Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.3. XÁC ĐỊNH MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI TĂNG HUYẾT ÁP TỪ 40 TUỔI TRỞ LÊ N
3.3.5. Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến thể hiện một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống
Đánh giá hiện tượng đa cộng tuyến chỉ số điều kiện cho thấy biến số nghề nghiệp và biến số nguồn thu nhập chính có VIF >10; Kiểm soát khả năng tương quan của biến tình trạng hôn nhân lên mối liên quan giữa biến đối tượng chung sống với CLCS và biến phân độ huyết áp lên mối liên quan giữa biến mắc bệnh kèm theo (bệnh về khớp, TBMMN) với CLCS.
Bảng 3.14. Kết quả phân tích hồi quy đa biến về mối liên quan đến chât lượng cuộc sống của bệnh nhân tăng huyết áp
TT Yếu tố trong mô hình
T T ^ ^ 1 ^ •
Hệ số hồi quy B
Sai số
chuẩn P KTC 95% của
hệ số hồi quy
1 r p TuổiẢ • -0,20 0,06 0,002 (-0,33)-(-0,07)
Giới tính
2 Nam * -0,64 1,15 0,079 (-2,90X1,62)
Nữ Trình độ học vấn
3 <Trung học cơ sở * 1,82 1,38 0,188 (-0,90)- (4,54)
> Trunhg học cơ sở Đối tượng chung sống
4 Với người thân * -4,53 2,01 0,025 (-8,50)-( -0,57) Sống 1 mình
Kinh tế hộ gia đình
5 Nghèo* 4,03 1,43 0,005 (1,21)- (6,84)
Không nghèo Tham gia hoạt động xã hội
6 Có * -5,14 1,31 <0,001 (-7,71)-(2,56)
Không Tai biến mạch máu não
7 Có * 10,87 2,64 <0,001 (5,67) -(16,06)
Không Bệnh vê khớp
8 Có * 4,80 1,39 0,001 (2,06)-(7,54)
Không Thời gian phát hiện bệnh
9 <5 năm * -3,17 1,20 0,009 (-5,53)-(-0,82)
> 5 năm
Chỉ định dùng thuốc tăng huyết áp
10 Không* -2,46 1,21 0,044 (-4,85)- (-0,07)
Có Dịch vụ điêu trị
11 Chưa hài lòng * -4,32 2,14 0,044 (-8,54)-(- 0,11)
Hài lòng
* Nhóm so sánh; n= 230; R2= 0, 492; p <0,001.
Biên phụ thuộc là điểm trung bình chất lượng cuộc sống của bệnh nhân THA
Phương trình tuyến tính
Điêm trung bình CLCS = 58,27 - 0,20*tuổi - 0,64*giới tính + 1,82*trình độ học vấn - 4,53*đối tượng chung sống + 4,03*phân loại kinh tế hộ gia đình- 5,14*tham gia hoạt động xã hội + 10,87*tai biến MMN + 4,80*bệnh khớp - 3,17*thời gian phát hiện bệnh - 2,46*chỉ định dùng thuốc tăng huyết áp - 4,32* dịch vụ điều trị.
Mô hình có thê giải thích cho 49,2% sự giao động về điêm trung bình CLCS của người tăng huyết áp từ 40 tuổi trở lên (R2 =0,492). Trong đó, các yếu tố dự báo liên quan chặt chẽ được tìm thấy gồm tuổi, đối tượng chung sống, kinh tế hộ gia đình, tham gia hoạt động xã hội, mắc kèm theo (bệnh về khớp, TBMMN), thời gian phát hiện bệnh, chỉ định dùng thuốc tăng huyết áp và dịch vụ điều trị tại địa phương. Kết quả cụ thê:
Người bệnh tăng huyết áp từ 40 tuổi trở lên khi tăng thêm 1 tuổi thì điêm trung bình chất lượng cuộc sống giảm đi 0,20 điêm (p<0,05). Bên cạnh đó bệnh nhân tăng huyết áp sống 01 mình thì có điêm trung bình chất lượng cuộc sống thấp hơn 4,53 điêm so với những bệnh nhân sống cùng người thân (p<0,05) khi các đặc điêm trong mô hình là tương tự nhau.
Bệnh nhân THA không thuộc hộ nghèo có điêm trung bình chất lượng cuộc sống cao hơn 4,03 điêm so với những bệnh nhân thuộc hộ nghèo (p<0,05). Tương tự, nhóm bệnh nhân tăng huyết áp không tham gia hoạt động xã hội có điêm trung bình chất lượng cuộc sống thấp hơn 5,14 điêm so với nhóm bệnh có tham gia hoạt động xã hội khi các đặc điêm trong mô hình là tương tự nhau.
Ngoài ra, bệnh nhân tăng huyết áp không mắc kèm các bệnh về khớp; chưa từng bị tai biến mạch máu não có điêm trung bình chất lượng cuộc sống cao hơn lần lượt là 4,80 điêm và 10,87 điêm so với những bệnh nhân THA mắc bệnh tương tự nêu trên (p<0,05). Nhóm bệnh nhân có thời gian phát hiện tăng huyết áp > 5 năm có điêm trung bình chất lượng cuộc sống thấp hơn 3,17 điêm so với nhóm bệnh nhân có thời gian phát hiện tăng huyết áp < 5 năm (p<0,05) khi các đặc điêm trong mô hình là tương tự nhau.
Hơn nữa, bệnh nhân tăng huyết áp có chỉ định dùng thuốc tăng huyết áp có điểm trung bình chất lượng cuộc sống thấp hơn 2,46 điểm so với bệnh nhân không chỉ định dùng thuốc tăng huyết áp (p<0,05). Tương tự, nhóm bệnh nhân tăng huyết áp hài lòng về dịch vụ điều trị tại địa phương có điểm trung bình chất lượng cuộc sống thấp hơn 4,32 điểm so với bệnh nhân chưa hài lòng về dịch vụ này (p<0,05) khi các đặc điểm trong mô hình là tương tự nhau.
Nghiên cứu chưa tìm thấy yếu tố dự báo liên quan chặt chẽ giữa biến giới tính, trình độ học vấn với điểm trung bình chất lượng cuộc sống của người tăng huyết áp khi cùng các đặc điểm khác trong mô hình (p>0,05).