PHẦN II: TẬP LÀM VĂN(7,0 điểm)
B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
2. Yêu cầu về kiến thức
HS có những cách diễn đạt khác nhau, song cần đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau:
* Giải thích:
- Thời gian: là sự vận động, biến đổi và không lặp lại.
- Quản lý: là sự điều khiển, sắp xếp mọi việc theo trật tự logic, theo kế hoạch cụ thể;
0,25
* Cách quản lý thời gian của bản thân:
- Lên kế hoạch, xác định mục tiêu (ngắn hạn/dài hạn) của cuộc sống nhưng phải phù hợp năng lực bản thân;
- Sắp xếp khéo léo, việc thực hiện trước việc thực hiện sau/việc cần thiết và việc không thực sự cần thiết; không sa vào việc vô bổ; phối kết hợp hài hòa giữa học tập - vui chơi;
- Dẫn chứng thực tế.
0.25 0.25
0.25
* Bàn luận, mở rộng:
- Quản lý tốt thời gian của bản thân chính là một kỹ năng sống cần thiết của con người thời kỳ hội nhập;
- Phê phán những người sống không biết cách quản lý thời gian , sống cực đoan, phiến diện
0.25 0,25
* Bài học nhận thức và hành động
- Thời gian cuộc sống là hữu hạn, đáng trân trọng. Quản lý tốt thời gian, cuộc sống sẽ có ý nghĩa.
0,25
Câu 2 (5.0 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết tạo lập một văn bản nghị luận về đoạn thơ theo bố cục; bám sát văn bản để cảm nhận, đánh giá, tổng hợp vấn đề; chữ viết sạch đẹp; không mắc các loại lỗi; văn viết có cảm xúc, thể hiện được sự sáng tạo trong diễn đạt.
0.25
2. Yêu cầu về nội dung kiến thức: Học sinh có thể có nhiều cách trình bày khác nhau, nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau:
a. Giới thiệu vấn đề
- Đồng chí được viết vào mùa thu năm 1948 (in trong tập thơ Đầu súng trăng treo – 1966) ,là tác phẩm tiêu biểu cho thơ ca kháng chiến giai đoạn 1946 – 1954;
- Hình tượng anh bộ đội cụ Hồ thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp được khắc họa chân thực, giản dị, cao đẹp:
cảnh ngộ cá nhân/điều kiện chiến đấu/tình đồng chí đồng đội keo sơn, gắn bó.
0,25
0,25
b. Giải quyết vấn đề
* Phân tích, chứng minh
- Vị trí: Các đoạn thơ nằm ở phần giữa của tác phẩm;
- Nội dung: khắc họa cụ thể vẻ đẹp, sức mạnh của tình đồng chí.
0,25
- Tình Đồng chí là sự chia sẻ, cảm thông.
+Thấu hiểu về hoàn cảnh ra đi của nhau: gửi lại sau lưng những gì bình dị, thân thuộc “ruộng nương, gian nhà, giếng nước, gốc đa”
+ Cùng chung chí hướng: ra đi để bảo vệ những gì thân thương nhất, thái độ dứt khoát “mặc kệ” để thể hiện quyết tâm chiến đấu.
⇒ Tình cảm đồng chí được thiết lập dựa trên sự thấu hiểu/thấu cảm (đồng cảm/đồng điệu).
0,25 0,25 0,25 0,25
- Tình Đồng chí là sự đồng cam, cộng khổ:
+ Bệnh dịch sốt rét rừng hành hạ: “cơn ớn lạnh”, sốt run người”, “vừng trán ướt mồ hôi” → Hình ảnh tả thực khắc họa cơ cực trần trụi của chiến tranh (không chỉ chết vì bom đạn mà còn chết vì bệnh dịch);
+ Những thiếu thốn, khó khăn về vật chất trong sinh hoạt và chiến đấu “Áo anh rách vai/quần vài miếng vá/chân không giày.
+ “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” cái nắm tay để sẻ chia, truyền hơi ấm, để tăng hi vọng, để nhân quyết tâm → Cử chỉ cảm động chan chứa tình cảm chân thành.
→ Những trở ngại, thách thức như càng làm tăng ý chí can trường của người lính. Họ vẫn quyết tâm hơn, yêu thương hơn, kề vai sát cánh bên nhau vì lí tưởng.
⇒ Sức mạnh của tình đồng chí dựa trên tình tương thân, tương ái, sức chịu đựng bền bỉ và lòng lạc quan cách mạng.
0,25 0,5 0,25
0,5 0,25 0,25
* Bình luận, mở rộng:
- Tình đồng chí tạo nên phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ → tạo sức mạnh đấu tranh; thành biểu tượng cho vẻ đẹp tâm hồn người lính trong kháng chiến.
