CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG VU GIA –
3.4. Phân vùng thủy văn
Thủy văn là một trong các thành phần của cảnh quan địa lý, nằm trong mối quan hệ tương tác hữu cơ với các thành phần cảnh quan khác. Sự phân hoá theo thời gian và không gian có những nét tương đồng với những phân hoá của địa lý tự nhiên. Đồng thời do những đặc điểm riêng dưới tác động tổng hợp của các yếu tố cảnh quan, sự phân hoá của nó có những nét đặc thù, riêng biệt. Ranh giới giữa các khu vực thủy văn nào đó, ở đơn vị phân vị cấp cao, khi các nhân tố địa đới đóng vai trò chủ yếu, có thể tương ứng với các khu vực địa lý tự nhiên. Nhưng ở một phạm vi khác với các đơn vị phân vị thấp, các nhân tố địa phương, phi địa đới chiếm ưu thế, tình hình lại hoàn toàn khác. Phân vùng thủy văn cho ta thấy rõ quy luật phân hoá của những đặc trưng quan trọng trên không gian địa lý, góp phần làm sáng tỏ quy luật phân hoá của tự nhiên [20].Phân vùng thuỷ văn là phân chia các cấp vùng lãnh thổ theo các yếu tố thuỷ văn, phát hiện, đánh giá các đặc trưng thuỷ văn trong vùng để có căn cứ sử dụng nghiên cứu và khai thác nguồn nước hợp lý.
Nhiệm vụ của phân vùng thủy văn là căn cứ vào quy luật địa đới và phi địa đới của sự phân bố nước trong tự nhiên, tính tương tự và không tương tự của các đặc trưng thủy văn, chia một khu vực lớn thành các khu vực nhỏ khác nhau có các quy luật riêng về thủy văn. Mỗi khu vực này có điều kiện thủy văn, chế độ dòng chảy, điều kiện địa lý tự nhiên tương đối đồng nhất. Các cấp phân vị ngày càng nhỏ dần, đặc trưng và chỉ tiêu trong mỗi cấp ngày càng thống nhất, ngày càng giống nhau. Phân tích quan hệ tương hỗ cũng như tính chất chung và riêng giữa các khu vực để tìm ra quy luật phân bố và quá trình hình thành các đặc trưng thủy văn, phục vụ cho việc sử dụng tài nguyên nước hợp lý trong quá trình phát triển KT – XH ở khu vực nghiên cứu.
Về mặt lý luận của phương pháp phân vùng thủy văn, cho đến nay vẫn chưa được giải quyết đầy đủ và cũng chưa có quan điểm thống nhất. Những cố gắng nhằm thống nhất triệt để các quy luật phân hóa của các quá trình, các hiện tượng thủy văn đều chưa thành công, chưa đề ra được một hệ thống phân vị thống nhất ở
58 cả cấp cao, cả cấp thấp. Một số sơ đồ phân vùng thủy văn được đề xuất nhưng chưa được sự nhất trí, giữa các sơ đồ cũng có những mâu thuẫn nhau. Khó khăn chính là chưa tìm ra phương pháp đánh giá khách quan những biểu hiện của sự phân hóa mà nằm trong mối tương quan phức tạp giữa các thành phần cảnh quan. Do vậy bất kỳ một phương pháp, một quan điểm phân vùng thủy văn nào cũng chỉ mới có thể giải quyết vấn đề một cách tương đối trong giới hạn nào đó. Tuy nhiên dù chỉ thể hiện được khái quát tính hệ thống của các quy luật phân hóa thủy văn cũng đã mang lại những ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất có lợi.
Trong nhiều năm qua, nhiều nhà nghiên cứu thủy văn và cả những nhà địa lý đã tiến hành phân vùng thủy văn theo những quan điểm khác nhau, tùy thuộc đối tượng phân vùng, mục tiêu phân vùng, điều kiện số liệu và khả năng nghiên cứu.
Giáo sư Ngô Đình Tuấn đưa ra khái niệm cho rằng tính phân vùng của hiện tượng thủy văn là tính ổn định tương đồng giữa không gian và thời gian theo hệ thống các cấp của chúng. Từ đó đưa ra 5 cấp phân vị sau:
1. Cấp I: Đới thủy văn: Là đơn vị không gian bậc cao được đồng nhất với đới khí hậu có đơn vị thời gian tương đồng là chu kỳ lớn khí hậu. Theo các chỉ tiêu khí hậu, phần lớn lãnh thổ phía Bắc nước ta (tính từ đ o Hải Vân) thuộc đới thủy văn nhiệt đới gió mùa, ẩm ướt.
