Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI TĂNG HUYẾT ÁP TỪ 40 TUỔI TRỞ LÊN
3.2.2. Đánh giá về 4 lĩnh vực sức khỏe
Bảng 3.5. Đánh giá của người bệnh về lĩnh vực sức khỏe thể chất
Đặc điểm Mức độ (%)
1 2 3 4 5
Đau ốm cản trở đến mục tiêu 4,35 16,96 38,26 30,00 10.43
Cần đến hỗ trợ y tế 2,17 24,78 43,91 23,48 5,65
Năng lượng cho hoạt động 6,52 20,00 69,13 4,35 00
Khả năng đi lại 7,39 23,48 22,61 36,09 10,43
Hài lòng về giấc ngủ 3,04 28,26 33,48 30,43 4,78
Hài lòng về thực hiện các hoạt động 3,91 20,43 57,83 16,96 0,87 Hài lòng về khả năng làm việc 3,91 20,00 58,70 17,39 00
Kết quả có 16,96% bệnh nhân tăng huyết áp cho rằng sự đau ốm về thể xác thường xuyên cản trở đến những việc cần làm trong cuộc sống hàng ngày, 24,78%
người bệnh cần nhiều đến thuốc men, can thiệp y tế để sống bình thường, 28,26%
người bệnh cho rằng không hài lòng về giấc ngủ, 20,43% bệnh nhân không hài lòng về thực hiện các hoạt động hàng ngày và 20% bệnh nhân không hài lòng về khả năng làm việc của mình.
Tuy nhiên hơn ^ bệnh nhân tăng huyết áp cảm thấy vừa đủ năng lượng cho hoạt động hàng ngày (69,13,%), khả năng đi lại dễ dàng của bệnh nhân chiếm 36,09%, 30,43% bệnh nhân hài lòng về giấc ngủ của mình, khả năng thực hiện mức độ bình thường các hoạt động hàng ngày chiếm 57,83 %.
Bảng 3.6. Đánh giá của người bệnh về lĩnh vực sức khỏe tâm thần
Đặc điểm Mức độ (%)
1 2 3 4 5
Hưởng thụ cuộc sống 18,70 26,1 51,30 3,91 00
Cảm nhận ý nghĩa cuộc sống 3,48 10,87 44,78 40,00 0,87
Khả năng tập trung 10,00 34,35 28,26 26,52 0,87
Mức độ hài lòng về ngoại hình 0,87 20,87 56,09 20,43 1,74 Mức độ hài lòng chính bản thân mình 2,17 22,17 49,57 23,91 2,17 Buồn chán, thất vọng, lo lắng... 2,61 16,52 48,70 24,35 7,83
Chỉ có 3,91% người bệnh hưởng thụ nhiều với cuộc sống hiện tại, 40% cho rằng cuộc sống rất có ý nghĩa, 26,52% hài lòng với mức độ tập trung, 20,43% hài lòng với ngoại hình. v ề khả năng tập trung có 34,35% người bệnh không hài lòng về trí nhớ và sự tập trung của mình, 16,52% người bệnh cho rằng thường xuyên buồn chán, lo lắng, thất vọng.
Bảng 3.7. Đánh giá của người bệnh về lĩnh vực quan hệ xã hội
Đặc điểm Mức độ (%)
1 2 3 4 5
Quan hệ cá nhân 1,74 9,57 57,83 27,83 3,04
Đời sống tình dục 2,17 9,13 27,83 41,74 19,13
Giúp đỡ từ bạn bè 0,87 8,26 35,65 45,22 10,00
Bệnh nhân có mối quan hệ cá nhân bình thường với mọi người xung quanh chiếm 57,83%. v ề quan hệ tình cảm vợ chồng có tỷ lệ hài lòng 41,74%, mức độ trung bình/bình thường chiếm 27,83%. Hài lòng về sự giúp đỡ từ phía bạn bè có tỷ lệ 45,22%, chỉ có 8,26% không hài lòng với sự giúp đỡ này.
