Yêu cầu cụ thể

Một phần của tài liệu 20 đề văn ôn thi 10 (Trang 43 - 51)

PHẦN II: TẬP LÀM VĂN(7,0 điểm)

B. YÊU CẦU CỤ THỂ

2. Yêu cầu cụ thể

a. Hình thức trình bày: đảm bảo thể thức của một bài văn, trình bày sạch sẽ, rõ ràng, không mắc diễn đạt.

b. Xác định đúng vấn đề: Cảm nhận về đoạn thơ trong bài Bếp lửa, Bằng Việt..

c. Phần nội dung

Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau:

1. Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm. Khái quát cảm nhận về đoạn thơ

-Mức rất đạt: đáp ứng được yêu cầu (0,5đ)

- Mức đạt : HS biết cách giới thiệu, dẫn dắt nhưng chưa hay, còn mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ...(0,25đ)

- Mức chưa đạt: lạc đề, mở bài không đật yêu cầu, không có ý này.

0.5 điểm

2. Thân bài:

* Khái quát, cảm nhận chung

- Mức rất đạt: đáp ứng được yêu cầu, biết vận dụng kiến thức đọc hiểu cho bài văn nghị luận; biết mở rộng, liên hệ. (0,25đ)

- Mức đạt: HS năm được phương pháp làm văn nghị luận nhưng chưa có sự sáng tạo, còn sơ sài, mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ...

(dưới 0,25đ)

- Mức không đạt: lạc đề, không đạt yêu cầu, sai cơ bản về kiến thức.

a.Suy ngẫm về bà và bếp lửa (3,0 đ).

* Suy ngẫm về bếp lửa (1,0 đ)

–Điệp từ “ Một ngọn lửa”: Bếp lửa thay bằng ngọn lửa, chính là sự chuyển biến rong nhận thức của tác giả. Cái bếp lửa mà bà nhen sớm sớm chiều chiều” không phải chỉ bằng nhiên liệu bên ngoài mà đã sáng bừng lên thành ngọn lửa bất diệt, ngọn lửa của tình yêu thương “luôn ủ sẵn” trong lòng bà, ngọn lửa của niềm tin vô cùng “dai dẳng”, bền bỉ và bất diệt. Bởi vậy, từ “bếp lửa” bài thơ đã gợi đến “ngọn lửa”, với ý nghĩa trừu tượng khái quát:

“Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”

> Ngọn lửa là những kỉ niệm lòng, niêm tìn thiêng liêng kì diệu nâng bước cháu trên suốt chặng đường dài. Ngọn lửa là sức sống, lòng yêu thương, niềm tin mà bà truyền cho cháu.

- Từ bếp lửa bình dị, quen thuộc, người cháu nhận ra bao điều “Ôi kì lạ và thiêng liêng – Bếp lửa”. Hs phân tích đặc sắc về hình thức và nội dung câu thơ trên.

4,0điể m

.- Mức rất đạt: đáp ứng được yêu cầu, biết vận dụng kiến thức đọc hiểu cho bài văn nghị luận; biết mở rộng, liên hệ. (1,0đ)

- Mức đạt: HS năm được phương pháp làm văn nghị luận nhưng chưa có sự sáng tạo, còn sơ sài, mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ...

(dưới 1,0đ)

- Mức không đạt: lạc đề, không đạt yêu cầu, sai cơ bản về kiến thức.

* Suy ngẫm về bà (2,0đ)

- Về cuộc đời bà: đảo ngữ, từ láy “ lận đận”, Ẩn dụ “ nắng mưa’’>Bà cần mẫn lo toan, chịu thương chịu khó..( 0,75 đ)

- Về công việc nhóm lửa: (1,0 đ)

+ Điệp từ “nhóm” được nhắc đi nhắc lại 4 lần trong 4 câu thơ đan kết với những chi tiết rất thực…HS phân tích ý nghĩa của từng trường hợp.

> Khái quát cảm nhận về bà. Tình cảm cháu dành cho bà (0,25đ) - Mức rất đạt: đáp ứng được yêu cầu, biết vận dụng kiến thức đọc hiểu cho bài văn nghị luận; biết mở rộng, liên hệ. (2,0đ)

- Mức đạt: HS năm được phương pháp làm văn nghị luận nhưng chưa có sự sáng tạo, còn sơ sài, mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ...

