CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI LƯU VỰC SÔNG VU GIA - THU BỒN
2.1. Điều kiện địa lý tự nhiên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn
2.1.4. Mạng lưới sông suối
Hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn do dòng chính sông Thu Bồn và sông Vu Gia tạo thành với diện tích khoảng 10.350km2. Đây là một trong 9 hệ thống sông lớn của nước ta, với chiều dài sông chính 205km, chảy qua đồng bằng Quảng Nam – Đà Nẵng và đổ ra biển tại vịnh Đà Nẵng qua 3 phân lưu: sông Hàn (Đà Nẵng), cửa Đại (Hội An) và Trường Giang (cửa Lở).
Hình thái của lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn phụ thuộc vào cấu trúc địa chất, địa mạo khu vực; còn độ dốc, chiều dài và diện tích lưu vực phụ thuộc vào tính tương phản trong cấu trúc địa hình. Sự sắp xếp của các dãy núi đã tạo ra hướng dốc chính của địa hình lưu vực sông Thu Bồn là hướng Tây Nam - Đông Bắc, và dòng chính sông Thu Bồn có hướng chảy chính Tây Nam - Đông Bắc ở phần thượng, trung du và chuyển hướng chảy Tây - Đông ở vùng hạ du lưu vực. Vì vậy hệ số uốn khúc của các sông lớn trên lưu vực xấp xỉ 2 như dòng chính 1,86, sông Bung 2,02, sông Tĩnh Yên 2,67... Địa hình núi đồi chiếm tỷ trọng diện tích khá lớn (chiếm tới 80%) nên lưu vực sông Thu Bồn có độ cao bình quân (552m) cũng như độ dốc bình quân lưu vực (25%) thuộc vào loại lớn nhất so với các lưu vực sông dải duyên hải Việt Nam. Với độ cao và độ dốc lưu vực lớn nên mạng lưới sông suối trong lưu vực phát triển mạnh dạng tia toả - đặc trưng cho mạng lưới sông suối vùng núi cao. Mạng lưới sông suối trong lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn kém phát triển với mật độ lưới sông 0,47km/km2. Phần thượng du lưu vực độ dốc địa hình lớn trên 30%, cấu tạo địa chất vùng núi là các đá Granit sườn dốc, đỉnh núi nhọn với lớp vỏ phong hoá chủ yếu là sa thạch, diệp thạch xen lẫn cuội kết nên mạng lưới sông suối trong vùng chỉ phát triển ở những vùng thấp còn ở phần sườn núi hầu như
28 không xuất hiện dòng chảy thường xuyên, mật độ lưới sông 0,38km/km2. Phần hạ du sông chảy trong vùng đồng bằng ven biển thấp, độ dốc bề mặt giảm và lớp vỏ thổ nhưỡng trong vùng này chủ yếu là đất cát, đất đỏ nên mạng lưới sông suối ở đây cũng không phát triển mạnh, mật độ sông suối 0,57 km/km2.
Sông Thu Bồn: Có thượng nguồn là sông Tranh bắt nguồn từ sườn đông nam dãy Ngọc Linh với độ cao trên 2000m. Sông chảy theo hướng bắc nam qua các huyện Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đức, Quế Sơn đến Giao Thủy sông chảy qua vùng đồng bằng các huyện Duy Xuyên, Điện Bàn, Hội An. Chiều dài sông chính đến cửa Đại là 198km, diện tích lưu vực tính đến Giao Thủy là 3825km2. Thượng lưu sông Thu Bồn có các nhánh lớn như sông Khang, sông Vang, sông Tranh, sông Ghềnh Ghềnh. Hạ lưu sông Thu Bồn có mạng lưới phân lưu, nhập lưu phức tạp và cuối cùng chảy ra cửa Đại. Khi sông chảy về đồng bằng nhận một lượng nước từ sông Vu Gia chảy qua sông Quảng Huế đổ vào tại Giao Thủy, nhưng cách Giao Thủy về phía hạ lưu khoảng 16km lại có phân lưu sông Vĩnh Điện dẫn nước từ sông Thu Bồn trả lại sông Vu Gia tại sông Hàn rồi đổ ra cửa Đà nẵng.