Bảng 3.8. Đánh giá của người bệnh về lĩnh vực môi trường sống
Đăc điểm Mức độ (%)
1 2 3 4 5
Tự do, an toàn và an ninh 0,43 9,13 45,22 33,48 11,74
Môi trường sống 00 13,48 40,43 35,22 10,87
Tiền chi tiêu cơ bản 4,78 16,96 62,17 15,22 0,87
Thông tin cập nhật 0,43 17,39 37,83 34,35 10,00
Cơ hội tham gia hoạt động vui chơi, giải trí 2,17 17,83 32,17 34,35 13,48 Cơ sở vật chất nơi đang sống 0,43 10,43 42,61 38,26 8,26 Tiếp cận dich vụ chăm sóc sức khỏe 0,43 10,00 53,48 31,74 4,35 Hài lòng về phương tiên giao thông 00 11,74 51,30 36,52 0,43
Người bệnh hài lòng về an ninh, trật tự tại địa phương 33,48%, đánh giá sự trong lành của môi trường có tỷ lệ hài lòng 35,22%, 38,26% hài lòng với cơ sở vật chất nơi đang sống và hài lòng với khả năng tiếp cận dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe 31,74%. Tuy nhiên, bên cạnh đó bệnh nhân đủ tiền chi tiêu các nhu cầu cơ bản hàng ngày chỉ có 15,22% và 17,83% bệnh nhân hiếm có cơ hội để vui chơi giải trí.
Bảng 3.9. Phân bố điểm trung bình chất lượng cuộc sống theo lĩnh vực sức khỏe
Lĩnh vực Điểm tối
thiểu
Điểm TB
± ĐLC
Điểm tối đa Điểm quy đổi
Sức khỏe thể chất 5 12,04±2,72 18 50,23±17,02
Sức khỏe tâm thần 4 11,73±2,32 18 48,32±14,53
Quan hệ xã hội 5 13,90±2,51 19 61,88±15,68
Môi trường sống 7 13,27±2,17 18 57,96±13,59
Điểm CLCS chung 32 50,94±6,79 66 54,60±10,62
Điểm trung bình chất lượng cuộc sống bốn lĩnh vực sức khỏe của bệnh nhân tăng huyết áp giao động từ 48,32±14,53 đến 61,88±15,68 điểm. Trong đó điểm trung bình chất lượng cuộc sống lĩnh vực quan hệ xã hội là cao nhất (61,88±15,68 điểm), tiếp theo là điểm trung bình chất lượng cuộc sống lĩnh vực môi trường sống
(57,96±13,59 điêm), điêm trung bình chất lượng cuộc sống lĩnh vực sức khỏe thê chất (50,23± 17,02 điêm), thấp nhất là điêm trung bình chất lượng cuộc sống lĩnh vực sức khỏe tâm thần (48,32± 14,53 điêm).
Điêm trung bình chất lượng cuộc sống chung của bệnh nhân tăng huyết áp trong nghiên cứu của chúng tôi là 50,94±6,79 điêm, điêm quy đổi theo thang điêm
100 là 54,60±10,62 điêm, đạt mức trung bình.
3.3. XÁC ĐỊNH MỘT SỐ YÉU TỐ LIÊN QUAN ĐÉN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI TĂNG HUYÉT ÁP TỪ 40 TUỔI TRỞ LÊN
3.3.1. Mối liên quan giữa điểm trung bình chât lượng cuộc sống với yếu tố nhân khẩu học
Biểu đồ 3.3. Mối liên quan giữa điểm trung bình CLCS với tuổi
Có mối liên quan nghịch có ý nghĩa thống kê giữa điêm trung bình chất lượng cuộc sống với tuổi của bệnh nhân tăng huyết áp, tuổi càng cao thì chất lượng cuộc sống càng giảm. Mối liên quan này là chặt, mô hình giải thích được khoảng
5% sự biến thiên của điêm chất lượng cuộc sống bởi yếu tố tuổi (r=0,48, R2 =0,232;
p<0,001).
