1.3. Nội dung và yêu cầu của đào tạo nhân lực trong doanh nghiệp
1.3.2. Lập kế hoạch đào tạo
1.3.2.1. Xác định mục tiêu đào tạo
Xác định mục tiêu đào tạo là việc xác định những nội dung, tiêu chí, kết quả cần đạt được của quá trình đào tạo. Hay nói cách khác, mục tiêu đào tạo là những thái độ, kiến thức, kỹ năng nhất định mà người lao động cần đạt tới.
Một mục tiêu đào tạo phải cụ thể, đo lường được, đạt đến được, có liên quan đến thời gian xác định.
Việc xác định mục tiêu rõ ràng có những ưu điểm sau đây:
- Tạo dễ dàng cho việc kiểm tra và chấm điểm công bằng.
- Mục đích đào tạo, nội dung đào tạo và quy trình đánh giá vừa nhất quán vừa quan hệ chặt chẽ với nhau.
- Mục tiêu đào tạo cho phép người phụ trách đào tạo xác định được trình tự giữa mục tiêu và nội dung.
- Cải tiến mối quan hệ giữa những người phụ trách đào tạo và người cần đào tạo.
- Khuyến khích người cần đào tạo tự đánh giá vì họ biết họ cần phải đạt cái gì.
- Hỗ trợ hiệu quả việc đào tạo của người lao động và giảm bớt lo lắng vì có hướng dẫn và xác định các ưu tiên cụ thể.
Xác định mục tiêu đào tạo thường phải xác định được các nội dung sau đây:
- Những kỹ năng, kiến thức cụ thể cần có được sau quá trình đào tạo kết thúc.
- Lập kế hoạch tổng quát.
1.3.2.2. Lựa chọn đối tượng đào tạo
Là lựa chọn xem ai cần đào tạo, ai cần phát triển. Dựa trên nghiên cứu và xác định nhu cầu và động cơ đào tạo của người lao động, tác dụng của đào tạo đối với người lao động, tác dụng của đào tạo đối với người lao động và khả năng nghề nghiệp của từng người.
- Căn cứ vào nhu cầu và động cơ đào tạo của người lao động. Cần phải cân đối giữa thỏa mãn của người lao động với các lợi ích có thể đem lại được cho tổ chức. Từng đơn vị phải xem xét tính thiết yếu của những người mong muốn được đào tạo về nhiều mặt.
- Căn cứ vào tác dụng của đào tạo đối với người lao động có ảnh hưởng đến công việc. Dự tính năng suất của người lao động tăng lên so với trước khi đi đào tạo.
- Căn cứ vào khả năng đáp ứng của người được đào tạo với bản yêu cầu công việc của từng đơn vị.
1.3.2.3. Xây dựng kế hoạch đào tạo
Thực chất của giai đoạn này là lên kế hoạch và phát triển chương trình đào tạo. Để thành công cầnp hải:
- Xác định các mục tiêu và các điều kiện ràng buộc.
- Kết hợp 3 yếu tố của sự thành công: thiết kế, phổ biến và hậu cần.
- Xác định chiến lược tối ưu.
- Các mục tiêu của chương trình đào tạo (các mục tiêu phải cụ thể và có khả năng đo lường được).
- Nội dung cụ thể của chương trình đào tạo.
- Thứ tự giảng dạy và tài liệu hướng dẫn.
- Ai thực hiện đào tạo, thời gian, chi phí.
- Hình thức, phương pháp đào tạo.
1.3.2.4. Xây dựng chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo là một hệ thống các môn học và bài học được dạy, cho thấy những kiến thức nào, kỹ năng nào cần được dạy và dạy trong bao lâu. Trên cơ sơ đó lựa chọn phương pháp đào tạo phù hợp.
Việc xây dựng chương trình đào tạo phải phù hợp với mục tiêu đào tạo, đối tượng và nội dung đào tạo. Trong một chương trình đào tạo có thể áp dụng nhiều phương pháp đào tạo khác nhau cho những đối tượng khác nhau.
Xác định cụ thể hình thức, chế độ học tập phương án bố trí khóa học, tài liệu tham khảo, phương pháp dạy, hình thức kiểm tra. Cần phải có kế hoạch cụ thể, rõ ràng về nội dung giảng dạy cũng như thời gian đào tạo. Đồng thời cần chú ý đến các yếu tố cụ thể như: quy mô doanh nghiệp, xu hướng phát triển của kỹ thuật, trình độ hiện có của người lao động. Trong đó, nhân tố quan trọng là quan điểm giá trị quản lý và nhận thức tầm quan trọng của đào tạo và bồi dưỡng ở người chủ quản nhân lực của doanh nghiệp.
1.3.2.5. Lựa chọn phương pháp đào tạo
Phương pháp đào tạo là cách thức truyền tải nội dung đào tạo đến người học nhằm đạt được mục tiêu đào tạo. Nội dung trả lời cho câu hỏi đào tạo cái gì, còn phương pháp đào tạo trả lời cho câu hỏi: “Đào tạo như thế nào”. Việc lựa chọn đúng phương pháp đào tạo cho từng đối tượng sẽ giúp quá trình học đạt hiệu quả và chất lượng.
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều phương pháp đào tạo. Nhìn chung tên gọi mối phương pháp có thể khác nhau, những cách đào tạo và nội dung đào tạo tương đối giống nhau.
Các phương pháp đào tạo rất đa dạng và phù hợp với từng đối tượng từ sinh viên thực tập, công nhân trực tiếp sản xuất, cấp quản trị tuyến thứ nhất, đến cấp quản trị trung cấp và cao cấp, (Nguyễn Hữu Thân, 2010).
Theo R.Wayne Mondy Robert M.Noe, có 18 phương pháp đào tạo và phát triển cho ba đối tượng gồm các nhà quản trị, các chuyên viên ở mức khởi điểm và công nhân trực tiếp sản xuất. Các phương pháp này được áp dụng hoặc tại nơi làm việc, hoặc ngoài nơi làm việc.
Bảng 1.1. Các phương pháp đào tạo
STT Phương pháp
Áp dụng cho Quản trị gia và chuyên viên
Thực hiện tại Tại nơi
làm việc
Ngoài nơi làm việc
1 Dạy kèm - x 0
2 Trò chơi kinh doanh x 0 x
3 Điển quản trị x 0 x
4 Hội nghị - Thảo luận x 0 x
5 Mô hình ứng xử x 0 x
6 Huấn luyện tại bàn x 0 x
7 Thực tập sinh x x 0
8 Đóng kịch x 0 x
9 Luân phiên công việc - x 0
10 Giảng dạy theo thứ tự từng
chương trình - 0 x
11 Giảng dạy nhờ máy vi tính - 0 x
12 Bài thuyết trình - 0 x
13 Đào tạo tại chỗ 0 x 0
14 Đào tạo học nghề 0 x 0
15 Dụng cụ mô phỏng 0 0 x
16 Đào tạo xa nơi làm việc 0 0 x
17 Kỹ thuật nghe nhìn x 0 x
18 Các phương pháp khác x 0 x
(Nguồn: R.Wayne Mondy Robert M.Noe, Op.Cit, p.280) Ghi chú: - = Áp dụng cho cả hai cấp quản trị gia và công nhân
0 = không áp dụng x = áp dụng