Lớp phủ thổ nhưỡng

Một phần của tài liệu Đánh giá tài nguyên nước các sông suối lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn (Trang 31 - 34)

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI LƯU VỰC SÔNG VU GIA - THU BỒN

2.1. Điều kiện địa lý tự nhiên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn

2.1.3. Đặc điểm các nhân tố mặt đệm

2.1.3.2. Lớp phủ thổ nhưỡng

Cấu trúc lớp phủ thổ nhưỡng trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn được hình thành trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa. Sự phân hóa mùa mưa và mùa khô sâu sắc cộng với yếu tố kiến tạo địa mạo đặc biệt và sự tương tác của quá trình sông – biển – lục địa đã phát sinh nhiều đơn vị đất đặc thù. Lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn xuất hiện 12 nhóm đất với 26 đơn vị dưới loại đất khác nhau. Diện tích lớn nhất là đất vàng đỏ và đất xám thể hiện ưu thế đất địa thành trên sườn Đông của Trường Sơn hơn 75%. Lớp phủ đất đồi núi này nhiều đoạn lan ra sát biển và chiếm một tỷ lệ không nhỏ chiều dài đường bờ. Nhóm đất phù sa có diện tích lớn thứ 2 trong khu vực gần 9% phân bố chủ yếu ở vùng cửa sông ven biển. Nhóm đất có diện tích đứng thứ 3 là nhóm đất cát biển bao gồm cả các cồn cát, bãi cát gần 5%.

24 Cấu trúc lớp phủ thổ nhưỡng của lưu vực được phân thành 3 kiểu (theo phân loại cấu trúc địa mạo thổ nhưỡng).

a) Các kiểu đất hình thành tại chỗ (đất địa thành) bao gồm đất đỏ vàng, đất xám bạc màu, đất mùn vàng đỏ trên núi chiếm gần 86,8% thành tạo chủ yếu trên đá macma axit và đá cát. Cùng với điều kiện địa hình đồi núi dốc có độ cao tương phản nên mùa mưa tập trung đất bị rửa trôi mạnh dẫn đến tầng đất mỏng, nhiều nơi trơ sỏi đá, khả năng trữ ẩm và điều tiết nước kém, dễ bị xói lở. Diện tích đất dốc trên 250 chiếm tỷ lệ trên 72% vì vậy tiềm năng xói mòn đất rất lớn.

b) Kiểu đất thủy thành do bồi tụ của sông biển chiếm gần 12,2% phân bố ở vùng đồng bằng duyên hải. Đồng bằng dạng thung lũng chân núi hẹp mở ra phía biển. Hầu hết lớp phù sa bồi tụ có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình do vật liệu bồi tụ giàu SiO2 và thô. Nhiều nơi lớp bồi tụ nằm trên nền sét không thấm nước.

Đồng thời ở chính tầng phù sa do canh tác lâu đời đã tạo nên “tầng đế cày” chặt xít như một mặt chắn cản trở quá trình thấm và tiêu thoát nước.

c) Kiểu đất phong thành bao gồm các bồn cát, bãi cát trắng đỏ vàng chiếm diện tích trên 1% được sóng và gió biển vun đắp các cồn cát hình thành dạng đồi và dãy đồi chạy song song đường bờ biển như những con đê tự nhiên ngăn đường thoát lũ của đồng bằng. Vào mùa khô hiện tượng cát bay và mùa mưa cát chảy vùi lấp đất phù sa sâu trong đất liền, lấp các phần cửa sông.

Các quá trình thành tạo thổ nhưỡng kết hợp với điều kiện khí hậu, tính chất khô ẩm theo chu kỳ đã làm tăng cường quá trình laterit thành tạo đá ong kết von làm giảm khả năng thấm đọng nước, các dấu hiện được thể hiện qua:

- Diện tích đất núi dốc, tầng mỏng, làm cho khả năng điều tiết nước lưu vực kém, tốc độ nước dồn về đồng bằng nhanh và lớn trong mùa lũ, nhưng bị khô kiệt nhanh chóng trong mùa kiệt. Đặc biệt ở vùng đất trống đồi trọc.

- Đồng bằng bị thu hẹp lại, các gờ đỉnh cát chắn ngang lối thoát nước, cát bồi lấp cửa sông làm cho khó thoát nước, do đó vùng đồng bằng luôn chịu lũ lụt lớn.

25 - Quá trình laterit hóa trên vùng đồi phía Tây các vùng đồng bằng là một trong các nguyên nhân hình thành đất bạc màu, kém về dinh dưỡng, cấu trúc đất kém. Do không có khả năng thấm giữ nước nên lớp phủ thực vật ngh o nàn. Nước mưa tự do chảy ứ ven chân các đồi cát, tạo lũ lụt cục bộ và thiếu nước trong mùa kiệt. Các điều này làm giảm khả năng khai thác và sử dụng tài nguyên nước một cách hiệu quả.

Hình 2.4. Bản đồ đất lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn

(Nguồn: [7])

Một phần của tài liệu Đánh giá tài nguyên nước các sông suối lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)