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa điểm trung bình chât lượng cuộc sống với giới tính, học vân, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, đối tượng chung sống, tiền sử gia đình
Đặc điểm r p ^ Tần số> ^r TB ± ĐLC
Trung bình sự khác biệt
Kiểm định Giới tính
Nam 96 56,28±10,87 2,88 t= 2,04
p=0,042 Nữ 134 53,40±10,30
Trình độ học vân
< Trung học cơ sở 164 52,06±9,89 -8,83 t= -6,15 p<0,001
> Trung học cơ sở 66 60,90±9,77 Nghề nghiệp chính hiện tại
Làm nông/làm biên 86 59,53±9,83 7,93
F=21,61 p<0,001
Công chức/viên chức 2 67,47±5,34 1
Công nhân/tiêu thủ công 26 59,16±9,98 8,31 Hưu trí/nội trợ, không làm gì 116 49,70±9,00 17,77 Tình trạng hôn nhân
Đang có vợ/chồng 153 57,15±10,15 7,63 t= 5,46 p<0,001 Khác (Độc thân, góa, ly dị/ly thân) 77 49,52±9,70
Đối tượng chung sống
Với người thân (vợ/chồng,con,cháu ) 211 55,19±10,75 7,14 t= 2,85 p=0,005 Sống 1 mình 19 48,05±5,97
Tiền sử gia đình tăng huyết áp
Có 70 54,27±11,44 -0,47 t= -0,31 p=0,757 Không 160 54,74±10,27
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình chất lượng cuộc sống giữa 2 nhóm giới tính nam và nữ (p <0,05). Trong đó, điểm trung bình chất lượng cuộc sống ở nam giới cao hơn nữ giới.
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình chất lượng cuộc sống giữa nhóm có trình độ học vấn dưới THCS và từ THCS trở lên. Nhóm bệnh nhân tăng huyết áp có trình độ học vấn từ THCS trở lên có điểm trung bình chất lượng cuộc sống (60,90±9,77 điểm) cao hơn so với nhóm có trình độ học vấn dưới THCS (52,06±9,89 điểm) với p<0,05.
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình chất lượng cuộc sống giữa nhóm nghề nghiệp. Nhóm công chức/viên chức có điểm trung bình chất lượng cuộc sống (67,47±5,34 điểm) cao hơn các nhóm làm nông/biển (59,53±9,83 điểm);
nhóm công nhân/tiểu thủ công (59,16±9,98 điểm); nhóm hưu trí/nội trợ, không là gì (49,70±9,00 điểm). Người bệnh đang sống cùng vợ/chồng có điểm trung bình chất lượng cuộc sống cao hơn nhóm khác (Độc thân, góa, ly dị/ly thân) với p< 0,01.
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình chất lượng cuộc sống giữa nhóm bệnh nhân hiện sống với người thân (vợ/chồng, con, cháu...) và nhóm bệnh nhân sống 1 mình. Trong đó điểm trung bình chất lượng cuộc sống của nhóm bệnh nhân hiện sống với người thân (55,19±10,75 điểm) cao hơn nhóm bệnh nhân sống 1 mình (48,05±5,97 điểm).
Kết quả nghiên cứu không thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình chất lượng cuộc sống giữa nhóm bệnh nhân có và không có tiền sử gia đình tăng huyết áp (p>0,05).
3.3.2. Mối liên quan giữa điểm trung bình chất lượng cuộc sống với yếu tố kinh tế, xã hội
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa điểm trung bình chất lượng cuộc sống với nguồn thu nhập chính, kinh tế hộ gia đình, tham gia hoạt động xã hội
Đặc điểm >
rp ^ ^r
Tân số TB ± ĐLC
Trung bình sự khác biệt
Kiểm định Nguồn thu nhập chính
Từ gia đình, người thân 77 49,24±9,29 10,36 F=31,676 p<0,001 Công việc hiện tại 113 59,61±9,71 1
Lương hưu, trợ cấp 40 50,77±8,83 8,84 Kinh tế hộ gia đình
Nghèo 41 47,72±8,33
-8,37 t= -4,79 p<0,001 Không nghèo 189 56,09±10,48
Tham gia hoạt động xã hội
Thường xuyên 16 62,69±8,42 1 F=41.041
p<0,001 Thỉnh thoảng 123 58,44±9,33 4,25
Không bao giờ 91 47,98±8,99 14,71
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình chất lượng cuộc sống giữa các nhóm bệnh nhân có nguồn thu nhập khác nhau (p <0,05). Trong đó, nhóm bệnh nhân có nguồn thu nhập từ công việc hiện tại có điểm trung bình chất lượng cuộc sống cao hơn nhóm bệnh nhân có nguồn thu nhập từ lương hưu/trợ cấp xã hội và nhóm bệnh nhân thu nhập từ người thân.
