2.1. Thiết kế nghiên cứu
2.1.1. Xác định vấn đề, hình thành mục tiêu nghiên cứu
- Xác định vấn đề nghiên cứu là: Công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam.
- Hình thành mục tiêu nghiên cứu:
+ Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến việc đào tạo nhân lực (NNL) trong các doanh nghiệp.
+ Phân tích và đánh giá một cách trung thực và rõ ràng về thực trạng công tác đào tạo NNL tại Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam, từ đó làm rõ những tồn tại trong công tác này và sự cần thiết phải thay đổi nó.
+ Đề xuất các giải pháp phù hợp và khả thi nhằm hoàn thiện công tác đào tạo NNL tại Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam định hướng đến năm 2025.
2.1.2. Xây dựng khung lý thuyết và kế hoạch thu thập thông tin
- Xây dựng khung lý thuyết: Chọn những tài liệu có cơ sở lý thuyết cụ thể, rõ ràng, phù hợp với vấn đề nghiên cứu.
- Kế hoạch thu thập thông tin:
+ Các nguồn thông tin: thứ cấp, sơ cấp, lấy từ đâu hoặc từ đối tượng nào.
+ Lựa chọn các phương pháp thu thập: điều tra, quan sát, thực nghiệm…
+ Các công cụ: phiếu điều tra, bảng hỏi, thang đo, dụng cụ ghi chép, lưu giữ.
+ Kế hoạch chọn mẫu: tính đại diện, quy mô, phương pháp chọn + Xác lập ngân sách, thời gian.
2.1.3. Thu thập thông tin
Phương thức tiếp cận đối tượng: Trực tiếp, qua thư, qua điện thoại, email… Trong đề tài này tác giả chủ yếu dùng phương pháp điều tra và phỏng vấn trực tiếp tới đối tượng theo mẫu khảo sát.
Xử lý các trở ngại: không gặp đúng đối tượng, đối tượng từ chối hợp tác thông tin thu được bị sai lệch…
2.1.4. Phân tích thông tin và đưa ra các vấn đề tồn tại
- Xử lý dữ liệu: Mã hóa, loại bỏ các dữ liệu sai lệch, nhập dữ liệu.
- Lựa chọn các kỹ thuật phân tích, thống kê.
- Xác lập mối quan hệ giữa các yếu tố (độc lập, phụ thuộc, ảnh hưởng…) để đánh giá về thực trạng công tác đào tạo, phát triển NNL của Tổng công ty một cách tổng thể, toàn diện.
- Đưa ra các vấn đề tồn tại trong công tác đào tạo NNL tại Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam.
2.1.5. Đề xuất giải pháp
Nhằm nâng cao công tác đào tạo NNL tại Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam, Luận văn đã đề xuất, kiến nghị một số giải pháp từ góc độ quản trị doanh nghiệp nói chung, quản trị nhân lực và công tác đào tạo nói riêng các yếu tố còn ảnh hưởng. Các giải pháp này có thể được xem xét, vận dụng các công việc trên của Tổng công ty giai đoạn hiện nay và các năm tiếp theo.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp: khảo sát, thu thập ý kiến, dữ liệu; thống kê, phân tích, tổng hợp dữ liệu; khảo sát ý kiến trong lĩnh vực phát triển NNL; so sánh đối chiếu,… để trình bày một cách chi tiết những vấn đề khoa học. Việc kết hợp các phương pháp nhằm mục đính phân tích, đánh giá vấn đề một cách khách quan và toàn diện.
Đặc biệt, luận văn còn sử dụng phương pháp điều tra xã hội học qua phỏng vấn sâu 05 đối tượng và điều tra mẫu bằng bảng hỏi với 100 đối tượng thuộc PV Power. Ngoài ra, còn sử dụng các bảng, biểu và sơ đồ minh họa nhằm làm tăng thêm tính trực quan và thuyết phục của đề tài.
Để đạt được mục đích nghiên cứu, tác giả đã tiến hành phân tích về mặt định tính và định lượng, thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Cụ thể, những nguồn thông tin dùng trong phân tích được thu thập từ các nguồn:
- Nguồn thông tin thứ cấp: Những vấn đề lý luận được đúc kết trong giáo trình chuyên ngành, các số liệu thống kế trong các bản báo cáo tổng hợp của Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam.
- Nguồn thông tin sơ cấp:
+ Phỏng vấn sâu: Đối tượng phỏng vấn là những chuyên viên đào tạo thuộc Ban Tổ chức Nhân sự (TCNS) Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam.
+ Khảo sát 100 đối tượng: Số phiếu phát ra là 100 phiếu; số phiếu thu về là 96 phiếu (96%); chiếm 37,5 % tổng số CBCNV trong TCT. Đối tượng trả lời phiếu điều tra là những CBCNV thuộc cơ quan Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam.
Sau khi thu thập thông tin dữ liệu, tác giả đã tiến hành tổng hợp, phân tích kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn; so sánh, phân tích các số liệu trong công việc thực hiện công tác đào tạo, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo NNL trong cơ quan TCT.