Thực trạng chất lượng cuộc sống

Một phần của tài liệu Chất lượng cuộc sống của người tăng huyết áp từ 40 tuổi trở lên và một số yếu tố liên quan tại xã cát khánh, huyện phù cát, tỉnh bình định, năm 2017 (Trang 21 - 24)

1.5. Nghiên cứu về chất lượng cuộc sống trên thế giới và Việt Nam

1.5.1. Thực trạng chất lượng cuộc sống

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu được triển khai nhằm mô tả thực trạng chất lượng cuộc sống của người tăng huyết áp, người cao tuổi, người mắc các bệnh mạn tính...

Năm 2007 tại phía Nam Brazil, Ana Carolina Melchiors, Cassyano Januario Correr và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân tăng huyết áp và giá trị của bộ công cụ đo lường Minichal-Brazil trên 191 bệnh nhân từ 29 tuổi trở lên, nghiên cứu sử dụng bộ công cụ đánh giá chất lượng cuộc sống WHOQOL-BREF, cho thấy điểm trung bình chất lượng cuộc sống của những người tăng huyết áp trên các lĩnh vực như sau:

Lĩnh vực TB (KTC 95%)

Sức khỏe thể chất 61,5 (59,0-64,1) Sức khỏe tâm thần 65,7 (63,2 - 68,2) Quan hệ xã hội 72,3 (70,0 -74,5) Môi trường sống 59,7 (57,7 - 61,7)

Kết quả nghiên cứu cho thấy điểm trung bình chất lượng cuộc sống của bệnh nhân tăng huyết áp giao động từ 59,7 đến 72,3 điểm giữa các lĩnh vực. Trong đó điểm trung bình chất lượng cuộc sống lĩnh vực quan hệ xã hội là cao nhất, thấp nhất là lĩnh vực môi trường sống [40]. Cũng tại Brazil, nghiên cứu của Michelle Carvalho, Isabela Bispo Santos Silva và cộng sự (từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2009) tiến hành nghiên cứu mô tả cắt ngang chất lượng cuộc sống của 100 bệnh nhân tăng huyết áp, sử dụng bộ công cụ SF-36 và Minichal. Kết quả cho thấy, mức trung bình của SF-36 lần lượt theo thứ tự là: giới hạn bởi các khía cạnh vật lý 47,3 (SD 42,9), sức sống 57,4 (SD 19,7), vai trò của cảm xúc 58 (SD 44,7), chức năng công xuất 58,7 (SD 27,8), đau 60,4 (SD 26,3), sức khỏe nói chung 60,7 (SD 22,7), sức khỏe tâm thần 66,8 (SD 22,1) và các khía cạnh xã hội 78 (SD 26,1) [26].

Với các thang đo chất lượng cuộc sống khác nhau, các nghiên cứu cũng cho kết quả khác nhau như: Nghiên cứu chất lượng cuộc sống của người cao tuổi ở nông

thôn Tamilnadu được đánh giá bằng bộ công cụ WHOQOL-BREF, kết quả điểm cao nhất là lĩnh vực quan hệ xã hội 56,6 ±19,56 điểm và thấp nhất là điểm thể chất 45±11,84 điểm [46]. Kết quả nghiên cứu chất lượng cuộc sống của cộng đồng thành thị và nông thôn tại Italy năm 2012 của Mauro, theo thang điểm SF-12 có điểm trung bình chất lượng cuộc sống ở nhóm 45-64 tuổi là 38,1 điểm, trong khi điểm trung bình chất lượng cuộc sống ở nhóm trên 64 tuổi giảm còn 37,4 điểm [39].

Tại Việt Nam, nghiên cứu của tác giả Duy Thị Hoa và Lê Hoàng Ninh thực hiện trên 275 bệnh nhân tăng huyết áp từ 50 tuổi trở lên tại Bến Lức, Long An, năm 2013 sử dụng bộ công cụ WHOQOL-BREF gồm 26 câu, kết quả cho thấy: Tuổi trung bình của đối tượng tham gia nghiên cứu là 66 tuổi (ĐLC=9,9); 59% là nữ giới. Điểm trung bình chất lượng cuộc sống về quan hệ xã hội, môi trường sống, sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần của bệnh nhân tăng huyết áp lần lượt là: (64,12