(dưới 2,0đ)

- Mức không đạt: lạc đề, không đạt yêu cầu, sai cơ bản về kiến thức.

b.Đánh giá khái quát về đoạn thơ, liên hệ. ( NT, ND)

- Mức rất đạt: đáp ứng được yêu cầu, biết vận dụng kiến thức đọc hiểu cho bài văn nghị luận; biết mở rộng, liên hệ. (0,75đ)

- Mức đạt: HS năm được phương pháp làm văn nghị luận nhưng chưa có sự sáng tạo, còn sơ sài, mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ...

(dưới 0,75 đ)

- Mức không đạt: lạc đề, không đạt yêu cầu, sai cơ bản về kiến thức.

3. Kết bài: Cảm nghĩ, ấn tượng chung của người viết.

- Mức rất đạt: đáp ứng được yêu cầu (0,5đ) - Mức đạt: sơ sài, thiếu ý...(0,25đ)

- Mức chưa đạt: không viết kết bài.

0,5 điểm

* Chú ý: Trên đây là gợi ý chính, khi chấm bài giáo viên căn cứ vào thực tế bài viết của học sinh để vận dụng cho điểm linh hoạt.

……….Hết……….

ĐỀ 13 Câu 1 :(2.0 điểm)

Đọc đoạn tríchsau và thực hiện các yêu cầu:

“[...]Cứ đến chủ đề về ơn nghĩa sinh thành thì ngập tràn hộp thư “Thay lời muốn nói” sẽ là những câu xin lỗi ba mẹ từ các bạn trẻ. Là những lời xin lỗi được gửi đến những bậc ba mẹ còn sống. Mà, nội dung của những lời xin lỗi cũng... na ná nhau, kiểu như: “Con biết ba mẹ rất cực khổ vì con... Con biết con đã làm cho ba mẹ buồn rất nhiều.

Con xin lỗi ba mẹ”. Xin lỗi, nhưng mình hay gọi đây là “những lời xin lỗi mang tính phong trào ”, và những áy náy ray rứt này là “những áy náy ray rứt theo làn sóng”, mỗi khi có ai hay có chương trình nào gợi nhắc, thì các bạn mới sực nhớ ra. Mà khổ cái, bản thân những lời xin lỗi ấy sợ rằng khó làm người được xin lỗi vui hơn, bởi vì đâu đợi tới chính họ, ngay cả chúng mình là những người làm chương trình đây cũng đều hiểu rằng, có lẽ chỉ vài ngày sau chương trình, cùng với nhịp sống ngày càng nhanh ngày càng vội, cùng với lịch đi học, đi làm, đi giải trí sau giờ học, giờ làm..., những lời xin lỗi ấy sợ rằng sẽ sớm được vứt ra sau đầu; và những cảm giác áy náy, ăn năn ấy sẽ sớm chìm sâu, chẳng còn mảy may gợn sóng. Cho đến khi... lại được nhắc mà sực nhớ ra ở lần kể tiếp.Điều đó, đáng buồn là một sự thật ở một bộ phận không nhỏ những người trẻ, bây giờ.”

(Thương còn không hết..., ghét nhau chi, Lê Đỗ Quỳnh Hương, Nxb Trẻ, tr.31-32) a.Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trongđoạn trích trên?

b.Tác giả thể hiện tâm trạng như thế nào trước thực trạng những lời xin lỗi phong trào tràn ngập mỗi dịp làm về chủ đềơn nghĩa sinh thành?

c. Theo em, điều gì quan trọng nhất trong một lời xin lỗi? Vì sao?

Câu 2:(3 điểm)

Viết một bài văn (khoảng 1 trang giấy thi )trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ

thương người như thể thương thân”.

Câu 3: (5.0 điểm )

Phân tích nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc Lược Ngà(Ngữ văn 9 - tập 1) của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.

