I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG 1. Kiến thức
Hiểu được :
Nguyên tắc chung và các phương pháp điều chế kim loại (điện phân, nhiệt luyện, dùng kim loại mạnh khử ion kim loại yếu hơn).
2. Kĩ năng
- Lựa chọn được phương pháp điều chế kim loại cụ thể cho phù hợp.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, sơ đồ để rút ra nhận xét về phương pháp điều chế kim loại.
- Viết các phương trình hoá học điều chế kim loại cụ thể.
- Tính khối lượng nguyên liệu sản xuất được một lượng kim loại xác định theo hiệu suất hoặc ngược lại.
3.Thái độ: Hứng thú với môn học
4. Trọng tâm: Các phương pháp điều chế kim loại.
II. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT
* Năng lực:
1. Năng lực hợp tác
2. Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề 3. Năng lực giao tiếp
4. Năng lực sử dụng ngôn ngữ 5. Năng lực tư duy
* Phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương đất nước; Nhân ái khoan dung; Trung thực, tự trọng, chí công, vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại; Nghĩa vụ công dân.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: mạt sắt, dung dịch đồng sunfat, cốc.
2. Học sinh: Ôn tập tính chất kim loại.
C.PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY HỌC Phát vấn - Hoạt động nhóm- Trực quan
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Hoạt động khởi động
1.1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...
Lớp Vắng
1.2.Kiểm tra bài cũ:
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới HOẠT ĐỘNG
CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS – PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1. I. NGUYÊN TẮC
Nêu nguyên tắc điều chế kim loại?
HS trả lời
Phát triển năng lực giao tiếp
I. Nguyên tắc
Nguyên tắc điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử.
Mn+ + ne → M Hoạt động 2. II. PHƯƠNG PHÁP
GV chia lớp thành 4 nhóm:
Hs thảo luận và trình bày
Hs khác bổ sung,
II. Phương pháp
1. Phương pháp nhiệt luyện
Nhóm 1,3: Tìm hiểu phương pháp nhiệt luyện
- Trình bày: nguyên tắc, ứng dụng và nêu ví dụ phương pháp nhiệt luyện?
Nhóm 2,4: Tìm hểu phương pháp thủy luyện - Trình bày: nguyên tắc, ứng dụng và nêu ví dụ phương pháp thủy luyện?
GV yêu cầu nhóm trình bày (do GV chỉ định), nhóm nào trình bày thì nhóm còn lại bổ sung, nhận xét
GV chốt lại kiến thức Lưu ý HS:
- Các chất khử như C, CO, H2 khử được những oxit kim loại đứng sau Al - Cơ sở của phương pháp thủy luyện là dùng những dung môi thích hợp như dung dịch H2SO4, NaOH, NaCN, ... để hoà tan kim loại hoặc hợp chất của kim loại và tách ra khỏi phần không tan có trong quặng.
nhận xét
Phát triển năng lực hợp tác, giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
a. Nguyên tắc
Khử ion kim loại trong hợp chất ở nhiệt độ cao bằng các chất khử thông thường như C, CO, H2.
-Chất khử hay được sử dụng trong công nghiệp là cacbon (than cốc).
b. Điều chế các kim loại có độ hoạt động trung bình như Zn, Fe, Sn, Pb.
c. Ví dụ PbO + H2
t0
���Pb + H2O Fe2O3 + 3CO ���t0 2Fe + 3CO2
2. Phương pháp thuỷ luyện a. Nguyên tắc
Khử những ion kim loại trong dung dịch bằng kim loại có tính khử mạnh như Fe, Zn, ...
b. Dùng trong công nghiệp hoặc trong phòng thí nghiệm.
c. Điều chế các kim loại có độ hoạt động trung bình và yếu như Zn, Fe, Sn, Pb, Cu, Ag, Au...
d. Ví dụ
- Dùng Fe để khử ion Cu2+ trong dung dịch muối đồng.
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓
Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu ↓ - Dùng Zn để khử Ag+ trong dung dịch muối bạc.
Zn + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2Ag↓
Zn + 2Ag+ → Zn2+ + 2Ag↓
4. Hoạt động luyện tập và vận dụng
Câu 1: Dẫn luồng khí CO qua hỗn hợp Al2O3, CuO, MgO, Fe2O3 (nóng) sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm:
A. Al2O3, Cu, MgO, Fe B. Al, Fe, Cu, Mg
C. Al2O3 , Cu, Mg, Fe D. Al2O3, Fe2O3, Cu, MgO.
Câu 2: Khi cho luồng khí hiđro (có dư) đi qua ống nghiệm chứa Al2O3, FeO, CuO, MgO nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Chất rắn còn lại trong ống nghiệm bao gồm:
A. Al2O3, FeO, CuO, Mg B. Al2O3, Fe, Cu, MgO C. Al, Fe, Cu, Mg D. Al2, Fe, Cu, MgO.
Câu 3: Khi cho CO (dư) qua ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH dư, khuấy kỹ. Sau phản ứng (giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn) còn lại chất rắn Z. Z là:
A. MgO, Fe3O4 B. Mg, Fe, Cu
C. MgO, Fe, Cu D. Mg, Al, Fe, Cu
Câu 4: Cho các cặp oxi hoá - khử được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá của dạng oxi hóa như sau: Fe2+/Fe, Cu+2/Cu, Fe+3/Fe+2. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Fe+2 oxi hóa được Cu thành Cu+2. B. Cu+2 oxi hoá được Fe+2 thành Fe+3. C. Fe+3 oxi hóa được Cu thành Cu+2. D. Cu khử được Fe+3 thành Fe.
