Hạ tầng cơ sở

Một phần của tài liệu Đánh giá tài nguyên nước các sông suối lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn (Trang 47 - 50)

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI LƯU VỰC SÔNG VU GIA - THU BỒN

2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn

2.2.4. Hạ tầng cơ sở

a. Hệ thống giao thông

Lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn có đầy đủ các loại hình giao thông: Đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường sông ….

+ Đường ộ:

- Quốc lộ: gồm có quốc lộ IA, 14 , 14B, 14D tổng chiều dài 413 km.

- Tỉnh lộ: gồm 13 tuyến tỉnh lộ có tổng chiều dài 442 km, trong đó có 60 km đường bê tông nhựa, 136 km thấm nhập nhựa và 246 km đường cấp phối.

- Đường huyện: tổng chiều dài 1.087 km hầu hết là đường cấp phối và đường đất.

- Đường xã: khoảng 3.015 km, nhìn chung chất lượng còn xấu đi lại rất khó khăn trong mùa mưa, lũ.

Mạng lưới đường bộ nhìn chung còn lạc hậu, chất lượng kém, nhiều tuyến đường xuống cấp và bị xói lở nghiêm trọng đặc biệt là khu vực miền núi.

+ Đường thuỷ:

- Các tuyến sông chính của tỉnh được nối từ Kỳ Hà qua sông Trường Giang đến cửa Đại tiếp nối hạ lưu sông Thu Bồn, sông Vĩnh Điện. Thuyền b đi lại qua các tuyến sông này khá tấp nập.

- Quảng Nam là tỉnh có tổng diện tích đất tự nhiên giáp với bờ biển khá lớn, nhưng chỉ có cảng Kỳ Hà. Cảng này chủ yếu để phục vụ cho nhu cầu phát triển của tỉnh và khu công nghiệp Dung Quất.

Hiện tại lòng sông có nhiều bãi cạn, luồng lạch hạn chế chiều sâu, nhất là đến mùa cạn luồng lạch chỉ còn 0,4-4m. Phương tiện vận tải chủ yếu là thuyền cỡ 5- 10 tấn.

40 + Đường s t:

Tuyến đường sắt qua tỉnh Quảng Nam nằm trên tuyến đường sắt Bắc - Nam.

Ga Tam Kỳ là ga chính của tỉnh. Ngoài ra còn có những nhà ga nhỏ để nhân dân đi lại và lưu thông hàng hoá nội bộ trong tỉnh như ga Nông Sơn, Núi Thành.

+ Đường hàng không:

Đà Nẵng có sân bay quốc tế Đà Nẵng. Quảng Nam có hai sân bay, đó là sân bay Chu Lai và sân bay quân sự Phước Sơn. Sân bay Phước Sơn chỉ phục vụ riêng cho ngành quân sự, còn sân bay Chu Lai tương lai phục vụ cho khu công nghiệp Dung Quất và các khu công nghiệp lân cận.

Nhìn chung, lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn có một hệ thống giao thông đường thuỷ, đường bộ và đường hàng không khá đầy đủ, đa dạng, đây là điều kiện cần thiết cho việc phát triển KT-XH của tỉnh. Tuy nhiên, công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn ít, cùng với sự hư hại do lũ lụt hàng năm đã làm cho các tuyến đường liên huyện, liên xã gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là một số xã thuộc các huyện miền núi, việc lưu thông bằng các phương tiện cơ giới hầu như không thể thực hiện được. Điều này đã gây cản trở rất lớn đến việc phát triển KT-XH của tỉnh, đặc biệt là lĩnh vực cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

b. Hệ thống thủy lợi

Tỉnh Quảng Nam nằm trong Lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn là một tỉnh thuần nông với khoảng 70% dân số làm nông nghiệp, nên hệ thống thuỷ lợi của tỉnh giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Với đặc thù địa hình của tỉnh thường gây ra hạn hán về mùa khô, lũ lụt vào mùa mưa nên sản xuất nông nghiệp của tỉnh gặp rất nhiều khó khăn. Năm 1998 là năm thiên tai khắc nghiệt đã xảy ra mưa lớn cùng các cơn bão và lũ lớn từ trung tuần tháng 11 năm 1998 đã làm thiệt hại nặng nề đến sản xuất Nông - Lâm - Thuỷ lợi của tỉnh, Hệ thống kênh mương, đê ngăn mặn bị sạt lở, các công trình trên kênh, cống tiêu, đập dâng, bán kiên cố, Trạm bơm điện bị hư hỏng nặng, hơn 1000 ha đất bị sạt lở, cuốn trôi và 1800 ha đất bị bồi lấp. Để khắc phục thiên tai, thực hiện thắng lợi kế hoạch sản xuất năm 1999, hệ thống thuỷ lợi của tỉnh

41 đã nỗ lực phát huy hết khả năng của mình: Tổng diện tích tưới là 93.009 ha, giá trị xây dựng cơ bản thực hiện năm 1999 đạt 87,143 tỷ đồng.

Tính đến năm 2010, lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn có khoảng 72 hồ chứa nước, với tổng dung tích đạt khoảng 500 triệu m3, góp phần điều hoà, chống úng và chống hạn cho 14.421,5 ha lúa của các huyện, thị: Thăng Bình, Duy Xuyên, Quế Sơn, Đại Lộc, Tiên Phước....

Hệ thống thuỷ lợi của lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn phát triển khá tốt, nhờ vậy đã tạo cơ sở thuận lợi cho vấn đề canh tác trong nông nghiệp, đồng thời đã góp phần thông thoáng nguồn nước và phục vụ cho nhu cầu dùng nước sinh hoạt của ngươì dân nông thôn ở vùng sâu, vùng xa. Đây là yếu tố khá thuận lợi khi xây dựng các hệ thống cấp nước tập trung (có khả năng kết hợp giữa hệ thống thuỷ lợi và hệ thống cung cấp nước tập trung một cách chặt chẽ với nhau).

Tiểu kết chương 2: Điều kiện địa lý tự nhiên trên lưu vực đã hình thành nên mạng lưới sông suối và nguồn tài nguyên nước phong phú trên lưu vực. Địa hình với các dãy núi bao quanh và hướng bờ biển dọc Bắc – Nam là điều kiện thuận lợi mang đến nguồn nước phong phú ở đây.

Phát triển KT – XH đã có những bước chuyển biến lớn nhưng chưa xứng đáng với tiềm năng mà nguyên nhân là do tác động của các thiên tai ngày càng có xu hướng gia tăng. Cùng với biến đổi khí hậu toàn cầu, vấn đề khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên trên lưu vực cũng đã tác động rất lớn đến gia tăng các thiên tai trên lưu vực. Vì vậy, việc đánh giá TNN nhằm sử dụng hợp lý đồng thời giảm nhẹ thiệt hại do các thiên tai liên quan đến tài nguyên nước gây ra sẽ được thực hiện trong chương 3.

42 CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Đánh giá tài nguyên nước các sông suối lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)