2. Cấp II: Miền thủy văn: Là các đơn vị không gian nằm trong đới thủy văn và tương đồng với đơn vị thời gian là thời kỳ dao động lớn của địa hình (thời kỳ biển tiến, biển thoái), tạo niên sự phân cách lớn về chế độ dòng chảy. Ở nước ta đó là sự phân cách giữa miền núi với chế độ dòng chảy sông và miền đồng bằng với chế độ dòng chảy biển
Cấp III: Vùng thủy văn: Là đơn vị không gian tương đồng với đơn vị thời gian là chu kỳ thủy văn (một chu kỳ thủy văn có độ dài trung bình khoảng 11 năm).
Với điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm ướt như nước ta, vùng thủy văn thuộc miền đồi núi có thể coi là một vùng khí hậu địa lý nhất định, trong đó thiết lập được sự cân bằng lượng nước giữa không gian và thời gian, chỉ tiêu định lượng cho cấp vùng
59 thủy văn miền núi là sự đồng nhất về phương trình cân bằng nước trung bình nhiều năm (khoảng 2-3 chu kỳ thủy văn). Ranh giới giữa các vùng dựa vào đường phân nước. Vùng thủy văn đồng bằng được xác lập từ vùng lãnh thổ chịu sự chi phối của chế độ triều (chu kỳ18,6 năm). Chỉ tiêu định lượng cho cấp vùng thuộc miền đồng bằng có thể là ranh giới ảnh hưởng triều cao nhất.
4. Cấp IV: Địa phương thủy văn: Là đơn vị cấu trúc cơ bản của không gian thủy văn tương ứng với đơn vị cấu trúc cơ bản của thời gian thủy văn là năm thủy văn. Năm thủy văn được đặc trưng bằng các mùa thủy văn (mùa lũ, màu cạn).
Như vậy đối với miền đồi núi, địa phương thủy văn là một đơn vị không gian được đồng nhất về mùa thủy văn. Mùa thủy văn có thể phân biệt theo mùa lũ, mùa cạn và sự tập trung hay sự phân tán theo thời gian tương ứng của chúng. Chỉ tiêu định lượng chính của cấp địa phương thủy văn thuộc vùng thủy văn miền núi là độ dài mùa lũ, mùa cạn. Đối với vùng thủy văn miền đồng bằng, địa phương thủy văn được phân chia theo ranh giới ảnh hưởng triều trong mùa lũ và mùa cạn.
5. Cấp V: Dải (hay ô) thủy văn: Là đơn vị phân vùng trong địa phương thủy văn, là đơn vị không gian tương đồng với đơn vị thời gian là tháng thủy văn. Dải (hay ô) thủy văn thuộc miền đồi núi được phân chia theo mức độ đồng nhất tháng và có dòng chảy lớn nhất và nhỏ nhất. Tùy theo vùng có thể chọn thêm chỉ tiêu phụ thích hợp.
Căn cứ vào các đặc trưng khí hậu, thuỷ văn và địa hình của lưu vực, đối chiếu với hệ thống các cấp phân vùng cho thấy lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn thuộc một phần nhỏ trong đới thuỷ văn, miền thuỷ văn của cả nước:
- Lưu vực Vu Gia - Thu Bồn thuộc đới thuỷ văn nhiệt đới, ẩm ướt, gió mùa.
- Lưu vực Vu Gia - Thu Bồn thuộc miền thuỷ văn miền núi và miền thuỷ văn đồng bằng.
Phân chia lãnh thổ lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn thành các vùng và á vùng thuỷ văn như sau:
60 (i) Vùng thuỷ văn đồi núi (ký hiệu là D)
Vùng thuỷ văn đồi núi bao gồm lãnh thổ các huyện Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đức, Quế Sơn, vùng đồi núi của Đại Lộc. Đây là toàn bộ phần đồi núi phía tây của lưu vực.
Lượng mưa năm trung bình: 2300mm đến 4200mm.
Lớp dòng chảy năm Y0 từ 1800mm đến 3000mm Được chia thành 2 á vùng:
* Á vùng D1 (đồi núi phía bắc và tây bắc lưu vực): phần trung du và đồi núi của lưu vực sông Vu Gia bao gồm lãnh thổ các huyện Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang và một phần của các huyện Phước Sơn, Đại Lộc.
Lượng mưa năm trung bình: 2300mm đến 3200mm.
Lớp dòng chảy năm Y0 từ 1800mm đến 2300mm.
* Á vùng D2 (đồi núi phía nam và tây nam lưu vực): phần trung du và đồi núi của lưu vực sông thu Bồn và sông Tam Kỳ bao gồm lãnh thổ các huyện Bắc Trà My, Nam Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đức và một phần lãnh thổ của các huyện Phước Sơn, Đại Lộc, Quế Sơn.
Lượng mưa năm trung bình: 3000mm đến trên 4200mm.
Lớp dòng chảy năm Y0 từ 2300mm đến 3000mm.
