PHẦN II: TẬP LÀM VĂN(7,0 điểm)
B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về câu nói sau: “Người bi quan thấy khó khăn trong từng cơ hội, người lạc quan thấy cơ hội trong từng khó khăn”.
Câu 2 (5 điểm)
Cảm nhận của em về hai khổ thơ sau trong bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương:
“Con ở miền nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”...
(Viễn Phương, Viếng lăng Bác, Ngữ văn 9, tập 2) HƯỚNG DẪN CHẤM
Câ u
Yêu cầu cần đạt Điểm
I. PHẦN ĐỌC - HIỂU
1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0.5
2 Nội dung chính của đoạn trích: Ý nghĩa của tư duy tích cực, lạc quan
trong cuộc sống 0.5
3
- Từ cháy trong câu cuối cùng của ngữ liệu trên nên hiểu: thái độ sống nhiệt huyết, cống hiến hết mình, tận hiến cho cuộc sống, cho cộng đồng.
- Từ cháy là từ nhiều nghĩa, được chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ.
0.5
0.5
4
Có thể hướng đến các thông điệp sau:
+ Cần có thái độ sống lạc quan, luôn nhìn vào mặt tích cực của vấn đề trong mọi tình huống.
+ Nên bỏ qua những lỗi lầm của người khác để trước hết cho chính mình được thoải mái, nhẹ nhàng; cho cuộc sống thanh thản hơn.
+ Hãy tạo cho cuộc sống mình nhiều niềm vui để sống cuộc đời có chất lượng, ý nghĩa...
1.0
II PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN 7.0
1 a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn văn theo hướng sau:
* Giải thích ngắn gọn ý kiến: Ý kiến trên đã khẳng định sự khác nhau cơ bản giữa người bi quan và lạc quan chính là ở thái độ khi đối diện với khó khăn và khả năng nắm bắt cơ hội.
* Bàn luận:
- Sống bi quan sẽ chẳng khác nào tự bản thân đang vùi dập cuộc đời mình, tự tước mất cơ hội có được cuộc sống dễ chịu; chỉ còn biết phó mặc tất cả cho số phận, e ngại, nhát sợ hoàn cảnh, thậm chí còn chối
0.25 0.25 1.0
0.25 0.5
bỏ những cơ hội. Ngược lại, người lạc quan luôn cố gắng tìm kiếm những khía cạnh tốt đẹp của hoàn cảnh, nghĩ đến những kết quả lâu dài, những gì tốt nhất trong khả năng có thể làm được từ đó mở ra nhiều cơ hội để thành công.
- Sống lạc quan sẽ giúp ta thúc đẩy, động viên bản thân làm việc hiệu quả hơn, gặt hái được thành quả trong công việc và mang lại niềm hạnh phúc trong cuộc sống. Tuy vậy, chúng ta không nên đánh giá không đúng mức khó khăn và khả năng bản thân sẽ dẫn đến sai lầm, thất bại. Đồng thời, người lạc quan nên truyền sự lạc quan của mình cho những người còn bi quan, từ đó chúng ta sẽ cảm nhận được nhiều niềm vui trong cuộc sống bằng cách làm cho người khác được hạnh phúc.
* Bài học nhận thức và hành động:
d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
0.25
0.25 0.25
2
a. Đảm bảo thể thức của một bài văn b. Xác định đúng vấn đề nghị luận:
c. Triển khai thành các luận điểm: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết bài theo các định hướng sau:
*Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn thơ.
- Giới thiệu khái quát về nhà thơ Viễn Phương và bài thơ “Viếng lăng Bác” .
- Nêu khái quát nội dung đoạn thơ: Hai khổ thơ trên đã góp phần ngợi ca công sức của Bác cùng niềm tôn kính, yêu thương, khâm phục, tự hào của nhà thơ đối với vị cha già dân tộc.
*Cảm nhận hai khổ thơ:
Luận điểm 1: Cảm xúc của nhà thơ khi lần đầu đến viếng lăng Bác.
+ Con và Bác là cách xưng hô ngọt ngào thân thương rất Nam Bộ. Nó thể hiện sự gần gũi, kính yêu đối với Bác.
+ Nhà thơ đã cố tình thay từ viếng bằng từ thăm để giảm nhẹ nỗi đau thương mà vẫn không che giấu được nỗi xúc động của cảnh từ biệt sinh li.
+ Hình ảnh đầu tiên mà tác giả thấy được và là một dấu ấn đậm nét là hàng tre quanh lăng Bác: Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát.
+ “Xanh xanh Việt Nam”: Màu xanh dịu hiền, tươi mát như tâm hồn, tính cách người Việt Nam. Đến lăng Bác, nhà thơ lại gặp một hình ảnh hết sức thân thuộc của làng quê đất Việt: là cây tre. Cây tre đã trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam.
