I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về bản chất của sự ăn mòn kim loại, các kiểu ăn mòn kim loại và chống ăn mòn.
2. Kĩ năng: Kĩ năng tính toán lượng kim loại điều chế theo các phương pháp hoặc các đại lượng có liên quan.
3. Thái độ: Nhận thức được tác hại nghiêm trọng của sự ăn mòn kim loại, nhất là nước ta ở vào vùng nhiệt đới gió mùa, nóng nhiều và độ ẩm cao. Từ đó, có ý thức và hành động cụ thể để bảo vệ kim loại, tuyên truyền và vận động mọi người cùng thực hiện nhiệm vụ này.
II. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
* Các năng lực chung 1. Năng lực tự học 2. Năng lực hợp tác
3. Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề 4. Năng lực giao tiếp
* Các năng lực chuyên biệt
1. Năng lực sử dụng ngôn ngữ 2. Năng lực tư duy
3. Năng lực giải quyết vấn đề thông qua hóa học 4. Năng lực tính toán
* Phẩm chất: Trung thực, tự trọng, chí công, vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại; Nghĩa vụ công dân.
B. CHUẨN BỊ
*Giáo viên: Lựa chọn bài tập
*Học sinh: Học bài cũ, làm bài tập.
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC Dạy học hợp tác theo nhóm, đàm thoại Kĩ thuật khăn trải bàn
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Hoạt động khởi động
1.1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...
Lớp 12A3 12A4 12A7 12A8 12A9
Vắng
1.2.Kiểm tra bài cũ: không 2. Hoạt động luyện tập
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG
CỦA HS - PTNL GV chia lớp thành 3
nhóm
GV phát phiếu học tập số 1, yêu cầu HS thảo luận Bài 1: Khi điều chế H2 từ Zn và dung dịch H2SO4
loãng, nếu thêm một vài giọt dung dịch CuSO4 vào dung dịch axit thì thấy khí H2 thoát ra nhanh hơn hẳn.
Hãy giải thích hiện tượng trên.
Bài 2: Ngâm 9g hợp kim Cu – Zn trong dung dịch HCl dư thu được 896 ml H2
(đkc). Xác định % khối lượng của hợp kim.
Bài 3: Ngâm 1 cây đinh sắt sạch trong 200ml dd CuSO4
. Sau khi kết thúc phản ứng, lấy đinh sắt ra khỏi dd thấy khối lượng đinh sắt tăng 0,8g. Xác định vai trò các chất tham gia phản ứng và nồng độ mol/lit của dd CuSO4.
- Gv: Chấm phiếu học tập của một số hs
- Gv gọi 3 hs bất kỳ của các nhóm lên bảng, hs khác nhận xét, bổ sung - Gv nhận xét, đánh giá
Hs: thảo luận nhóm hoàn thành 1 trong 3 bài tập trong phiếu (Mỗi học sinh 1 phiếu)
Hs: đại diện lên bảng trình bày, hs nhóm khác nhận xét, bổ xung
Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực tư duy, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tính toán và năng lục sử dụng ngôn ngữ hóa học
Phiếu học tập số 1
Bài 1: Khi điều chế H2 từ Zn và dung dịch H2SO4 loãng, nếu thêm một vài giọt dung dịch CuSO4 vào dung dịch axit thì thấy khí H2 thoát ra nhanh hơn hẳn. Hãy giải thích hiện tượng trên.
Giải
Ban đầu Zn tiếp xúc trực tiếp với
❖
dung dịch H2SO4 loãng và bị ăn mòn hoá học.
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2↑ Khí H2 sinh ra bám vào bề mặt lá Zn , ngăn cản sự tiếp xúc giữa Zn và H2SO4 nên phản ứng xảy ra chậm.
❖ Khi thêm vào vài giọt dung dịch CuSO4, có phản ứng:
Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu Cu tạo thành bám vào Fe tạo thành cặp điện cực và Fe bị ăn mòn điện hoá.
- Ở cực âm (Fe): Kẽm bị oxi hoá.
Zn – 2e → Zn2+
- Ở cực dương (Cu): Các ion H+ của dung dịch H2SO4 loãng bị khử thành khí H2.
2H+ + 2e → H2↑
H2 thoát ra ở cực đồng, nên Zn bị ăn mòn nhanh hơn, phản ứng xảy ra mạnh hơn.
Bài 2: Ngâm 9g hợp kim Cu – Zn trong dung dịch HCl dư thu được 896 ml H2 (đkc). Xác định % khối lượng của hợp kim.
Giải
Ngâm hợp kim Cu – Zn trong dung dịch HCl dư, chỉ có Zn phản ứng.