(ii) Vùng thuỷ văn vùng đồng ằng (ký hiệu là B)
Vùng thuỷ văn đồng bằng bao gồm phần đồng bằng ven biển thuộc lãnh thổ các huyện thị: TP. Đà Nẵng, Hội An, Điện Bàn, Thăng Bình, Duy xuyên, Núi Thành, TP.Tam Kỳ, một phần của các huyện Đại Lộc. Đây là toàn bộ phần đồng bằng phía đông.
Lượng mưa năm trung bình: 2200mm đến 2800mm.
Lớp dòng chảy năm Y0 từ 1700mm đến 2100mm
61 Hạ lưu các sông bị ảnh hưởng triều mặn. Chế độ triều là bán nhật triều không đều, tại các cửa sông biên độ triều trung bình A = 70cm - 100cm, biên độ triều lớn nhất Amax = 140cm - 160cm.
Được chia thành 2 á vùng:
* Á vùng B1 (đồng bằng đông bắc): Phần đồng bằng hạ lưu của hệ thống sông Thu Bồn - Vu Gia bao gồm lãnh thổ các huyện, thị xã: thành Phố Đà Nẵng, Hội An, Điện Bàn, Duy Xuyên, một phần huyện Thăng Bình và Quế Sơn.
Lượng mưa năm trung bình: 2200mm đến 2500mm.
Lớp dòng chảy năm Y0 từ 1700mm đến 1900mm.
Hạ lưu các sông ảnh hưởng triều mặn. Chế độ triều là bán nhật triều không đều, tại cửa Đại biên độ triều trung bình A = 80 - 100cm, biên độ triều lớn nhất Amax = 156cm. Bình quân số ngày nhật triều là Nn = 12 ngày.
* Á vùng B2 (vùng đồng bằng đông – nam): Phần đồng bằng phía nam hạ lưu hệ thống sông Thu Bồn - Vu Gia bao gồm một phần lãnh thổ các huyện Núi Thành, Thăng Bình và thành phố Tam Kỳ.
Lượng mưa năm trung bình Xo từ 2600mm đến trên 2800mm.
Lớp dòng chảy năm Y0 từ 1900 mm đến 2100mm.
Á vùng này nằm ở hạ lưu hồ Phú Ninh nên dòng chảy từ thượng nguồn về phần lớn đã bị điều tiết bởi chế độ điều tiết của hồ.
Hạ lưu các sông ảnh hưởng triều mặn. Chế độ triều là bán nhật triều không đều, tại cửa Lở biên độ triều trung bình A = 70 - 100cm, biên độ triều lớn nhất Amax = 142cm. Bình quân số ngày nhật triều là Nn= 15 ngày.
62 Bảng 3.12. Các đặc trƣng cơ bản của các vùng thuỷ văn
lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn
Vùng D ( đồi núi) -X0 = 2300 - 4200mm -Y0 = 1800 - 3000mm
Vùng D1 (đồi núi phía bắc và tây bắc) -X0 =2300 - 3200mm
-Y0 = 1800 - 2300mm
Vùng D2 (đồi núi phía nam và tây nam) -X0 =3000 - 4200mm
-Y0 = 2300 - 3000mm
Vùng B ( đồng bằng) -X0 = 2200 - 2800mm -Y0 = 1700 - 2100mm -Chế độ triều là bán nhật triều không đều, trung bình từ bắc vào nam có từ 3 đến 15 ngày nhật triều /tháng.
-Biên độ triều tại cửa sông A0 = 70 - 100cm Amax = 140 - 160cm
Vùng B1 (đồng bằng phía đông bắc lưu vực) -X0 =2200 - 2500mm
-Y0 = 1700 - 1900mm
-Chế độ triều là bán nhật triều không đều, trung bình từ bắc vào nam có từ 3 đến 12 ngày nhật triều /tháng.
-Biên độ triều tại cửa sông A0 = 80 - 100cm Amax = 156cm
Vùng B2 (đồng bằng phía đông nam lưu vực) -X0 =2600 - 2800mm
-Y0 = 1900 - 2100mm
-Chế độ triều là bán nhật triều không đều, trung bình có 15 ngày nhật triều /tháng.
-Biên độ triều tại cửa sông A0 = 70 - 100cm Amax = 142cm
(Nguồn: Phòng Địa lý thủy văn, Viện Địa lý) Ý nghĩa phân vùng: Từ bản đồ phân vùng thủy văn có thể tìm hiểu một cách hệ thống và toàn diện về sự diễn biến, phân bố của các yếu tố thủy văn. Phân vùng thủy văn cho thấy rõ quy luật phân bố theo không gian của phức hợp thủy văn tạo cơ sở khoa học cho công tác quản lý, khai thác tài nguyên, làm cơ sở cho việc quy hoạch phát triển thủy lợi, nghiên cứu thủy văn và bổ sung cho phân vùng địa lý tự nhiên.