+ Bão táp mưa sa là một thành ngữ mang tính ẩn dụ để chỉ sự khó khăn gian khổ. Nhưng dù khó khăn gian khổ đến mấy cây tre vẫn đứng thẳng hàng. Đây là một ẩn dụ mang tính khẳng định tinh thần
0.25 0.25 4.0 0.5 1.5
1.5
0.5
hiên ngang, bất khuất, sức sống bền bỉ của dân tộc.
Luận điểm 2. Cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác.
+ Suy ngẫm về mặt trời của thời gian: mặt trời vẫn tỏa sáng trên lăng, vẫn tuần hoàn tự nhiên và vĩnh cửu.
+ Từ mặt trời của tự nhiên liên tưởng và ví Bác cũng là một mặt trời, mặt trời cách mạng đem lại ánh sáng cho cuộc đời, hạnh phúc cho nhân dân. Mặt trời trong lăng là một ẩn dụ đẹp, giàu ý nghĩa biểu tượng nhằm ca ngợi và khẳng định sự bất tử, vĩnh hằng của Bác.
+ Nhân dân rất đỗi tiếc thương Bác. Dòng người viếng lăng Bác kéo dài không dứt và những tình cảm đó được kết lại thành những tràng hoa để dâng Bác.
+ Tràng hoa là hình ảnh ẩn dụ những người con từ khắp miền đất nước về đây viếng Bác giống như những bông hoa trong vườn Bác được Bác ươm trồng, chăm sóc nay nở rộ ngát hương về đây tụ hội kính dâng lên Bác.
*Đánh giá chung:
Bằng những cảm xúc dâng trào, cách diễn đạt chân thật, tha thiết với các hình ảnh ẩn dụ đẹp đẽ, bài thơ “Viếng lăng Bác” nói chung các khổ thơ trên nói riêng là tình cảm yêu thương, thành kính của nhà thơ, cũng là của đồng bào cả nước đối với Bác. Hình ảnh thơ có nhiều sáng tạo, kết hợp hình ảnh thực với hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng.
Những hình ảnh ẩn dụ- biểu tượng vừa quen thuộc, vừa gần gũi với hình ảnh thực, vừa sâu sắc, có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm, tạo nên niềm đồng cảm sâu sắc trong lòng người đọc.
d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận..
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
0.25 0.25
* Lưu ý: Hướng dẫn chấm trên có tính mở, giáo viên trong quá trình chấm cần vận dụng linh hoạt. Trân trọng những bài viết trình bày sạch, đẹp; diễn đạt trong sáng; lập luận chặt chẽ có sức thuyết phục.
ĐỀ 20 Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi
"...Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào:
- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.
Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất."
( Trích Ngữ văn 9 - Tập 1, NXBGD Việt Nam - 2014, trang 48 ) Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Do tác giả nào sáng tác? (0,5 điểm)
Câu 2: Xác định từ ngữ xưng hô trong đoạn văn. Việc sử dụng từ ngữ xưng hô đó nhằm thể hiện điều gì? (1,0 điểm)
Câu 3: Lời thoại trong đoạn văn trên là lời của ai nói với ai? Theo em lời thoại đó gợi cho ta hiểu điều gì về tâm hồn của nhân vật? (1,5 điểm)
Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1 ( 2,0 điểm)
“Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác ( phương châm lịch sự )."
Từ những suy nghĩ của mình, em hãy viết một đoạn văn chia sẻ với mọi người về giá trị của phương châm hội thoại trên trong cuộc sống.
Câu 2 ( 5,0 điểm)
Cảm hứng nhân văn của Nguyễn Du trong đoạn thơ sau :
"Vân xem trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
Kiều càng sắc sảo mặn mà, So bề tài sắc lại là phần hơn:
Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước, nghiêng thành, Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai.
Thông minh vốn sẵn tính trời, Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm, Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.
Khúc nhà tay lựa nên chương, Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân."