Sông Khang bắt nguồn từ vùng núi cao trên 1000 m (núi Răng Cưa 1152m) ở vùng núi Trà My, tiếp giáp với huyện Trà Bồng tỉnh Quảng Ngãi, chảy theo hướng đông nam - tây bắc qua các huyện Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đức, đổ vào sông Thu Bồn (sông Tranh) về phía bờ hữu, cách thị trấn Hiệp Đức về phía hạ lưu vài km. Sông Khang dài 57km, diện tích lưu vực 609km2. Sông Khang có một số nhánh như: sông Tiên, (137km2), sông Lung (26km2)... .
Sông Vang cũng bắt nguồn từ vùng núi huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi (vùng Trà Thanh), chảy theo hướng đông nam - tây bắc qua huyện Trà My rồi đổ vào sông Tranh ở phía bờ hữu, hạ lưu thị trấn Trà My khoảng 10 km. Sông Vang dài 24km, diện tích lưu vực 249km2.
Sông Ngọn Thu Bồn bắt nguồn từ đỉnh núi Ngok Gle Long cao 1865m ở huyện Phước Sơn, chảy theo hướng tây nam đông bắc, đổ vào sông Thu Bồn ở phía bờ tả; sông dài 35km, diện tích lưu vực 488km2.
29
Sông Ghềnh Ghềnh (sông Nam Nin) bắt nguồn từ vùng núi cao trên 1000m ở vùng biên giới giữa tỉnh Quảng Nam - Kon Tum. Sông chảy theo hướng tây nam - đông bắc, đổ vào sông Tranh ở phía bờ tả. Sông dài 22km, diện tích lưu vực 195km2.
Sông Trầu (sông Lâu) bắt nguồn từ vùng núi Tiên - Cẩm Hà huyện Tiên Phước, chảy theo hướng đông - tây, đổ vào sông Tranh ở thị trấn Tân An, sông dài 21km, diện tích lưu vực 93km2.
Sau khi chảy qua Giao thuỷ, sông Thu Bồn đổ vào vùng đồng bằng. Sau khi tiếp nhận nước sông Vu Gia từ phân lưu Quảng Huế đổ vào, sông Thu Bồn có phân lưu Bà Rén - Chiêm Sơn. Phụ lưu này chảy qua huyện Duy Xuyên - tiếp nhận nước sông Ly Ly ở bờ phải, rồi lại chảy vào sông Thu Bồn ở gần cửa sông. Với tên mới là sông Kỳ Lam. Dòng chính sông Thu Bồn chảy qua huyện Điện Bàn và từ hạ lưu cầu Câu Lâu lại có tên là sông Câu Lâu. Sau đó, sông này tách thành sông Hội An ở phía bờ tả và một phân lưu nhỏ ở dưới bờ hữu. Phân lưu này nhập với sông Bà Rén và lại có tên gọi là sông Thu Bồn. Sông Hội An chảy qua thị xã Hội An; sau đó nhập với sông Thu Bồn để đổ vào sông Cửa Đại, rồi chảy ra cửa Đại.
Sông Kỳ Lam - sông Điện Bình, có các phân lưu: Cổ Cò, Vĩnh Điện. Suối Cổ Cò lại tách thành phân lưu Tam Giáp và sông Thanh Quít. Các sông này đều chảy vào sông Vĩnh Điện. Sông Vĩnh Điện chảy theo hướng bắc - nam, tây nam - đông bắc, đổ vào sông Hàn rồi chảy ra vịnh Đà Nẵng, sông dài 24km.
Sông Ly Ly bắt nguồn từ vùng núi huyện Quế Sơn, chảy theo hướng tây nam - đông bắc qua các huyện Quế Sơn (ở bờ tả) và Thăng Bình (ở bờ hữu), đổ vào sông Bà Rén. Sông Ly Ly dài 36km, diện tích lưu vực 279km2.