---Hết--- HƯỚNG DẪN CHẤM

Môn Ngữ văn - Lớp 9

Mã đề Câu Nội dung Điể

m

01 1 Đọc hiểu 2.0

a Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản là:

nghị luận và biểu cảm.

0.5 b Trước thực trạng những lời xỉn lỗi phong trào tràn ngập mỗi dịp

làm về chủ đề về ơn nghĩa sinh thành, tác giả thể hiện thái độ buồn phiền và có đôi chút bất lực của mình khi những lời xin lỗi đối với ba mẹ của các bạn trẻ dường như chỉ là một phong trào, một làn sóng chứ không phải xuất phát từ trái tim chân thành.

0,5

c Học sinh có thể có nhiều lựa chọn trả lời.

Gợi ý: Sự chân thành; Thái độ hối lỗi...

Ví dụ: Điều quan trọng nhất trong một lời xin lỗi là thái độ chân thành. Vì một lời xin lỗi chân thành cho thấy sự hối lỗi thực sự, tỏ rõ người xin lỗi muốn được cảm thông, tha thứ và muốn khắc phục, sửa chữa lỗi lầm mình mắc phải.

1.0

2 Nghị luận xã hôi 3.0

a. Yêu cầu về hình thức :

- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận tư tưởng đạo lí . - Bảo đảm bố cục 3 phần : Mở bài , thân bài , kết bài.

- Luận điểm đúng đắn, sáng tỏ,lập luận chặt chẽ.

- Trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, diễn đạtlưu loát.

0.25

b. Yêu cầu về nội dung:

Mở bài: Dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận (nhân ái là truyền thống của con người Việt Nam : thương người như thể thương thân ) Thân bài:

*Giải thích câu tục ngữ:

+ Thương người:yêu thương, chia sẽ,giúp đỡnhững người xung quanh.

+Thương thân:yêu thương, chăm sóc, giữ gìn, quý trọng bản thân.

=>Thương người như thể thương thân: Làlời nhắn nhủ: yêu thương, trân trọng người khác như yêu thương chính bản thân mình .

* Bàn luận:

- Biểu hiện của “thương người như thể thương thân”

+ Con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội: gia đình, bạn bè, người thân, làng xóm, cộng đồng xã hội. Không ai sống đơn độc lẻ loi mà đủ sức tồn tại. Vì vậy mỗi con người nên biết yêu thương là một điểu cần thiết cho sự phát triển chung của xã hội: yêu thương trong gia đình, trong bạn bè, làng xóm rộng hơn tình yêu đồng bào, đồng loại ( dẫn chứng: trong văn học hoặc trong thực tế;

+ Quan tâm, chia sẽ, giúp đỡ những người xung quanh mình, những người có hoàn cảnh khó khăn

- Vai trò, ý nghĩa “thương người như thể thương thân”

+ Đây là tình cảm tạo nên giá trị con người .

+ Tạo nên sự gắn bó giữa con người với con người.

+ Là gốc rễ tạo nên điều tốt đẹp trong cuộc sống.

- Phê phán: bên cạnh đó có những người sống ích kỉ, hẹp hòi, thờ ơ, vô cảm đối với những người xung quanh.

*Bài học nhận thức và hành động:

- Yêu thương con người phải từ trái tim.

- Thể hiện bằng hành động cụ thể . - Lan tỏa tình yêu thương khắp mọi nơi.

Kết bài :

- Câu tục ngữ là bài học quý giá mà ông cha để lại

- Thế hệ trẻ phải luôn mở rộng tấm lòng yêu thương con người

0,25

0.25

0,5

0,5

0,25 0,5

0,25 c. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu

sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

0,25

3 Nghị luận văn học 5.0

*Yêu cầu về hình thức:

-Làm đúng kiểu bài nghị luận văn học về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích .

-Diễn đạt mạch lạc, lập luận rõ ràng có, cảm xúc . - Không mắc lỗi dùng từ ,viết câu , chính tả

0,5

*Yêu cầu về nội dung: học sinh có thể có những cách sắp xếp khác nhau, sắp xếp ý song cần đảm bảo các ý sau :

Mở bài:

-Giới thiệu được tác giả: Nguyễn Quang Sáng sinh 1932, quê ở Chợ Mới, tĩnh An Giang ,Tham gia 2 cuộc kháng chiến của dân tộc, tác phẩm của ông hầu hết viết về con người Nam Bộ.