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2↑
⇨ nZn = nH2 = 22,4 0,04
0,986
Phiếu số 2. Hoạt động riêng rẽ từng HS
⇨ %Zn = ⇨
%Cu = 71,11%
Bài 3: Ngâm 1 cây đinh sắt sạch trong 200ml dd CuSO4 . Sau khi kết thúc phản ứng, lấy đinh sắt ra khỏi dd thấy khối lượng đinh sắt tăng 0,8g. Xác định vai trò các chất tham gia phản ứng và nồng độ mol/lit của dd CuSO4. Phiếu học tập số 2 (Nội dung đính kèm bên dưới) Phiếu học tập số 2
Câu 1. Sự ăn mòn kim loại không phải là A. sự khử kim loại.
B. sự oxi hoá kim loại
C. sự phá huỷ kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường.
D. sự biến đơn chất kim loại thành hợp chất.
Câu 2. Đinh sắt bị ăn mòn nhanh nhất trong trường hợp nào sau đây ? A. Ngâm trong dung dịch HCl.
B. Ngâm trong dung dịch HgSO4. C. Ngâm trong dung dịch H2SO4 loãng.
D. Ngâm trong dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ thêm vài giọt dung dịch CuSO4.
Câu 3. Sắt tây là sắt tráng thiếc. Nếu lớp thiếc bị xước sâu tới lớp sắt thì kim loại bị ăn mòn trước là:
A. thiếc B. sắt C. cả hai bị ăn mòn như nhau D. không kim loại bị ăn mòn
Câu 4. Sau một ngày lao động, người ta phải làm vệ sinh bề mặt kim loại của các thiết bị máy móc, dụng cụ lao động. Việc làm này có mục đích chính là gì ?
A. Để kim loại sáng bóng đẹp mắt.
B. Để không gây ô nhiễm môi trường.
C. Để không làm bẩn quần áo khi lao động.
D. Để kim loại đỡ bị ăn mòn.
Câu 5. Một số hoá chất được để trên ngăn tủ có khung làm bằng kim loại. Sau một thời gian, người ta thấy khung kim loại bị gỉ. Hoá chất nào sau đây có khả năng gây ra hiện tượng trên ?
A. Etanol B. Dây nhôm C. Dầu hoả D. Axit clohiđric
Câu 6. Sự phá huỷ kim loại hay hợp kim do kim loại tác dụng trực tiếp với các chất oxi hoá trong môi trường được gọi là
A. sự khử kim loại.
B. sự tác dụng của kim loại với nước.
C. sự ăn mòn hoá học.
D. sự ăn mòn điên hoá học.
28,89%
9 .100 0,04.65
Câu 7. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho lá Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng;
(b) Đốt dây Fe trong bình đựng khí O2;
(c) Cho lá Cu vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HNO3; (d) Cho lá Zn vào dung dịch HCl.
Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 8. Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hoá?
A. Sợi dây bạc nhúng trong dung dịch HNO3. B. Đốt lá sắt trong khí Cl2.
C. Thanh nhôm nhúng trong dung dịch H2SO4 loãng.
D. Thanh kẽm nhúng trong dung dịch CuSO4.
Câu 9: Nếu vật làm bằng hợp kim Fe-Zn bị ăn mòn điện hoá thì trong quá trình ăn mòn A. sắt đóng vai trò catot và ion H+ bị oxi hóa. B. sắt đóng vai trò anot và bị oxi hoá.
C. kẽm đóng vai trò catot và bị oxi hóa. D. kẽm đóng vai trò anot và bị oxi hoá.
Câu 11. Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn-Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là:
A. I, II và III. B. I, II và IV. C. I, III và IV. D. II, III và IV.
3. Hoạt động vận dụng, mở rộng
Tại sao những đồ dùng bằng sắt thường bị gỉ tạo thành gỉ sắt và dần dần đồ vật không dùng được ?
HD
- Khi tiếp xúc với không khí ẩm có oxi, hơi nước .... sắt bị oxi hóa theo các phản ứng sau:
2Fe + O2 + 2H2O 2Fe(OH) 2 (Không khí ẩm) 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O 4Fe(OH) 3
- Fe(OH)3 bị loại nước dần tạo thành Fe2O3 theo thời gian. Vì gỉ sắt Fe2O3.nH2O xốp nên quá trình ăn mòn tiếp diễn vào lớp bên trong đến khi toàn bộ khối kim loại đều gỉ.
Gỉ sắt không còn tính cứng, ánh kim, dẻo của sắt mà xốp, giòn nên làm đồ vật bị hỏng