Sông Vu Gia: là một trong hai sông hợp thành hệ thống sống Thu Bồn và là sông lớn thứ 2 của tỉnh. Lưu vực sông Vu Gia nằm bên trái sông Thu Bồn thuộc địa phận các huyện Hiên, Giằng, Đại Lộc, Điện Bàn của tỉnh Quảng Nam và Hoà Vang (thuộc Đà Nẵng) và gồm nhiều nhánh sông hợp thành như sông Cái, Bung, Côn.
30 Chiều dài tính từ thượng nguồn sông Cái đến cửa Đà Nẵng là 204km. Tổng diện tích lưu vực tính đến Ái Nghĩa là 5180km2 (thượng nguồn sông Vu Gia có một đoạn nằm trên đất Kon Tum, với chiều dài 38km, tương ứng với diện tích là 500km2).
Phần hạ lưu, khi chảy đến Ái Nghĩa có phân lưu là sông Quảng Huế mang nước từ sông Vu Gia đổ vào sông Thu Bồn. Dòng chính trước khi chảy qua địa phận Đà Nẵng được chia ra hai phân lưu chính là sông Yên và sông Chu Bái. Sông Yên chảy về phía An Trạch sau đó nhập lưu với sông Túy Loan chảy vào sông Hàn rồi đổ ra cửa Đà Nẵng. Phần hạ lưu sông Vu Gia có nhiều phân lưu như sông Yên, sông la Thọ, sông Quá Giáng, sông Thanh Quýt.
Sông Cái được coi là dòng chính của sông Vu Gia, bắt nguồn từ sườn phía tây nam dãy núi Ngọc Linh thuộc địa phận tỉnh Kon Tum, chảy theo hướng bắc nam đến gần thượng lưu Hội Khách thì tiếp nhận sông Bung rồi sau đó lại tiếp nhận thêm sông Kôn ở hạ lưu Hội Khách. Khi chảy đến Ái Nghĩa, sông Vu Gia có phân lưu Quảng Huế chảy vào sông Thu Bồn, còn dòng chính tiếp tục chảy về xuôi và chia ra làm nhiều phân lưu (sông Yên, sông La Thọ, sông Quá Giang, sông Thanh Quít...) đổ ra cửa Đà Nẵng. Ở khu vực hạ lưu, sông Vu Gia có các chi lưu như sau:
- Sông Ái Nghĩa: từ hạ lưu cửa sông Quảng Huế, sông Vu Gia được gọi là sông Ái Nghĩa, sông này chảy qua thị trấn Ái Nghĩa đến xã Đại Hiệp huyện Đại Lộc, sông dài 4,9km độ dốc trung bình 0,1%, chiều rộng trung bình sông 160km.
- Sông Yên: là phân lưu của sông Ái Nghĩa, xuất phát từ xã Đại Hiệp chảy đến ngã ba sông Tuý Loan và Cầu Đê; sông dài 12,8km, độ dốc 0,4%, chiều rộng trung bình sông 130m. Do độ dốc lòng sông lớn nên khoảng trên 90% nước sông Ái Nghĩa đổ vào sông Yên.
- Sông Lạc Thành cũng là phân lưu của sông Ái Nghĩa, xuất phát từ cửa sông Yên chảy theo hướng đông đến ngã ba La Thọ và Bầu Sắu; sông dài 4,2km, độ dốc 0,05%, lòng sông hẹp với độ rộng trung bình 85m. Do độ dốc nhỏ và lòng sông
31 hẹp nên chỉ có khoảng 4-10% lượng nước sông Ái Nghĩa chảy vào sông Lạc Thành.
- Sông La Thọ và sông Bàu Sấu là 2 phân lưu của sông La Thành. Sông La Thọ chảy theo hướng đông nam trên đoạn đường 5,0km đến Đông Hà thì tách thành 2 nhánh đổ vào sông Thanh Quít và nhánh Cổ Cò. Hai nhánh này đều chảy vào sông Vĩnh Điện.