-Giới thiệu được tác phẩm và khái quát được nội dung đoạn trích, nhân vật bé Thu:

+ Truyện Chiếc Lược Ngà viết 1966 khi cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt

+ Đoạn trích kể về cuộc gặp gỡ đầy cảm động giữa hai cha con anh Sáu và bé Thu sau tám năm xa cách. Qua cuộc gặp gỡ ấy, nhân vật để lại nhiều ám ảnh nhất trong lòng bạn đọc là nhân vật bé Thu: một cô bé hồn nhiên, ngây thơ, có cá tính bướng bỉnh nhưng có yêu thương ba sâu sắc.

Thân bài:

-Khái quát cảnh ngộ của bé Thu: đất nước có chiến tranh ba đi công tác khi Thu chưa đầy một tuổi, lớn lên chưa một lần gặp ba,tình yêu Thu dành cho ba chỉ gửi trong tấm ảnh ba chụp chung với má.

-Phân tích được diễn biến tâm lí và hành động của bé Thu trước khi nhậnanh Sáu là ba:

+Khi mới gặp ba: Yêu thương ba nhưng khi gặp anh Sáu trước những hành động vội vã và thái độxúc động, nôn nóng của ba … Thu ngạc nhiên lạ lùng và bỏ chạy…Những hành động chứa đựng sự lãng tránh đó lại hoàn toàn phù hợp với tâm lí trẻ thơ bởi trong suy nghĩ của Thu anh Sáu là người đàn ông lạ lại có vết thẹo trên mặt giần giật dễ sợ.

+ Trong ba ngày ở nhà : Thu hoàn toàn lạnh lùng trước những cử chỉ đầy yêu thương của ba,nó cự tuyệt tiếng “ba” một cách quyết liệt trong những tình huống mời ba vào ăn cơm, xử lí nồi cơm sôi.Nó cự tuyệt luôn mọi sự quan tâm chăm sóc của ba (hất miếng trứng cá). Khi bị đánh đòn nó vẫn lì ra không khóc,không giãy lên mà chỉ lẳng lặng bỏ về nhà ngoại.

=>Đó là phản ứng tâm lí hoàn toàn tự nhiên của một đứa trẻ có cá tính mãnh mẽ. Hành động tưởng như vô lễ đáng trách lại hoàn toàn không đáng trách mà còn đáng thương , bởi em còn quá nhỏ chưa hiểu được những tình thế khắc nghiệt éo le của đời sống.

Đằng sau những hành động ấy ẩn chứa cả tình yêu thương ba, sự kiêu hãnh của trẻ thơ về một tình yêu nguyên vẹn trong sáng mà

0,25

0,25

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

Thu dành cho ba .

-Phân tích được điễn biến tâm lí và hành động của Thu khi nhân ra ba.

+ Sự thay đổi thái độ đến khó hiểu của Thu, không ương bướng mà nghĩ ngợi sâu xa, ánh mắt cử chỉ của Thu như thể hiện sự ân hận , sự nói tiếc muốn nhận ba nhưng e ngại vì đã làm ba giận.

+ Tình yêu ba bộc lộ hối hả ào ạt mãnh liệt khi anh Sáu nói “ Thôi ba đi nghe con”.Tiếng thét của bé Thu “ Ba..a..a..ba !” chứa đựng tất cả tình yêu thương, nỗi nhớ và sự ân hận . Cô bé nhất định “không cho ba đi nữa” “ hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài trên má của ba nó nữa”

+ Tình yêu ấy kết đọng trong âm vang tiếng “Ba” trong hành động vội vã : chạy nhanh như con sóc, nhảy thót lên , hôn ba nó cùng khắp, trong lời ước nguyện mua cây lược, trong tiếng khóc nức nở…

=>Đó là cuộc hội ngộ và chia tay đầy xúc động, thiêng liêng sâu sắc mà đã tác động đến bác Ba,mọi người.

- Đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật .

+ Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện éo le, đặc sắc, khắc họa tâm lí, tính cách nhân vật sâu sắc…tác giả đã thành công khắc họa thành công hình ảnh bé Thu hồn nhiên ngây thơ , mạnh mẽ cứng cỏi yêu ghét rạch ròi. Trong sự đối lập của hành động thái độ trước và sau khi nhận ba là sự nhất quán về tính cách về tình yêu thương ba sâu sắc.

Kết bài :

- Khẳng định lại giá trị của tác phẩm - Liên hệ

(Lưu ý: khi phân tích HS có thể sử dụng những dẫn chứng khác nhau trong tryện nếu phù hợp vẫn cho diểm tối đa)

0,5 0,25

0,5

0,25

ĐỀ 14 Phần I (7,0 điểm)

Trong bài thơ “Viếng lăng Bác”, nhà thơ Viễn Phương xúc động viết:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...

Câu 1.Em hãy cho biết bài thơ “Viếng lăng Bác” được tác giả viết trong hoàn cảnh đặc biệt như thế nào? Cảm xúc của bài thơ được diễn tả theo trình tự gì?

Câu 2.Trong hai câu thơ trên, tác giả đã sử dụng rất tinh tế biện pháp nghệ thuật nhân hóa.

Em hãy chỉ rõ và nêu hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ này trong việc thể hiện nội dung câu thơ.

Câu 3. Mặt trời là một hình ảnh quen thuộc trong thơ ca. Hãy chép lại chính xác một dòng thơ trong một tác phẩm khác mà em đã họctrong chương trình Ngữ văn 9 cũng có hình ảnh này. Ghi rõ tên tác phẩm, tác giả.

Câu 4.Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng – phân – hợp, em hãy phân tích khổ thơ trên để làm rõ niềm tự hào, lòng biết ơn vô hạn, nỗi nhớ thươngcủa nhà thơ đối với Bác khi tác giả đang hòa dòng người vào lăng viếng Bác. Trong đoạn văn có sử dụng một phép thế để liên kết câu và một câu ghép. (gạch chân và chú thích rõ phép thế, câu ghép).

Phần II (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi dưới đây

Ngạn ngữ có câu: “Thời gian là vàng”. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.

Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết.

Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại.

Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ.

Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được.

Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp.

(Theo Phương Liên, Sách giáo khoa Ngữ văn 9, trang 36, tập 2) Câu 1.Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?

Câu 2. Theo tác giả, vì sao thời gian là vô giá?

Câu 3. Từ việc đọc văn bản trên và bằng những hiểu biết, trải nghiệm của bản thân, hãy viết một đoạn văn nghị luận có độ dài khoảng 2/3 trang giấy thi ghi lại suy nghĩ của em về ý kiến sau: Đừng bao giờ để ngày mai những việc bạn có thể làm ngày hôm nay.

______________HẾT_______________

Biểu điểm: Phần I: Câu 1: 1,0 điểm; Câu 2: 1,5 điểm: Câu 3: 1,0 điểm; Câu 4: 3,5 điểm Phần II: Câu 1: 0,25 điểm; Câu 2: 0,75 điểm; Câu 3: 2,0 điểm

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM THI MÔN VĂN 9

Nội dung Điểm

Phần I 7,0

Câu 1

- Hoàn cảnh sáng tác:

+ Năm 1976

+ Cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc, đất nước được thống nhất

+ Lăng Bác vừa được khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc và vào lăng viếng Bác Hồ

- Mạch cảm xúc được diễn tả theo trình tự thời gian kết hợp với không gian (theo cuộc hành trình vào lăng viếng Bác)

0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 2: Biện pháp nhân hóa

- Chỉ rõ: đi, thấy - Tác dụng:

+ Giúp cho mặt trời tự nhiên trở nên sinh động, có hồn: mỗi ngày ngắm nhìn, chiêm ngưỡng Bác, nể phục trước vị lãnh tụ dân tộc.

+ Tô đậm sự vĩ đại lớn lao của Bác và thể hiện niềm tự hào của nhà thơ,

0,5 0,5 0,5

Một phần của tài liệu 20 đề văn ôn thi 10 (Trang 43 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w