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình chất lượng cuộc sống giữa 2 nhóm hộ gia đình nghèo và không nghèo (p <0,05). Điểm trung bình chất lượng cuộc sống ở hộ gia đình không nghèo (56,09±10,48 điểm) cao hơn nhóm hộ gia đình nghèo (47,72±8,33 điểm).
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình chất lượng cuộc sống giữa các nhóm bệnh nhân tham gia hoạt động xã hội khác nhau (p <0,05). Trong đó,
nhóm bệnh nhân thường xuyên tham gia có điểm trung bình chất lượng cuộc sống cao hơn nhóm bệnh nhân thỉnh thoảng tham gia và nhóm bệnh nhân không bao giờ hoạt động xã hội.
3.3.3. Mối liên quan giữa điểm trung bình chất lượng cuộc sống với yếu tố bệnh
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa điểm trung bình chất lượng cuộc sống với bệnh mắc kèm theo, thời gian phát hiện bệnh, phân độ huyết áp
Đặc điểm rp ^ Tân số> ^r TB ± ĐLC
Trung bình sự khác biệt
Kiểm định Bệnh mắc kèm theo
Đái tháo đường Có 11 54,26±12,26
-0,35 t= -0,11 p=0,91 Không 219 54,62±10,56
Bệnh thân Có 7 54,49±11,15
-3,14 JL k ù 11 -0, 0, ,1 ,9 28 Không 223 54,60±10,62
Bệnh tim Có 18 51,90±9,95
-2,93 t= -1,12 p=0,26 Không 212 54,83±10,66
Tai biên mạch máu não
Có 10 40,95±14,50
-14,27 t= -4,31 p<0,001 Không 220 55,22±10,02
Bệnh về khớp Có 41 49,27±9,54
-6,49 t= -3,88 p<0,001 Không 189 55,76±10,51
Thời gian phát hiện bệnh
< 1 năm 2 69,48±1,71 1 F=7.184
Từ 1đên dưới 5 năm 165 56,07±9,41 13,41 p<0,001 Từ 5 đên dưới 10 năm 49 51,38±11,99 18,10
Từ 10 năm trở lên 14 46,41±12,86 23,07 Phân độ huyết áp
Độ 1 85 57,22±9,95 1 F=4,929
Độ 2 86 53,90±11,63 3,32 p=0,008
Độ 3 59 51,84±9,20 5,38
Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm bệnh nhân tăng huyết áp mắc thêm các bệnh về khớp hoặc từng bị tai biến mạch máu não đều có điểm trung bình chất lượng cuộc sống thấp hơn so với nhóm bệnh nhân không mắc bệnh tương tự, và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình chất lượng cuộc sống giữa các nhóm bệnh nhân có thời gian phát hiện tăng huyết áp khác nhau (p<0,05).
Trong đó nhóm bệnh nhân mới phát hiện tăng huyết áp dưới 1 năm có điểm trung bình chất lượng cuộc sống (56,07±9,41 điểm) lần lượt cao hơn các nhóm bệnh nhân có thời gian phát hiện bệnh từ 1 đến dưới 5 năm (56,07±9,41điểm); từ 5 đến dưới 10 năm (51,38± 11,99 điểm) và nhóm bệnh nhân tăng huyết áp từ 10 năm trở lên (46,41±12,86 điểm).
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình chất lượng cuộc sống giữa các nhóm bệnh nhân có phân độ huyết áp khác nhau (p<0,05). Nhóm bệnh nhân tăng huyết áp độ 1 có điểm trung bình chất lượng cuộc sống cao hơn 2 nhóm còn lại.