- Sông Bàu Sấu chảy theo hướng đông bắc trên đoạn đường 6,5km đến Bích Bắc cũng tách thành 2 nhánh đổ vào sông Quá Giang Tả và Quá Giang Hữu rồi cũng đổ vào sông Vĩnh Điện.
Từ nguồn đến Thành Mỹ, sông Vu Gia có một số nhánh sông chính như: Đắc Công (142km2), Đắc Sê (297km2), Giang (496km2) ở bờ tả, các sông: Đắc Mê A (114km2), Đắc Rô Rô (80,5km2) ở phía bờ hữu.
- Sông Bung là một nhánh phía bên trái của sông Vu Gia do dòng chính sông Bung và sông A Vương hợp thành. Sông A Vương bắt nguồn từ vùng núi cao 1000m ở phía tây bắc huyện Hiên, có chiều dài 80km, diện tích lưu vực 898km2. Sông Bung dài 131km, diện tích lưu vực 2530km2.
- Sông Kôn bắt nguồn từ vùng núi cao 800m ở phía bắc huyện Hiên, chảy vào sông Vu Gia ở hạ lưu Hội Khách, sông dài 47km, diện tích lưu vực 627km2.
- Sông Tuý Loan bắt nguồn từ độ cao 900m ở sườn phía nam dãy Bạch Mã, chảy vào sông Yên ở phía bờ trái, sông dài 30km diện tích lưu vực 309km2. Toàn bộ chiều dài dòng chính sông Vu Gia từ nguồn đến cửa Đà Nẵng dài 205km, diện tích lưu vực tính đến Giao Thuỷ bằng 5180km2.
32 Bảng 2.8. Đặc trưng hình thái lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn
T
T Sông Đổ vào
Độ cao nguồn
sông (m)
Chiều dài sông (km)
Chiều dài lưu
vực (km)
Diện tích
lưu vực (km2)
Đặc trưng trung bình lưu vực
Độ cao (m)
Độ dốc (%)
Độ rộng (km)
Mật độ lưới sông km/km2
Hệ số uốn khúc
Vu Gia Thu Bồn
Biển Đông 1600 205 148 10350 552 25,5 70 0,47 1,86
1 Đắc Sê Thu Bồn 1000 34 33 297 790 19,3 9,0 0,2 1,39 2 Giang Thu Bồn 1000 62 55 496 670 23,7 9,0 0,27 1.48 3 Bung Thu Bồn 1300 131 74 2530 816 37 34 0,31 2,02
4 Kôn Thu Bồn 800 47 34 627 527 31 18,4 0,66 1,62
5 Tĩnh Yên Thu Bồn 2000 163 85 3690 453 21,3 43,4 0,41 2,67 6 Ly Ly Thu Bồn 525 38 21 279 204 5,7 9,0 0,26 1,38 7 Tuý Loan Thu Bồn 900 30 25 309 271 15 10,3 0,57 1,30 8 Đắc Đ.Rich Bung 900 22 20 124 848 37 6,2 0,28 1,34 9 Đắc Pơ Rinh Bung 1000 80 39 898 817 40 23 0,37 - 10 A Vương Bung 1000 31 28 200 587 28 7,1 0,64 2,67
11 Dâng Kôn 1000 31 28 200 587 28 7,1 0,64 1,06
12 Chênh Tĩnh Yên 700 22 27 195 811 13,8 7,2 0,17 1,38 13 Vang Tĩnh Yên 300 24 28 249 400 23,3 8,9 0,29 1,26 14 Tun Tĩnh Yên 500 16 13 110 179 28,0 8,5 0,84 1,33 15 Khang Tĩnh Yên 800 57 50 609 210 20,4 12,1 1,1 1,36 16 Ngọn Thu Bồn Tĩnh Yên 900 35 30 488 324 22,7 16,2 0,68 1,46
(Nguồn: [27])