Hướng dẫn chi tiết

Một phần của tài liệu 20 đề văn ôn thi 10 (Trang 65 - 69)

PHẦN II: TẬP LÀM VĂN(7,0 điểm)

B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ

II. Hướng dẫn chi tiết

Phần/Câu Đáp án Điể

m

Phần I (3.0 điểm)

Câu 1 Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm 0.5 Câu 2 Liên quan đến phương châm hội thoại: về chất 0.5 Câu 3

Trong cuộc sống không nên chê bai, trách móc cay nghiệt

người khác sẽ gây tổn thương cho họ.

1.0

Câu 4

Học sinh trình bày đảm bảo các ý sau:

- Trong cuộc sống, chúng ta cần phải biết học cách cảm thông đối với điểm yếu, điểm hạn chế của người khác. Cảm thông với cuộc sống, tính cách của mọi người trong gia đình, bạn bè,... sẽ giúp bạn có một cuộc sống dung hòa xung quanh. Sự cảm thông - bí quyết nuôi dưỡng hạnh phúc gia đình.

- Văn bản “Miếng bánh mì cháy” là bài học về sự cảm thông giữa con người với con người…

0.75

0.25

Phần II (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

a. Yêu cầu về kĩ năng:

- Học sinh biết vận dụng các kĩ năng nghị luận để viết một đoạn văn nghị luận xã hội đúng và trúng yêu cầu

0,25

của đề bài.

- Lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, văn viết có cảm xúc, biết vận dụng linh hoạt các thao tác nghị luận, không mắc các loại lỗi.

b. Yêu cầu về nội dungkiến thức:

Học sinh có những cách diễn đạt khác nhau, song cần đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau:

*Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Sức mạnh của tình yêu thương

*Triển khai vấn đề cần nghị luận:

HS lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng để triển khai vấn đề cần nghị luận. Có thể viết đoạn văn theo định hướng sau:

- Giải thích:

Tình yêu thương là tình cảm gắn bó, sẻ chia, giúp đỡ giữa con người với con người.

=> Tình yêu thương có sức mạnh to lớn trong cuộc đời mỗi con người.

- Biểu hiện:

Tình yêu thương xuất phát từ trái tim, tấm lòng nhân hậu, vị tha, sẵn sàng cho đi một cách tự nguyện, không toan tính. Tình yêu thương đôi khi chỉ là những cử chỉ, hành động hết sức nhỏ bé: một cái ôm, một lời động viên, một ánh nhìn trìu mến,…

- Ý nghĩa của tình yêu thương đối với con người:

+ Sưởi ấm tâm hồn những con người cô đơn, đau khổ, bất hạnh, truyền cho họ sức mạnh, nghị lực để vượt lên hoàn cảnh.

+ Tạo sức mạnh cảm hoá kì diệu đối với những người “lầm đường lạc lối”; mang lại niềm hạnh phúc, niềm tin và cơ hội để có cuộc sống tốt đẹp hơn... Là cơ sở xây dựng một xã hội tốt đẹp, có văn hóa...

- Bàn luận, mở rộng:

+ Tình yêu thương không chỉ bó hẹp là tình yêu giữa những người ruột thịt, tình yêu nam nữ mà còn là tình bạn bè, tình thầy trò, tình đồng chí, đồng bào…

Những người được sống trong tình yêu thương là những người may mắn hạnh phúc.

+ Phê phán những kẻ vô tâm, thờ ơ trước nỗi đau, sự bất hạnh của người khác; những kẻ ích kỉ, chỉ biết lo cho cuộc sống của bản thân mình mà không quan tâm đến bất cứ ai...

- Bài học nhận thức và hành động:

+ Tình yêu thương có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống. Chúng ta hãy nâng niu hạnh phúc gia

0,25 0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

đình; hãy sống yêu thương, biết sẻ chia, đồng cảm với những cảnh ngộ trong cuộc đời.

+ Tình yêu thương của học sinh trước hết là sự quan tâm, đỡ đần cha mẹ, thân ái với bạn bè...

Câu 2 (5.0 điểm)

a. Yêu cầu về kĩ năng:

- HS biết tạo lập một văn bản nghị luận về đoạn trích truyện theo bố cục; bám sát văn bản để cảm nhận, đánh giá, tổng hợp vấn đề; chữ viết sạch đẹp; không mắc các loại lỗi; văn viết có cảm xúc, thể hiện được sự sáng tạo trong diễn đạt.

0,25

b. Yêu cầu về nội dung kiến thức:

Học sinh có thể có nhiều cách trình bày khác nhau, nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau:

*Giới thiệu vấn đề:

Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm và nêu khái quát nội dung đoạn trích:

- Lê Minh Khuê là một cây bút nữ chuyên viết truyện ngắn. Trong những năm chiến tranh, hầu hết các tác phẩm của Lê Minh Khuê tập trung khám phá, ca ngợi vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại. Truyện Những ngôi sao xa xôi được viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt.