(Trích "Chị em Thuý Kiều" - Ngữ văn 9 Tập 1, Nhà XBGD Việt Nam, trang 81)
………..Hết………
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Câu Nội dung Điểm
Câu 1 - Tác phẩm : Chuyện người con gái Nam Xương - Tác giả: Nguyễn Dữ
0,25 0,25 Câu 2 - Từ xưng hô : "Thiếp”–“chàng” ( Nếu HS xác định thừa từ 02 từ trở
lên thì chỉ được tính 0,25 điểm )
- Nhằm : Tạo nên tính cổ xưa cho văn bản, thể hiện thái độ tình cảm thân thiết, chân thành của người nói (hoặc sự thuỳ mị của người nói )
0,5 0,5
Câu 3 - Lời thoại là lời của Vũ Nương nói với Trương Sinh
- Suy nghĩ về nhân vật Vũ Nương: ( viết thành đoạn văn ngắn)
+ Nàng Vũ là người sống nặng nghĩa nặng tình, luôn biết ơn người giúp đỡ mình, sống có trước có sau
+ Nàng trọng danh dự, trở về trên bến sông thoả tâm nguyện được giải oan
+ Nàng có tấm lòng vị tha, nhân hậu ( bao dung, độ lượng )
+ Ẩn trong đó là nỗi niềm xót xa : khao khát hạnh phúc nơi trần thế ( nặng tình dương thế) nhưng vĩnh viễn không bao giờ có được ( sự thật thì vẫn mãi mãi cách xa)
( Nếu HS gạch ý không viết thành đoạn văn trừ 0,25 đ )
0,5 1,0
Phần II. Làm văn Câu 1 ( 2,0 điểm)
* Về kỹ năng
- Biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội
-Trình bày rõ ràng; lập luận chặt chẽ, mạch lạc; dẫn chứng phù hợp; không mắc lỗi về: chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
* Về kiến thức
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản
Nội dung Điể
m
- Giới thiệu được vấn đề nghị luận. 0,25
- Giải thích:
+ Tế nhị và tôn trọng : khéo léo (nhã nhặn),đối xử đúng mực với người khác trong giao tiếp
0,25 - Tế nhị và tôn trọng người khác:
+ là những phẩm chất quan trọng, cần thiết của con người trong cuộc sống để thể hiện văn hóa giao tiếp, hoàn thiện nhân cách
0,25 + Làm cho mối quan hệ tốt đẹp trong cuộc sống : tạo sự hài hòa, vui
vẻ; nhận lại được sự tôn trọng của người khác dành cho mình; đạt được những kết quả tốt đẹp, tạo nên sự thành công của bản thân mỗi người....
+ Nếu không biết tế nhị và tôn trọng người khác trong giao tiếp có thể ảnh hưởng xấu tới bản thân và mối quan hệ giữ mọi người trong xã hội: thất bại trong cuộc sống thậm chí dẫn đến những bi kịch đau đớn khiến chúng ta phải day dứt suốt đời.
( lấy một số dẫn chứng minh họa chung cho những ý trên) .
0,5
0,25 0,25
- Bài học: Cần rèn luyện hành vi ứng xử, hoàn thiện nhân cách ...
Đảm bảo sự tế nhị và biết tôn trọng người khác để đạt được hiệu quả trong giao tiếp.
0.25
Chú ý: Nếu bài làm của học sinh đưa ra ý kiến khác nhưng phân tích, lý giải hợp lý, thuyết phục vẫn cho đủ điểm.
Câu 2 ( 5,0 điểm)
* Về kĩ năng:
- Viết đúng kiểu bài cảm nghĩ về tác phẩm văn học.
- Văn viết trong sáng, giàu cảm xúc.
- Cảm nhận chính xác, hợp lí, thuyết phục
- Bố cục chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, trình bày logic, ít lỗi câu, từ, chính tả. Bài viết cũng cần thể hiện kĩ năng cảm thụ và phân tích một đoạn thơ để nói lên cảm nhận của mình về đoạn thơ ấy
* Về kiến thức:
Nội dung Điểm
* Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, văn bản, đoạn thơ.
- Nêu vấn đề: Đoạn thơ gợi tả vẻ đẹp của Thuý Vân và Thuý Kiều . Thể hiện rõ nét cảm hứng nhân văn của nhà thơ.
0,25
* Thân bài
1. Giải thích : Cảm hứng nhân văn: cảm hứng trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp, tài năng của con người, yêu thương, lo lắng cho số phận con người.
0,25 2. Biểu hiện, cảm hứng nhân văn của Nguyễn Du
2.1.Trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp nhan sắc của con người.
* Vẻ đẹp củaThúy Vân ( 4 câu đầu) :
+ "Trang trọng khác vời" : Lời giới thiệu và nhận xét vẻ đẹp cao sang, quí phái, khác thường, ít người sánh được
+ "Khuôn trăng, nét ngài, hoa cười, ngọc thốt, mây thua tóc, tuyết nhường da " : Miêu tả chi tiết, cụ thể: khuôn mặt, đôi mày,mái tóc, làn da, nụ cười, giọng nói
- Hình ảnh : ước lệ tượng trưng, nghệ thuật ẩn dụ , kết hợp đối, liệt kê
=> Gợi ra vẻ đẹp đầy sức sống nhưng phúc hậu, đoan trang, đầy đặn trong sự hòa hợp với thiên nhiên
* Vẻ đẹp của Thuý Kiều : Có vẻ đẹp sắc sảo tinh anh của trí tuệ, mặn mà, đằm thắm của tâm hồn
+ Làn thu thuỷ , nét xuân sơn: đôi mắt trong sáng, long lanh như nước mùa thu, đôi mày thanh tú trẻ trung như nét núi mùa xuân. Vẻ đẹp mang chiều sâu tâm hồn, tình cảm và trí tuệ của con người ( Đôi mắt thể hiện nét tinh anh của trí tuệ và tâm hồn ).
