“tôi” thành “ta”); nghệ thuật điệp ngữ (ta làm, dù là); láy lại các hình ảnh ở đầu bài thơ để tạo nên ý nghĩa mới và kết cấu chặt chẽ; sáng tạo hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng; ngôn ngữ giản dị mà tinh tế; thể thơ năm chữ với giọng thiết tha tâm tình,…

1.0

1.0

0.5

0.5

2.4. Đánh giá: Qua ba khổ thơ, nhà thơ đã thể hiện thành công khát vọng được góp “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của cuộc đời, của đất nước cũng như thể hiện cảm động tiếng lòng yêu đời sâu sắc. Cùng với ba khổ thơ đầu, chủ đề tác phẩm được chuyển tải trọn vẹn.

(Có thể liên hệ hoàn cảnh sáng tác để đánh giá giá trị nội dung tư tưởng)

0.5

3. Khẳng định vấn đề nghị luận (đánh giá đóng góp của đoạn trích với tác phẩm,…) và bày tỏ ấn tượng sâu sắc về đoạn thơ.

0.5 Lưu ý:

- Những bài viết còn ở dạng chung chung, hoặc triển khai còn lan man, sơ sài, điểm tối đa không quá điểm trung bình trên mỗi câu.

- Chỉ cho điểm tối đa cho những bài viết đạt yêu cầu cả kiến thức và kĩ năng.

---- HẾT ----

ĐỀ 10 PHẦN I: ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm)

Cho đoạn văn sau :

…“Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng”…

( SGK Ngữ văn 9, tập 2)

Câu 1(1.0điểm): Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác.

Câu 2(0,5điểm):Đoạn truyện được kể theo ngôi kể nào ? Người k là ai ?

Câu 3( 0,5điểm): Xác định và chỉ rõ phép liên kết ở hai câu in đậm trong đoạn trích ?

Câu 4( 1,0điểm):Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật được thể hiện qua đoạn văn trên.

Một phần của tài liệu 20 đề văn ôn thi 10 (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w