- Thông qua khung cảnh và diễn biến tâm trạng của nhân vật Phương Định trong một lần phá bom, đoạn trích đã thể hiện được vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật.

0,25

0,25

*Giải quyết vấn đề:

- Giới thiệu khái quát về nhân vật: Phương Định là một trong ba cô gái ở tổ trinh sát mặt đường, làm nhiệm vụ phá bom mìn trên một cao điểm thuộc tuyến đường Trường Sơn.

- Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Phương Định trong một lần phá bom:

Rời ghế nhà trường phổ thông, Phương Định xung phong ra mặt trận, nguyện dâng hiến cả tuổi thanh xuân cho đất nước. Cuộc sống nơi chiến trường luôn đối mặt với thử thách, nguy hiểm và cái chết đã tôi luyện ở Phương Định lòng quả cảm, không sợ hi sinh. Tâm lí Phương Định trong một lần phá bom được miêu tả rất cụ thể, tinh tế đến từng cảm giác, ý nghĩ dù chỉ thoáng qua trong giây lát.

+ Lúc đến gần quả bom:

- Khung cảnh ẩn chứa sự nguy hiểm “vắng lặng đến phát sợ”, cây xơ xác, đất nóng, khói đen vật vờ khiến cô thấy hồi hộp, căng thẳng “thần kinh căng như chão”.

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

- Khi nghĩ đến ánh mắt của những chiến sĩ đang dõi theo từng cử chỉ của mình Phương Định không thấy sợ nữa, cô quyết định đi thẳng thay vì đi khom lưng:

“Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa, tôi sẽ không đi khom.”

=> Lòng dũng cảm của cô được kích thích bởi sự tự trọng khiến cô bình tĩnh và can đảm.

+ Lúc đặt mìn, phá bom:

Ở bên cạnh quả bom, kề sát với cái chết im lìm và bất ngờ, từng cảm giác của cô như cũng trở nên sắc nhọn hơn để bình tĩnh, quyết đoán khi thực hiện các thao tác phá bom:“Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm chậm quá. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng.

Một dấu hiệu chẳng lành”.

+ Lúc chờ bom nổ và chứng kiến cảnh bom nổ:

- Toàn bộ tâm trí hướng vào quả bom, Phương Định hồi hộp đến mức tim đập không rõ.

- Cảm giác căng thẳng, lo lắng khi nhìn kim đồng hồ chạy một cách bình tĩnh, “phớt lờ mọi biến động chung”, khi thấy “lửa đang chui bên trong cái dây mìn”. Đây là cảm giác quen thuộc bởi công việc nguy hiểm này diễn ra hàng ngày: “Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá đến năm lần. Ngày nào ít, 3 lần”.

- Lúc này Phương Định có nghĩ tới cái chết nhưng nó chỉ là một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Bởi cái chính là: “Liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai”.

- Kết quả: Quả bom nổ khiến cô váng óc, ngực nhói, mắt cay, buồn nôn.

=> Phương Định hiện lên là một người có tinh thần trách nhiệm cao, rất gan góc và kiên cường.

+ Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả đạt đến độ tinh tế. Điểm nhìn trần thuật đặt ở nhân vật chính - nhân vật Phương Định - làm cho tác phẩm có giọng điệu, ngôn ngữ tự nhiên gần với khẩu ngữ, trẻ trung, nữ tính...

- Bình luận, mở rộng:

+ Phương Định - một hình tượng đẹp, có ý nghĩa tiêu biểu cho thanh niên Việt Nam trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Cùng với những hình tượng nghệ thuật khác như hình tượng anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa, người chiến sĩ lái xe trong Bài thơ về

0,5

0,25 0,25

0,25

0,25 0,25 0,25

0,25

0,25

tiểu đội xe không kính… thì nhân vật Phương Định đã góp phần phong phú hóa hình tượng cao đẹp của con người Việt Nam trong chiến đấu.

+ Liên hệ bản thân: Biết trân trọng đức hi sinh của những người chiến sĩ; ý thức sống xứng đáng với những gì đang được hưởng, sống yêu thương hơn, nhân ái hơn.

*Kết thúc vấn đề:

Tác giả Lê Minh Khuê đã thành công trong việc thể hiện vẻ đẹp của tâm hồn nhân vật Phương Định - tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ...

0,5

*Lưu ý: Căn cứ vào khung điểm và thực tế bài làm của học sinh, giám khảo linh hoạt cho điểm sát với từng phần, đảm bảo đánh giá đúng trình độ của học sinh, không đếm ý cho điểm. Thưởng điểm cho những bài làm có sự sáng tạo, rút ra bài học sâu sắc.

...Hết...

Một phần của tài liệu 20 đề văn ôn thi 10 (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w