Câu 5: Cho Ag kim loại vào dung dịch CuSO4, Ag không tan. Lời giải thích đúng là:
A. Ag có tính khử yếu hơn Cu nên không oxi hoá được Cu+2 thành Cu.
B. Ag+ có tính oxi hoá mạnh hơn Cu2+ nên Ag+ đã khử Cu thành Cu2+. C. Cu có tính khử yếu hơn Ag nên Ag không khử được Cu2+ thành Cu.
D. Cu2+ có tính oxi hoá yếu hơn Ag+ nên không oxi hoá được Ag thành Ag+.
Câu 6: Cho một lá sắt vào dung dịch chứa một trong những muối sau: (1) ZnCl2, (2) CuSO4, (3) Pb(NO3)2, (4) NaNO3, (5) MgCl2, (6) AgNO3. Các trường hợp xảy ra phản ứng:
A. (1), (2), (4), (6) B. (2), (3), (6) C. (1), (3), (4), (6) D. (2), (5), (6)
Câu 7: Thứ tự một số cặp oxi hoá - khử trong dãy điện hoá như sau: Mg2+/Mg; Fe2+/Fe;
Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag. Dãy chỉ gồm các chất, ion tác dụng được với ion Fe3+ trong dung dịch là:
A. Mg, Cu, Cu2+. B. Mg, Fe2+, Ag. C. Mg, Fe, Cu. D. Fe, Cu, Ag+.
Câu 8: Cho các phương trình ion rút gọn của các phản ứng giữa các dung dịch muối, giữa các kim loại với các dung dịch muối:
a) Cu + 2Ag+ → Cu2+ + 2Ag b) Fe + Zn2+ → Fe2+ + Zn c) Al + 3Na+ → Al3+ + 3Na d) Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+
e) Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag f) Mg + Al3+ → Mg2+ + Al Những phương trình viết đúng là:
A. a, f. B. a, b, c, f C. a, d, e, f D. a, d, e
Câu 9: Để loại bỏ Al, Fe, CuO ra khỏi hỗn hợp gồm Ag, Al, Fe và CuO, có thể dùng lượng dư dung dịch nào sau đây?
A. Dung dịch NaOH. B. Dung dịch Fe(NO3)3.
C. Dung dịch HNO3. D. Dung dịch HCl.
Câu 10: Từ hai phản ứng sau:Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2 và Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu.
Phát biểu đúng là:
A. tính oxi hoá của Fe3+ > Cu2+ > Fe2+.
B. tính khử của Cu > Fe > Fe2+. C. tính khử của Fe > Fe2+ > Cu.
D. tính oxi hoá của Fe3+ > Fe2+ > Cu2+.
Câu 11: Để khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp Fe, FeO, Fe2O3 cần 2,24 lít CO (đktc). Khối lượng Fe thu được là:
A. 56, gam B. 6,72 gam C. 16,0 gam D. 11,2 gam
Câu 12: Khử hoàn toàn 40 gam hỗn hợp CuO, Fe2O3 bằng khí CO dư (to cao) thu được 28,8 gam kim loại. Khí thoát ra cho qua dung dịch Ca(OH)2 dư, được m gam kết tủa. Giá trị m là:
A. 35 gam B. 70 gam C. 17,5 gam D. 52,5 gam 5. Hoạt động mở rộng
Câu 1. Một hỗn hợp X gồm Fe2O3, FeO và Al2O3 có khối lượng là 42,4 gam. Khi cho X tác dụng với CO dư, nung nóng người ta thu được 41,6 gam hỗn hợp rắn Y và hỗn hợp khí gồm CO, CO2, khi cho hỗn hợp khí này qua dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được m gam kết tủa. Khối lượng kết tủa này bằng:
A. 4 gam B. 16 gam C. 9,85 gam D. 32 gam Câu 2. Cho một hỗn hợp gồm 0,56 gam Fe và 0,64 gam Cu vào 100ml dung dịch AgNO3
0,45M. Khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X . Nồng độ mol/lít của dung dịch Fe(NO3)2 trong X là:
A. 0,04 B. 0,05. C. 0,055. D. 0,045.
Rút kinh nghiệm:
...
...
...
...
...
...