+Hoa ghen- liễu hờn : vẻ đẹp tươi thắm , thiên nhiên kém tươi xanh trước vẻ đẹp của nàng
+ Nghiêng nước nghiêng thành: vẻ đẹp say đắm lòng người + Sắc đành đòi một : đỉnh cao của sắc đẹp, không ai bằng
=> Bút pháp nghệ thuật cổ điển với hình ảnh ước lệ tượng trưng qua các hình ảnh ẩn dụ, kết hợp điển cố, tiểu đối, từ gợi tả . Nguyễn Du miêu tả khái quát mà không đi vào miêu tả chi tiết, nhà thơ chọn cách đặc tả ....
- Gợi ra vẻ đẹp của Kiều: Kiều diễm, lỗng lẫy, sắc sảo mặn mà, hấp dẫn cuốn hút trẻ trung đầy sức sống, rung động lòng người vượt trội thiên nhiên. Kiều đẹp toàn vẹn, cả về hình thể lẫn tâm hồn, không có cái đẹp nào sánh kịp.
1,0
1,0
2.2 Trân trọng, ngợi ca tài năng của con người.
- Thuý Kiều tư chất thông minh thiên bẩm
+ "Thông minh vốn sẵn tính trời./ Pha nghề: thi hoạ, ca ngâm": Tài năng thiên bẩm, đa tài " đàn,ca, thơ, vẽ ... "
0,75
+ " làu bậc ngũ âm, nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương": thông hiểu âm luật, lại có tài đàn nổi bật nhất
+ "thiên Bạc mệnh - não nhân ". Đó là bản nhạc hay là tiếng lòng của trái tim đa sầu, đa cảm nghe não nề lòng người.
=> Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp của cả sắc - tài - tình. Đúng là một giai nhân tuyệt thế, tài hoa trí tuệ mà đa sầu đa cảm.
2.3Yêu thương, quan tâm, dự cảm, lo lắng cho tương lai, số phận con người.
- Thúy Vân có vẻ đẹp trang trọng, phúc hậu, quý phái khiến “mây thua”,
“tuyết nhường” dự báo trước một cuộc đời yên ổn, vinh hoa phú quý.
- Thúy Kiều có vẻ đẹp “sắc sảo mặn mà” khiến thiên nhiên phải ghen ghét, đố kị dự báo về một cuộc đời gặp nhiều trắc trở của nàng. Tài hoa nhan sắc vào bậc nhất , thiên nhiên phải hờn ghen ắt sẽ đố kị, trả thù, lại thêm tài năng “vốn sẵn tính trời, lầu bậc đủ mùi” và tâm hồn đa sầu đa cảm như chính nàng dự báo “ thiên bạc mệnh”.Từ giọng điệu, hình tượng thơ đều phảng phất một tình thương, sự lo lắng, quan tâm cho số phận nàng Kiều và gợi nên dự cảm về một kiếp đời bạc mệnh, trắc trở, truân chuyên, éo le…
0,25 0,5
4. Đánh giá :
- Nguyễn Du thành công với nghệ thuật tả người đạt bậc thầy :
+ Tả người với bút pháp nghệ thuật cổ điển, lí tưởng hoá nhân vật chính diện thông qua các hình ảnh ước lệ tượng trưng , kết hợp điển cố (thành ngữ ) với từ ngữ gợi tả cùng các phép ẩn dụ, so sánh, tiểu đối, liệt kê....
Nghiêng về nghệ thuật gợi, tác động tới người đọc thông qua sự liên tưởng tưởng tượng chứ không miêu tả đường nét, hình dáng cụ thể.
- Qua đó thể hiện niềm yêu thương, trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của con người đồng thời cũng dự cảm về kiếp người "tài hoa bạc mệnh". Nhưng cảm hứng ngợi ca vẫn bao trùm tạo nên một nét tươi sáng cho cảm hứng nhân văn của Nguyễn Du, làm vơi đi nỗi ám ảnh về triết lí “Tài hoa bạc mệnh” .
0,75
* Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị và cảm hứng nhân đạo của đoạn thơ nói riêng, đoạn trích và Truyện Kiều nói chung
- Suy nghĩ, liên hệ
0,25