- Đặc sắc nghệ thuật: Thể thơ tự do, giọng điệu nhẹ nhàng như lời tâm sự, hình ảnh thơ chân thực, giàu sức gợi;
- Liên hệ bản thân: Biết trân trọng đức hy sinh của những người chiến sĩ; ý thức sống xứng đáng với những gì đang được hưởng, sống yêu thương hơn, nhân ái hơn!
0,25 0,25 0,25
Kết thúc vấn đề: | 0,25
* Lưu ý: Căn cứ vào khung điểm và thực tế bài làm của học sinh, giám khảo linh hoạt cho điểm sát với từng phần, đảm bảo đánh giá đúng trình độ của học sinh, không đếm ý cho điểm. Thưởng điểm cho những bài làm có sự sáng tạo, rút ra bài học sâu sắc./.
ĐỀ 18 Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
MIẾNG BÁNH MÌ CHÁY
“Khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét. Một tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy xém bình thường mà cháy đen như than. Tôi ngồi nhìn những lát bánh mì và đợi xem có ai nhận ra điều bất thường của chúng và lên tiếng hay không. Nhưng cha tôi chỉ ăn miếng bánh của ông và hỏi tôi về
bài tập cũng như những việc ở trường học như mọi hôm. Tôi không còn nhớ tôi đã nói gì với ông hôm đó, nhưng tôi nhớ đã nghe mẹ tôi xin lỗi ông vì đã làm cháy bánh mì.
Và tôi không bao giờ quên được những gì cha tôi nói với mẹ tôi: “Em à, anh thích bánh mì cháy mà.”
Đêm đó, tôi đến bên chúc cha tôi ngủ ngon và hỏi có phải thực sự ông thích bánh mì cháy. Cha tôi khoác tay qua vai tôi và nói:
“Mẹ con đã làm việc rất vất vả cả ngày và mẹ rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai trách móc cay nghiệt đấy.”
Rồi ông nói tiếp: “Con biết đó, cuộc đời đầy rẫy những thứ không hoàn hảo và những con người không toàn vẹn. Cha cũng khá tệ trong rất nhiều việc, chẳng hạn như cha chẳng thể nhớ được sinh nhật hay ngày kỉ niệm như một số người khác.”
Điều mà cha học được qua nhiều năm tháng, đó là học cách chấp nhận sai sót của người khác và chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ. Đó là chìa khóa quan trọng nhất để tạo nên một mối quan hệ lành mạnh, trưởng thành và bền vững con ạ.
Cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó.”
(Bài học cuộc sống) Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của ngữ liệu trên?
Câu 2 (0.5 điểm): Và tôi không bao giờ quên được những gì cha tôi nói với mẹ tôi: “Em à, anh thích bánh mì cháy mà.”
Theo em hiểu câu trả lời của người cha trên liên quan đến phương châm hội thoại nào?
Câu 3 (1.0 điểm): Qua câu nói sau, người cha muốn nhắn nhủ con điều gì?
“Mẹ con đã làm việc rất vất vả cả ngày và mẹ rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai trách móc cay nghiệt đấy.”
Câu 4 (1.0 điểm): Thông điệp mà người cha muốn gửi gắm cho chúng ta.
Phần II: TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung ngữ liệu ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 từ) bàn về sức mạnh của tình yêu thương..
Câu 2 (5,0 điểm): Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong đoạn trích sau:
“Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không?
Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ theo dõi mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.
Quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Đầu này có vẽ hai vòng tròn màu vàng…
Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.
Chị Thao thổi còi. Như thế là đã hai mươi phút trôi qua. Tôi cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào, châm ngòi. Dây mìn dài, cong, mềm. Tôi khỏa đất rồi chạy lại chỗ ẩn nấp của mình.
Hồi còi thứ hai của chị Thao. Tôi nép người vào bức tường đất, nhìn đồng hồ. Không có gió. Tim tôi cũng đập không rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng, đè lên những con số vĩnh cửu. Còn đằng kia, lửa đang chui bên trong cái dây mìn, chui vào ruột quả bom…
Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng.
Nhưng quả bom nổ. Một thứ tiếng kì quái, đến váng óc. Ngực tôi nhói, mắt cay mãi mới mở ra được. Mùi thuốc bom buồn nôn. Ba tiếng nổ nữa tiếp theo. Đất rơi lộp bộp, tan đi âm thầm trong những bụi cây. Mảnh bom xé không khí, lao và rít vô hình trên đầu.”
(Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê, Ngữ văn 9, tập hai, trang 117-118, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011)
…………. HẾT ………….
HƯỚNG DẪN CHẤM I. Hướng dẫn chung
Đề thi được ra theo hướng mở, vì vậy thí sinh tự do trình bày suy nghĩ theo ý hiểu của bản thân, giám khảo tham khảo các gợi ý sau để đánh giá và cho điểm.