± 14,06), (59,52 ± 10,39), (54,73 ± 14,94) và (49,42 ± 12,73) [10]. Hay kết quả nghiên cứu của tác giả Huỳnh Ngọc Vân Anh và cộng sự với điểm trung bình chất lượng cuộc sống các lĩnh vực giao động từ 41,5 đến 44,5 điểm [2]. Khảo sát chất lượng cuộc sống ở 300 bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị tại phòng khám Nội Tim Mạch, bệnh viện Chợ Rẫy từ 10/2013 đến 03/2014, sử dụng bộ câu hỏi SF-36 của Trần Công Duy, Châu Ngọc Hoa cho kết quả: Điểm trung bình của 4 lĩnh vực sức khỏe thể chất bao gồm hoạt động chức năng, giới hạn chức năng, cảm nhận đau đớn và sức khỏe tổng quát lần lượt là: 68,3; 57,2; 57,1 và 37,2. Điểm trung bình của 4 lĩnh vực sức khỏe tâm thần bao gồm cảm nhận sức sống, hoạt động xã hội, giới hạn tâm lý và tâm thần tổng quát lần lượt là 55,5; 57,5; 58,7 và 48,8 [6]. Nghiên cứu của nhóm tác giả Đỗ Thị Ánh, Bùi Vũ Bình và cộng sự được thực hiện trên 175 bệnh nhân đã được chẩn đoán xác định bệnh ung thư và đang điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong thời gian từ 18/02/2015 đến 10/05/2015 theo phương pháp mô tả cắt ngang. Kết quả cho thấy điểm trung bình theo bộ câu hỏi FACT-G là 47,03 điểm (SD:3,84). Trong đó, lĩnh vực thể chất có điểm cao nhất là 16,24/28 điểm (SD:5,49), thấp nhất là lĩnh vực hoạt động 6,14/28 điểm (SD:4,16), hai lĩnh vực quan hệ gia đình xã hội và tâm thần lần lượt là 12,39/28 điểm (SD:2,97),

12,26/24 điểm (SD:6,14) [1].

Lê Bích Ngọc và cộng sự của Trường Đại học Y tế công cộng, nghiên cứu được thực hiện trên 406 người cao tuổi tại 4 xã của huyện Tiền Hải, Thái Bình năm 2015 theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống bằng bộ công cụ đo lường chất lượng cuộc sống đã được chuẩn hoá tại Việt Nam bởi nhóm nghiên cứu trường Đại học Y tế công cộng năm 2009. Kết quả nghiên cứu cho thấy, điểm trung bình chất lượng của sống của người cao tuổi tại 4 xã Tây Giang, Tây Tiến, Đông Cơ và Nam Hà của huyện Tiền Hải, Thái Bình là 235,6 ± 24,3 điểm. Điểm quy đổi theo thang điểm 10 là 7,2 điểm, đạt mức khá. Trong tổng số 6 khía cạnh của chất lượng cuộc sống, điểm chất lượng cuộc sống cao nhất tại khía cạnh tâm thần, quan hệ hỗ trợ trong sinh hoạt (7,7/10 điểm) và thấp nhất tại khía cạnh thực hành tín ngưỡng tâm linh (6,4/10 điểm). Các khía cạnh kinh tế, sức khỏe thể chất, môi trường sống và khả năng lao động có điểm trung bình giao động trong khoảng 6,9 đến 7,2 điểm [16].

Theo Lê Thị Hoàn và cộng sự của trường Đại học Y Hà Nội, nghiên cứu thực hiện trên 229 người cao tuổi tại xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, năm 2014 sử dụng bộ công cụ WHOQOL-BREF, điểm trung bình chất lượng cuộc sống bốn khía cạnh đều có điểm ở mức trung bình. Trong đó, điểm trung bình về khía cạnh xã hội là cao nhất (62,1 điểm), chất lượng cuộc sống về khía cạnh thể chất có điểm trung bình thấp nhất (50,1 điểm) [11].

Tại tỉnh Bình Định, Trần Xuân Vỹ tiến hành nghiên cứu thực trạng chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân phong tại bệnh viện Phong-Da liễu Trung ương Quy Hòa (2016) trên 245 bệnh nhân bằng bộ câu hỏi BREF với kết quả: Đánh giá tổng thể về chất lượng cuộc sống có 6,1% mức độ tốt, 37,6 % mức độ trung bình, 45,6% mức độ thấp, 9,8% mức độ rất thấp. Đánh giá tổng thể về sức khỏe trong tháng qua có 0,4% rất hài lòng, 26,5% hài lòng, 24,9%

trung bình, 47,8% thấp và 0,4% rất thấp; Tổng điểm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân phong là 61,5 ±8,5 điểm, điểm quy đổi chung là 54,8 điểm [24].

Qua tổng quan cho thấy, đa số bệnh nhân tăng huyết áp nước ta có điểm trung bình chất lượng cuộc sống chung khoảng 55 điểm, điểm trung bình chất lượng cuộc sống các lĩnh vực ở mức từ 37,20 - 64,12 điểm. Trong đó, điểm trung bình

chất lượng cuộc sống lĩnh vực quan hệ xã hội là cao nhất, các lĩnh vực khác có điểm trung bình giao động khác nhau.

Một phần của tài liệu Chất lượng cuộc sống của người tăng huyết áp từ 40 tuổi trở lên và một số yếu tố liên quan tại xã cát khánh, huyện phù cát, tỉnh bình định, năm 2017 (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)