Nghiên cứu không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình chất lượng cuộc sống giữa các nhóm bệnh nhân mắc và không mắc kèm theo các bệnh Đái tháo đường, bệnh thận, bệnh tim (p>0,05).
3.3.4. Mối liên quan giữa điểm trung bình chất lượng cuộc sống với yếu tố dịch vụ y tế
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa điểm trung bình chất lượng cuộc sống với chỉ định dùng thuốc, dịch vụ điều trị
Đặc điểm rp ^ Tân số> ^r TB ± ĐLC
Trung bình sự khác biệt
Kiểm định Chỉ định dùng thuốc tăng huyết áp
Không dùng thuốc 64 59,35±10,67 1 F=9,915
p<0,001 1 loại 138 52,47±10,00 6,88
> 2 loại 28 54,23±10,28 5,12
Dịch vụ điêu trị
Chưa hài lòng 15 61,40±9,09
-7,28 t= -2,60
Hài lòng 215 54,12±10,57 p=0,01
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình chất lượng cuộc sống giữa các nhóm bệnh nhân chỉ định dùng thuốc tăng huyết áp khác nhau (p <0,05).
Trong đó, nhóm bệnh nhân không được chỉ định dùng thuốc tăng huyết áp có điểm trung bình chất lượng cuộc sống (59,35±10,67 điểm) cao hơn nhóm bệnh nhân được chỉ định dùng lloại thuốc (52,47±10,00 điểm) và nhóm bệnh nhân được dùng từ 2 loại thuốc tăng huyết áp trở lên (54,23±10,28 điểm).
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình chất lượng cuộc sống giữa 2 nhóm bệnh nhân hài lòng và không hài lòng về dịch vụ điều trị tại địa phương (p <0,05). Trong đó, nhóm bệnh nhân hài lòng về dịch vụ điều trị có điểm trung bình chất lượng cuộc sống thấp hơn nhóm chưa hài lòng.
3.3.5. Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến thể hiện một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống
Đánh giá hiện tượng đa cộng tuyến chỉ số điều kiện cho thấy biến số nghề nghiệp và biến số nguồn thu nhập chính có VIF >10; Kiểm soát khả năng tương quan của biến tình trạng hôn nhân lên mối liên quan giữa biến đối tượng chung sống với CLCS và biến phân độ huyết áp lên mối liên quan giữa biến mắc bệnh kèm theo (bệnh về khớp, TBMMN) với CLCS.
Bảng 3.14. Kết quả phân tích hồi quy đa biến về mối liên quan đến chât lượng cuộc sống của bệnh nhân tăng huyết áp
TT Yếu tố trong mô hình
T T ^ ^ 1 ^ •
Hệ số hồi quy B
Sai số
chuẩn P KTC 95% của
hệ số hồi quy
1 r p TuổiẢ • -0,20 0,06 0,002 (-0,33)-(-0,07)
Giới tính
2 Nam * -0,64 1,15 0,079 (-2,90X1,62)
Nữ Trình độ học vấn
3 <Trung học cơ sở * 1,82 1,38 0,188 (-0,90)- (4,54)
> Trunhg học cơ sở Đối tượng chung sống
4 Với người thân * -4,53 2,01 0,025 (-8,50)-( -0,57) Sống 1 mình
Kinh tế hộ gia đình
5 Nghèo* 4,03 1,43 0,005 (1,21)- (6,84)
Không nghèo Tham gia hoạt động xã hội
6 Có * -5,14 1,31 <0,001 (-7,71)-(2,56)
Không Tai biến mạch máu não
7 Có * 10,87 2,64 <0,001 (5,67) -(16,06)
Không Bệnh vê khớp
8 Có * 4,80 1,39 0,001 (2,06)-(7,54)
Không Thời gian phát hiện bệnh
9 <5 năm * -3,17 1,20 0,009 (-5,53)-(-0,82)
> 5 năm
Chỉ định dùng thuốc tăng huyết áp
10 Không* -2,46 1,21 0,044 (-4,85)- (-0,07)
Có Dịch vụ điêu trị
11 Chưa hài lòng * -4,32 2,14 0,044 (-8,54)-(- 0,11)
Hài lòng
* Nhóm so sánh; n= 230; R2= 0, 492; p <0,001.
