Đặc điểm địa mạo, địa hình

Một phần của tài liệu Đánh giá tài nguyên nước các sông suối lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn (Trang 27 - 31)

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI LƯU VỰC SÔNG VU GIA - THU BỒN

2.1. Điều kiện địa lý tự nhiên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn

2.1.3. Đặc điểm các nhân tố mặt đệm

2.1.3.1. Đặc điểm địa mạo, địa hình

Lưu vực nằm trong đới khâu Tam Kỳ - Phước Sơn, địa hình lưu vực sông Thu Bồn chịu tác động mạnh của các chuyển động khối tảng phân dị trên nền đá cứng rắn, hoàn toàn mất tính biến dạng dẻo trong giai đoạn tân kiến tạo. Sự biến động khí hậu sâu sắc trong Neogen - Đệ tứ và liên quan đến nó là sự dao động mực nuớc đại dương đã tác động mạnh đến quá trình thành tạo địa hình đồng bằng ở đây.

Địa hình lưu vực sông Thu Bồn gắn liền với quá trình phát sinh phát triển địa hình khu vực Trung Bộ nói chung và khu vực Đà Nẵng và Quảng Ngãi nói riêng, chúng có sự phân dị rõ ràng theo chiều từ bắc xuống nam, được khống chế bởi các hệ đứt gãy sâu và các khối địa lũy tương ứng như đứt gãy sông Cu Đê, Túy Loan - Cầu Đỏ, Đại Lộc - Hội An, Hương Nhượng phản ánh tính kế thừa của các chuyển động tân kiến tạo từ bình đồ cấu trúc cổ trong việc thành tạo địa hình hiện tại.

Địa hình trong phạm vi lưu vực sông Thu Bồn khá đa dạng về nguồn gốc cũng như hình thái. Tổng hợp kết quả nghiên cứu đã xác định được 39 dạng địa

20 hình có nguồn gốc và tuổi khác nhau thuộc 7 nhóm nguồn gốc được thể hiện trong bảng 2.7, hình 2.2.

Bảng 2.7. Các kiểu địa hình lưu vực sông Thu Bồn Nhóm nguồn

gốc địa hình Dạng địa hình

Địa hình núi lửa 1. Bề mặt dung nham bazan dạng cao nguyên cao 800-900m tuổi Plioxen

Địa hình do quá trình bóc mòn

tổng hợp

2. Bề mặt san bằng bóc mòn (pediplen) cao 1200-1400m tuổi Mioxen muộn (N13

)

3.Bề mặt san bằng bóc mòn (pediplen) cao 800-1200m tuổi Plioxen sớm (N21

)

4. Bề mặt san bằng bóc mòn (pediplen) cao 200-800m tuổi Plioxen muộn (N22

)

5. Bề mặt san bằng bóc mòn (pedimen) cao 80-120m tuổi Pleistoxen sớm (QI)

6. Bề mặt san bằng bóc mòn (pedimen) cao 40-60m tuổi Pleistoxen giữa-muộn

7. Sườn đổ lở

8. Sườn bóc mòn tổng hợp.

9. Sườn xâm thực

10. Sườn và bề mặt bóc mòn- rửa trôi

Địa hình do dòng chảy

11. Khe xói và đáy trũng xâm thực sông suối 12. Thềm sông-lũ tuổi đầu Pleistoxen muộn (QIII1

)

13. Bề mặt tích tụ sông-sườn tích-lũ tích tuổi Đệ tứ không phân chia (Q)

14. Bề mặt tích tụ sườn tích -lũ tích tuổi Đệ tứ không phân chia (Q).

15. Thềm xâm thực bậc III, cao 40-60m tuổi Pleistoxen giữa (QII).

16. Thềm xâm thực-tích tụ bậc II, cao 20-30m tuổi đầu Pleistoxen muộn

21 (QIII1).

17.Thềm tích tụ bậc I cao 8-15m tuổi cuối Pleistoxen muộn (QIII2

).

18. Bãi bồi cao, cao 4-8m tuổi Holoxen giữa (QIV2

).

19. Bãi bồi thấp cao 3-4m tuổi Holoxen giữa-muộn (QIV2-3

).

20. Bãi bồi ven lòng, cao 2-3m tuổi hiện đại (QIV3

).

21. Lòng sông và bãi cát ven lòng hiện đại.

Địa hình nguồn gốc hỗn hợp

sông- iển

22. Thềm tích tụ sông-biển cao 8-15m tuổi cuối Pleistoxen muộn 23. Bề mặt tích tụ sông-biển cao 4-6m, tuổi Holoxen sớm - giữa 24. Bề mặt tích tụ sông -biển cao 3-4m tuổi Holoxen giữa- muộn 25. Bề mặt tích tụ sông-biển cao 1-3m tuổi hiện đại

Địa hình nguồn gốc iển, đầm phá-vũng vịnh

26. Thềm mài mòn cao 40-60m tuổi Pleistoxen giữa

27. Thềm mài mòn-tích tụ cao 20-30m tuổi đầu Pleistoxen muộn 28. Thềm mài mòn-tích tụ cao 10-15m tuổi cuối Pleistoxen muộn 29. Bề mặt tích tụ bar cát cao 10-15m, tuổi cuối Pleistoxen muộn 30. Bề mặt tích tụ bar cát, cao 4-6m tuổi Holoxen giữa

31. Bề mặt tích tụ bar cát, cao 2-3m tuổi hiện đại 32. Bãi biển hiện đại

33. Bề mặt tích tụ biển -đầm lầy cao 2-5m tuổi Holoxen giữa-muộn 34. Bề mặt tích tụ đầm phá tuổi Holoxen giữa-muộn.

35. Bề mặt tích tụ đầm phá tuổi hiện đại

36. Bề mặt tích tụ vũng vịnh cao 8-12m tuổi cuối Pleistoxen muộn 37. Bề mặt tích tụ vũng vịnh cao 4-6m tuổi Holoxen giữa

Địa hình do gi 38. Đê cát tích tụ biển bị tái trầm tích do gió tuổi Holoxen giữa-hiện đại

Địa hình nhân sinh

39. Hồ chứa nước nhân tạo

22 Hình 2.2. Bản đồ địa mạo lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn

(Nguồn: [7]) Đặc điểm địa hình của lưu vực sông có vai trò quan trọng trong sự hình thành và vận động của nước trên lưu vực sông. Đây là 2 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lớp dòng chảy các sông ngòi trong lưu vực. Phần lớn địa hình lưu vực của các hệ thống sông ở đây đều cao và dốc với diện tích đồi núi chiếm tới 80%. Độ dốc của các sườn núi thường dốc trên 350 (độ dốc trung bình toàn hệ thống sông khoảng 25%), ngược lại chiều dài các sông đều ngắn (sông dài nhất chỉ khoảng 205km). Những đặc điểm này của địa hình làm cho lượng dòng chảy trong lưu vực sông bất ổn định.

23 Hình 2.3. Bảng chú giải bản đồ địa mạo lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn

Một phần của tài liệu Đánh giá tài nguyên nước các sông suối lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)