Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT
2.2. Nguyên tắc, nội dung, phương thức bảo đảm quyền của người khuyết tật
2.2.1. Các nguyên tắc bảo đảm quyền của người khuyết tật
UDHR năm 1948 đã khẳng định nguyên tắc tại Điều 2: “không phân biệt đối xử vì bất cứ lý do nào như chủng tộc, màu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hay quan niệm, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, tài sản, dòng dõi hay bất cứ tình trạng nào khác”, sự khuyết tật được xem là thuộc về “tình trạng nào khác” theo quy định này. Dựa vào đó, các nguyên tắc chung mà CRPD đề cập đến tại Điều 3 đã được xây dựng trên cơ sở tính đến các nhu cầu đặc thù của NKT nhằm bù đắp cho những hạn chế, thiệt thòi của họ.
Những nguyên tắc này là những tư tưởng, định hướng có tính xuyên suốt trong toàn bộ Công ước, bao gồm: Tôn trọng phẩm giá vốn có, quyền tự chủ của cá nhân bao gồm sự tự do lựa chọn và tôn trọng sự độc lập của cá nhân;
Không phân biệt đối xử; Tham gia và hoà nhập xã hội đầy đủ và hiệu quả;
Tôn trọng sự khác biệt và chấp nhận NKT như một phần của sự đa dạng nhân loại và nhân văn; Bình đẳng về cơ hội; Tiếp cận; Bình đẳng giữa nam và nữ;
Tôn trọng những khả năng đang phát triển của trẻ em khuyết tật và tôn trọng quyền được bảo vệ giữ gìn bản sắc riêng của các em.
2.2.2. Nội dung bảo đảm pháp lý quyền của người khuyết tật
2.2.2.1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về bảo đảm quyền của người khuyết tật
Các quốc gia cần tiến hành việc nội luật hoá những quy định trong công ước vào hệ thống pháp luật trong nước thông qua những chính sách, chương trình và đảm bảo hệ thống pháp luật trong nước nhất quán với những quy định của công ước. Trong quá trình lập pháp, khi xây dựng những quy định liên
quan đến NKT cần khuyến khích sự tham gia của cộng đồng NKT, các hội nhóm, tổ chức đại diện cho NKT vì không ai có thể hiểu về NKT bằng chính họ. Nâng cao nhận thức về NKT cho chính đội ngũ những nhà lập pháp cũng giúp cho quá trình nội luật hoá hay quá trình rà soát và sửa đổi, bổ sung pháp luật, chính sách và ngân sách cho tương thích và hài hoà.
Hệ thống chính sách, pháp luật về bảo đảm quyền của NKT cũng phải dựa trên các nội dung chính yếu sau: Thứ nhất, quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân và gia đình trong việc chăm sóc, bảo vệ nhằm tôn trọng và bảo đảm quyền của NKT; Thứ hai, công nhận và ban hành quy chế hoạt động của các tổ chức vì NKT; Thứ ba, quy định quyền của NKT theo các nhóm quyền dân sự, chính trị; quyền kinh tế, xã hội và văn hóa; Thứ tư, điều chỉnh các hoạt động về hợp tác quốc tế, các hoạt động trợ giúp NKT của các tổ chức trong và ngoài nước, các quy định về khen thưởng và xử lý vi phạm; Thứ năm, quy định về việc xác định mức độ khuyết tật.
Thực thi quyền của NKT không chỉ đòi h i có các luật và chính sách phù hợp mà còn cần có nguồn tài chính bảo đảm và đủ khả năng để thực hiện.
Hơn nữa, theo CRPD, Điều 33 yêu cầu các quốc gia thành viên phải chỉ định một đầu mối bên ngoài hoặc trong Chính phủ để thực hiện việc giám sát, thực thi công ước. Chính vì vậy, việc thành lập cơ quan nhân quyền quốc gia là một trong những yêu cầu quan trọng giúp thúc đẩy và bảo đảm việc thực thi đầy đủ quyền của NKT theo tiêu chuẩn pháp luật quốc tế.