Biên phụ thuộc là điểm trung bình chất lượng cuộc sống của bệnh nhân THA
Phương trình tuyến tính
Điêm trung bình CLCS = 58,27 - 0,20*tuổi - 0,64*giới tính + 1,82*trình độ học vấn - 4,53*đối tượng chung sống + 4,03*phân loại kinh tế hộ gia đình- 5,14*tham gia hoạt động xã hội + 10,87*tai biến MMN + 4,80*bệnh khớp - 3,17*thời gian phát hiện bệnh - 2,46*chỉ định dùng thuốc tăng huyết áp - 4,32* dịch vụ điều trị.
Mô hình có thê giải thích cho 49,2% sự giao động về điêm trung bình CLCS của người tăng huyết áp từ 40 tuổi trở lên (R2 =0,492). Trong đó, các yếu tố dự báo liên quan chặt chẽ được tìm thấy gồm tuổi, đối tượng chung sống, kinh tế hộ gia đình, tham gia hoạt động xã hội, mắc kèm theo (bệnh về khớp, TBMMN), thời gian phát hiện bệnh, chỉ định dùng thuốc tăng huyết áp và dịch vụ điều trị tại địa phương. Kết quả cụ thê:
Người bệnh tăng huyết áp từ 40 tuổi trở lên khi tăng thêm 1 tuổi thì điêm trung bình chất lượng cuộc sống giảm đi 0,20 điêm (p<0,05). Bên cạnh đó bệnh nhân tăng huyết áp sống 01 mình thì có điêm trung bình chất lượng cuộc sống thấp hơn 4,53 điêm so với những bệnh nhân sống cùng người thân (p<0,05) khi các đặc điêm trong mô hình là tương tự nhau.
Bệnh nhân THA không thuộc hộ nghèo có điêm trung bình chất lượng cuộc sống cao hơn 4,03 điêm so với những bệnh nhân thuộc hộ nghèo (p<0,05). Tương tự, nhóm bệnh nhân tăng huyết áp không tham gia hoạt động xã hội có điêm trung bình chất lượng cuộc sống thấp hơn 5,14 điêm so với nhóm bệnh có tham gia hoạt động xã hội khi các đặc điêm trong mô hình là tương tự nhau.
Ngoài ra, bệnh nhân tăng huyết áp không mắc kèm các bệnh về khớp; chưa từng bị tai biến mạch máu não có điêm trung bình chất lượng cuộc sống cao hơn lần lượt là 4,80 điêm và 10,87 điêm so với những bệnh nhân THA mắc bệnh tương tự nêu trên (p<0,05). Nhóm bệnh nhân có thời gian phát hiện tăng huyết áp > 5 năm có điêm trung bình chất lượng cuộc sống thấp hơn 3,17 điêm so với nhóm bệnh nhân có thời gian phát hiện tăng huyết áp < 5 năm (p<0,05) khi các đặc điêm trong mô hình là tương tự nhau.
Hơn nữa, bệnh nhân tăng huyết áp có chỉ định dùng thuốc tăng huyết áp có điểm trung bình chất lượng cuộc sống thấp hơn 2,46 điểm so với bệnh nhân không chỉ định dùng thuốc tăng huyết áp (p<0,05). Tương tự, nhóm bệnh nhân tăng huyết áp hài lòng về dịch vụ điều trị tại địa phương có điểm trung bình chất lượng cuộc sống thấp hơn 4,32 điểm so với bệnh nhân chưa hài lòng về dịch vụ này (p<0,05) khi các đặc điểm trong mô hình là tương tự nhau.
Nghiên cứu chưa tìm thấy yếu tố dự báo liên quan chặt chẽ giữa biến giới tính, trình độ học vấn với điểm trung bình chất lượng cuộc sống của người tăng huyết áp khi cùng các đặc điểm khác trong mô hình (p>0,05).