25
1.5.1. Các nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài doanh nghiệp + Môi trường về luật pháp:
Trước hết, bất kỳ một doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường nào cũng cần phải tuân thủ theo luật pháp tại khu vực đó. Ở đây nó bao gồm các chính sách pháp luật của nhà nước, các bộ quy tắc về ứng xử về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Luật pháp là cán cân, là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan trong mối quan hệ lao động. Luật pháp mang tính công minh, rõ ràng, đảm bảo sự công bằng, bình đẳng của tất cả mọi người trong xã hội, đặc biệt là với người lao động vì họ là bên yếu thế hơn so với các doanh nghiệp. Luật pháp có công minh, thì xã hội mới phát triển, xã hội ổn đinh, bình yên và vì thế người lao động có thể yên tâm công tác, lao động, cống hiến cho doanh nghiệp mà không sợ bất cứ thứ gì đe dọa. Và có Luật pháp rõ ràng, doanh nghiệp cũng được đảm bảo quyền lợi cho họ, người lao động cũng không thể đòi hỏi thái quá được. Và khi đó, Luật pháp mang tầm ảnh hưởng lớn đến công tác tạo động lực trong mỗi doanh nghiệp.
+ Môi trường kinh tế, văn hóa xã hội:
Trong các yếu tố về kính tế như tỷ lệ lạm phát, mức sống, xu hướng phát triển cũng góp phần lớn đến động lực người lao động. Người lao động được làm việc trong một môi trường an toàn, thu nhập ổn định thì động lực lao động của họ cũng sẽ được nâng cao hơn.
Các yếu tố về văn hóa cũng góp phần rất lớn trong việc gia tăng hay làm giảm đi động lực lao động. Mỗi một khu vực, một đất nước, con người tại đó đều có những thói quen, nếp sống, văn hóa khác nhau. Khi và chỉ khi hiểu được rõ thói quen, truyền thống của người lao động, doanh nghiệp mới có thể triển khai các biện pháp tạo động lực cho phù hợp.
+ Các yếu tố về hệ thống phúc lợi xã hội:
26
Khi người lao động tham gia lao động trong bất kì doanh nghiệp, tổ chức nào, ngoài các chế độ trong doanh nghiệp tổ chức thì người lao động cũng rất quan tâm đến các chế độ phúc lợi xã hội như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, các chế độ hỗ trợ thai sản, tai nạn hay bảo hiểm thất nghiệp…Các chế độ phúc lợi càng tốt thì đời sống của người lao động càng được đảm bảo.
+ Ngoài ra còn có yếu tố từ các doanh nghiệp cùng ngành:
Trong một ngành, có rất nhiều doanh nghiệp cùng tham sản xuất, kinh doanh. Sự cạnh tranh càng khốc liệt thì doanh thu càng bị chia sẻ nhiều hơn giữa các doanh nghiệp, từ đó dẫn đến nguồn kinh phí cho việc tạo động lực cũng như duy trì nó trong mỗi doanh nghiệp sẽ bị hạn chế. Ngoài ra, vì sự cạnh tranh khốc liệt mà mỗi doanh nghiệp lại có những biện pháp thu hút nhân sự khác nhau. Do vậy, trong mỗi doanh nghiệp đều cần có các yếu tố, biện pháp tạo động lực để giữ chân được nhân viên tốt.
1.5.2. Các nhân tố thuộc về môi trường bên trong doanh nghiệp.
Trong một doanh nghiệp, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến công tác tạo động lực cho người lao động, có thể kể đến như:
+ Chính sách, định hướng phát triển của doanh nghiệp:
Khi một doanh nghiệp hoạt động có định hướng phát triển rõ ràng thì người lao động trong đó có thể xác định được nhiệm vụ, mục tiêu mà họ phải thực hiện, họ có thể nhìn thấy trước được tương lai, cơ hội của mình, từ đó tăng thêm quyết tâm, động lực để hoàn thành tốt công việc.
+ Văn hóa trong doanh nghiệp:
Đây có thể nói là một nét “đặc sản” của từng doanh nghiệp. Rất nhiều doanh nghiệp có những nét văn hóa độc đáo, đặc trưng, khác biệt so với những doanh nghiệp khác. Đây cũng là yếu tố thu hút người lao động đến làm việc và gắn bó với doanh nghiệp. Môi trường văn hóa có tốt, thì người lao động mới thoải mái về tinh thần, yên tâm công tác.
27 + Quan hệ trong doanh nghiệp:
Trong một doanh nghiệp, mối quan hệ giữa lãnh đạo với nhân viên, nhân viên với nhân viên quyết định rất nhiều tới kết quả chung của doanh nghiệp. Khi mối quan hệ giữa các thành viên trong doanh nghiệp tốt đẹp thì mọi người trong doanh nghiệp đều thoải mái, vui vẻ. Đây là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến động lực trong làm việc của người lao động.
+ Cơ cấu tổ chức, phân công công việc rõ ràng:
Đây cũng là yếu tố quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Việc phân chia công việc phù hợp, cơ cấu tổ chức rõ ràng trong doanh nghiệp sẽ cho người lao động thấy rõ rằng nhiệm vụ của mình là gì, từ đó họ ý thức được trách nhiệm, quyền hạn của họ trong công việc, góp phần nâng cao hiệu quả của công việc.
1.5.3. Các nhân tố thuộc về bản thân người lao động
Như hai phần trên đã nói, động lực cho người lao động có thể đến từ bên ngoài cũng như bên trong doanh nghiệp, tuy nhiên động lực đó có đạt được kết quả hay không còn phụ thuộc vào chính bản thân người lao động trong đó. Mỗi người lao động tham gia vào doanh nghiệp đều có những nhu cầu, mục tiêu khác nhau. Chính vì vậy, đích đến của mỗi người chính là thỏa mãn nhu cầu mà họ đã nhắm đến khi vào trong doanh nghiệp. Nhiệm vụ của nhà quản trị là làm sao hướng họ đến lợi ích chung của doanh nghiệp, song vẫn bám sát, đảm bảo thỏa mãn được nhu cầu mà người lao động mong muốn.
Ngoài ra, tính cách, khả năng làm việc của mỗi cá nhân là khác nhau.
Có người giỏi về mặt này nhưng lại yếu về mặt kia và ngược lại. Do vậy, người quản trị cần chú ý sắp xếp sao cho phù hợp với khả năng, kinh nghiệm cũng như tính cách từng người trong đó. Tính cách và năng lực của mỗi người lao động phù hợp với từng việc khác nhau, đây cũng là vấn đề mà nhà quản trị cần lưu tâm.
28