2.2.2.2. , gườ k ế
Bên cạnh việc nội luật hoá, các quốc gia phải thực hiện triệt để và đầy đủ những tiêu chuẩn pháp luật quốc tế, đặc biệt là các điều khoản đặc thù trong CRPD như Điều 26 – Phục hồi chức năng, Điều 9 – Tiếp cận, Điều 24 – Giáo dục, Điều 27 – Lao động, việc làm, Điều 12 – Bình đẳng trước pháp luật. Ngoài những lĩnh vực đặc thù liên quan trực tiếp đến NKT trên, cần phải
nghiêm túc thực hiện triệt để các quyền liên quan tới tiếp cận trên cơ sở bình đẳng như tiếp cận dịch vụ công, tiếp cận giao thông, quy định về xoá b rào cản với NKT, giúp NKT hoà nhập cộng đồng.
Nhà nước phải tôn trọng các quyền của NKT, không được can thiệp vào việc thụ hưởng các QCN của họ. Ví dụ như Nhà nước không được thực hiện các thí nghiệm y khoa đối với NKT mà chưa được sự đồng ý của họ (tôn trọng quyền đối với sức khoẻ) hay không được hạ nhục NKT đang bị giam giữ trong trại giam (tôn trọng quyền tự do không bị tra tấn), không giữ lại thông tin hoặc ngăn chặn NKT biểu đạt quan điểm của mình (tôn trọng quyền tự do biểu đạt), không buộc NKT phải thôi học vì lý do là tình trạng khuyết tật của họ (tôn trọng quyền được giáo dục) [187].
Nhà nước phải bảo vệ, phải ngăn chặn sự vi phạm quyền của NKT đồng thời đưa ra các giải pháp và xây dựng các cơ chế phòng ngừa, xử lý hành vi vi phạm. Ví dụ như Nhà nước bảo đảm các cơ sở trị liệu tư nhân không được thực hiện hành vi tra tấn hay các hành vi tương tự đối với NKT (bảo vệ quyền tự do không bị tra tấn), bảo đảm các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tư nhân không phân biệt đối xử hoặc từ chối cung cấp dịch vụ đối với NKT (bảo vệ quyền đối với sức khoẻ), bảo đảm các trường học tư nhân không phân biệt đối xử trên cơ sở khuyết tật (bảo vệ quyền được giáo dục), bảo đảm các chủ thể tư nhân tôn trọng quyền làm việc của NKT (bảo vệ quyền làm việc) [187].
Nhà nước thông qua những biện pháp lập pháp, hành chính, ngân sách, tư pháp và các biện pháp thích hợp khác nhằm bảo đảm NKT có thể hưởng thụ các quyền của mình đến mức cao nhất có thể. Ví dụ như Nhà nước phải có các biện pháp nhằm cải thiện dần chất lượng cũng như số lượng và mức độ tiếp cận đối với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ của NKT (thực thi quyền đối với sức khoẻ), tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu, ngôn ngữ đơn giản, chữ nổi, các hình thức giao tiếp tăng cường và thay thế khi tương tác với NKT (thực thi quyền tự do biểu đạt), cung cấp các dịch vụ
đào tạo nghề cho NKT tận dụng tối đa nguồn lực của quốc gia (thực thi quyền làm việc).
Bên cạnh trách nhiệm của Nhà nước, chúng ta không thể không nhắc tới trách nhiệm của các chủ thể khác trong việc thể hiện nghĩa vụ của mình với quyền của NKT, họ có thể là các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng hay chính gia đình của NKT. Mọi cá nhân có trách nhiệm tôn trọng, trợ giúp và giúp đỡ NKT. Gia đình có trách nhiệm giáo dục, tạo điều kiện để thành viên gia đình nâng cao nhận thức về vấn đề khuyết tật, thực hiện biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật bẩm sinh, khuyết tật do tai nạn thương tích, bệnh tật và nguy cơ khác dẫn đến khuyết tật. Cơ quan tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của NKT. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có trách nhiệm vận động xã hội trợ giúp NKT tiếp cận dịch vụ xã hội, sống hoà nhập cộng đồng, tham gia xây dựng, giám sát thực hiện chính sách, pháp luật và chương trình đề án trợ giúp NKT [211].
2.2.3. Phương thức bảo đảm quyền của người khuyết tật
Phương thức bảo đảm quyền của NKT – trọng tâm là bảo đảm pháp lý sẽ được thấy rõ thông qua hai nội dung đóng vai trò rất quan trọng, đó là: việc ghi nhận quyền (thể chế) cùng với tổ chức và hoạt động để thực thi quyền (thiết chế).
