Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
1.2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu
Câu h i nghiên cứu trọng tâm, xuyên suốt toàn bộ luận án: Vì sao và làm thế nào để bảo đảm các quyền của NKT được thực thi một cách có hiệu quả nhất ở Việt Nam hiện nay? Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, NCS sẽ tập trung giải quyết trả lời những câu h i sau đây:
Thứ nhất, hiểu như thế nào về bảo đảm quyền và cơ chế bảo đảm quyền của NKT, các yếu tố tác động đến bảo đảm quyền của NKT?
Thứ hai, thực trạng pháp luật về bảo đảm quyền của NKT ở Việt Nam hiện nay như thế nào?
Thứ ba, giải pháp nào để bảo đảm quyền của NKT được thực thi có hiệu quả nhất trong điều kiện Việt Nam hiện nay?
1.2.2. Giả thuyết nghiên cứu
Các giả thuyết nghiên cứu mà NCS đã sử dụng trong luận án bao gồm:
Thứ nhất, việc xây dựng nền tảng cơ sở lý luận và hoàn thiện cơ chế bảo đảm quyền của NKT có ý nghĩa quan trọng trong việc để NKT có cơ hội tiếp cận, hưởng thụ quyền của mình một cách bình đẳng, không bị phân biệt đối xử.
Thứ hai, các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo đảm quyền của NKT vẫn còn những điểm chưa thực sự phù hợp, còn tồn tại những khoảng trống pháp lý.
Thứ ba, việc đưa ra các giải pháp tăng cường để quyền của NKT được bảo đảm bền vững cần phải thông qua việc hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, thực hiện đồng bộ các biện pháp cũng như là kết hợp đồng thời nhiều phương thức bảo đảm.
1.2.3. Lý thuyết nghiên cứu
Các lý thuyết chủ yếu được luận án sử dụng để nghiên cứu và trả lời các câu h i đặt ra bao gồm:
Thứ nhất, các học thuyết, lý thuyết triết học, luật học, chính trị học, xã hội học, đạo đức học… chứa đựng những tư tưởng, quan điểm về QCN. Một số công trình của các nhà kinh điển như: “Bàn về vấn đề Do Thái” (1843) của Các Mác, “Tình cảnh giai cấp lao động ở Anh” (1844) của Ph.Ăngghen…
Thứ hai, lý thuyết toàn diện về nhân quyền, tư tưởng, học thuyết về QCN đã được các triết gia tiêu biểu luận giải về rất nhiều vấn đề cơ bản của QCN như: Thomas Hobbes (1588-1679), John Locke (1632-1704), Thomas Paine (1737-1809), Georg Wilhelm Friedrich Hegel (1770-1831), John Stuart Mill (1806-1873), Henry David Thoreau (1817-1862)…
Thứ ba, các học thuyết, lý thuyết xã hội (social theories) tiêu biểu như:
thuyết duy lý (rationalism), thuyết cấu trúc (structuralism), thuyết văn hoá (culturalism), thuyết tự do (liberalism).
Thứ tư, những lý thuyết, cách tiếp cận về QCN nói chung, về quyền của nhóm người dễ bị tổn thương - trong đó có NKT nói riêng, đặc biệt là cách tiếp cận dựa trên QCN (human rights based approach) và những cách tiếp cận về bảo đảm quyền của NKT.
Thứ năm, các quan điểm của Đảng, Nhà nước về bảo đảm QCN, quyền công dân, quyền của nhóm người dễ bị tổn thương trong đó có quyền của NKT.
Kết luận, hệ thống lý thuyết nghiên cứu nêu trên được sử dụng làm cơ sở cho việc nghiên cứu khái niệm, đặc điểm về quyền của NKT; khái niệm, đặc điểm về bảo đảm QCN nói chung cũng làm cơ sở cho việc nghiên cứu cơ chế bảo đảm, bảo vệ quyền của NKT, làm rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào việc bảo đảm quyền của NKT. Các lý thuyết này cũng đồng thời làm nền tảng để rà soát các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, là cơ sở để đưa ra các kiến nghị hoàn thiện.
Kết luận chương 1
Thứ nhất, dù có nhiều quan điểm khác nhau nhưng theo pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài hay pháp luật Việt Nam thì NKT luôn là đối tượng dễ bị tổn thương và cần được bảo vệ, họ đều cần được trợ giúp tích cực và đặc biệt từ phía Nhà nước, gia đình và xã hội. NKT có thể là khuyết tật về thể chất hay tinh thần và họ rất dễ bị phân biệt đối xử với lý do tình trạng khuyết tật của mình. Điều quan trọng hơn cả và cũng là mục tiêu lớn mà luận án hướng tới đó là chống tình trạng phân biệt đối xử và đối xử không công bằng với NKT thông qua việc bảo đảm quyền của NKT được thực thi đầy đủ trên các lĩnh vực đời sống xã hội.
Thứ hai, các lý thuyết chủ yếu được luận án sử dụng để nghiên cứu và trả lời các câu h i đặt ra đều là những nguồn cơ sở quan trọng trong việc bảo đảm QCN nói chung, quyền của NKT nói riêng. Cũng giống như các chủ thể khác trong xã hội, NKT có đầy đủ các QCN, quyền công dân được ghi nhận trong pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia. Kéo theo các quyền này chính là nghĩa vụ của Nhà nước, của các cơ quan tổ chức cũng như của gia đình và xã hội. Việc công nhận và ghi nhận các quyền của NKT trong các văn bản pháp lý quốc tế và quốc gia là một căn cứ quan trọng để bảo đảm quyền của NKT trên thực tế.
Thứ ba, các công cụ pháp lý quốc tế hay pháp luật quốc gia đều không nhằm mục đích tạo ra các quyền mới cho NKT mà là tạo ra một cơ chế đặc biệt nhằm giúp đỡ NKT được thụ hưởng quyền một cách công bằng, bình đẳng so với những người không khuyết tật.
Kết luận, các nghiên cứu trong và ngoài nước về những vấn đề lý luận, các nghiên cứu phân tích thực trạng pháp luật, thực tiễn thực hiện bảo đảm quyền của NKT trên thực tế, các giải pháp kiến nghị về bảo đảm quyền của NKT đã được NCS trình bày chi tiết ở phần trên. Qua đó thấy được những giá trị kế thừa của luận án đối với các nghiên cứu trước đây, đồng thời tiếp tục phát triển nghiên cứu những vấn đề mới mà luận án cần tập trung làm rõ đối với đề tài này.
Chương 2