2.2.3.1. Thể chế
Ghi nhận quyền (trao quyền) với trọng tâm là thúc đẩy sự tham gia của NKT với tư cách là một chủ thể bình đẳng với tất cả mọi người khác. Những rào cản hình thành trong cộng đồng như phân biệt đối xử hay b mặc cần phải được xoá b , khi đó NKT sẽ có đầy đủ khả năng và những hỗ trợ cần thiết từ Nhà nước để thực thi các quyền của họ. Các quyền của NKT được tôn trọng, thúc đẩy, bảo vệ, bảo đảm trên các lĩnh vực chính như tiếp cận, đi lại của cá nhân NKT, y tế, giáo dục, việc làm, phục hồi chức năng, tham gia đời sống chính trị, được bình đẳng và không bị phân biệt đối xử.
Song song với ghi nhận quyền của NKT chính là nghĩa vụ của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền cho họ. Nhà nước bị ràng buộc bởi những cam kết với cộng đồng quốc tế và với chính các công dân của quốc gia nên phải không ngừng thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo đảm cho đời sống của NKT. Nghĩa vụ của các quốc gia thể hiện ở các hình thức cụ thể bao gồm nghĩa vụ tôn trọng, nghĩa vụ bảo vệ và nghĩa vụ thực hiện.
Nghĩa vụ của các quốc gia thành viên là phải hiện thực hoá các nguyên tắc và nội dung của CRPD, qua đó quyền của NKT được thực thi một cách đầy đủ, đồng thời NKT cũng có thể chủ động khiếu nại hoặc khởi kiện bất kỳ hành vi nào bị cho là xâm phạm tới các quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân. NKT sẽ không bị phụ thuộc vào lòng thương hại của các chủ thể khác mà từ chính những quyền năng và tự do con người của mình, NKT được tôn trọng nhân phẩm và tham gia đóng góp một cách chủ động, trọn vẹn và hiệu quả vào đời sống xã hội.
2.2.3.2. Thiết chế
CRPD ghi nhận tại Điều 4 rằng các quốc gia có nghĩa vụ thúc đẩy và bảo đảm thực hiện đầy đủ các QCN và tự do cơ bản đối với tất cả các cá nhân sống chung với tình trạng khuyết tật trên mọi lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội, mà không có bất cứ hình thức phân biệt đối xử nào. Trách nhiệm của các quốc gia là thông qua việc thực thi các biện pháp để thực hiện các quyền về dân sự, chính trị, đồng thời hiện thực hoá các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá thông qua nguồn lực có sẵn của quốc gia, nghĩa vụ đối với nhóm quyền kinh tế, xã hội, văn hoá thường được coi là nghĩa vụ có các bước phát triển [187]. Ví dụ như quyền được chăm sóc sức khoẻ hoặc quyền an sinh xã hội thì đều là những quyền được thừa nhận là cần phải có thời gian để thực thi hoặc cải thiện, tuy nhiên các quốc gia vẫn phải có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ các quyền này ngay lập tức, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam.
Quyền của NKT theo các tiêu chuẩn của pháp luật quốc tế có tác động trực tiếp tới nghĩa vụ của các quốc gia trong việc bảo đảm quyền của NKT.
Nhà nước cần phải thực thi các biện pháp cơ bản để quyền của NKT được bảo đảm như áp dụng các biện pháp lập pháp, hành pháp để thúc đẩy quyền của NKT; bảo vệ và thúc đẩy quyền của NKT trong tất cả các chính sách và chương trình phát triển quốc gia; bảo đảm sự tôn trọng quyền của NKT ở các khu vực công và tư; xoá b các tập quán, thói quen trong xã hội có khả năng vi phạm quyền của NKT; thực hiện và thúc đẩy nghiên cứu phát triển hàng hoá, dịch vụ và công nghệ mà NKT có thể tiếp cận được; phát triển các kênh thông tin hỗ trợ cho NKT; thúc đẩy đào tạo về quyền của NKT cho các chuyên gia và nhân viên làm việc với NKT; thúc đẩy quyền tham gia của NKT trong việc phát triển và thực thi pháp luật, chính sách và ngay cả trong việc ra quyết định liên quan đến cuộc sống của họ [13]. Nghĩa vụ của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền của NKT thể hiện ở các hình thức: tôn trọng, bảo vệ và thực hiện.
Ở cấp độ quốc tế, sau khi phê chuẩn hoặc gia nhập công ước, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ nộp báo cáo ban đầu sau hai năm kể từ ngày công ước có hiệu lực đối với quốc gia cho Uỷ ban về quyền của NKT – Cơ quan này gồm 18 thành viên hầu hết là NKT do các quốc gia thành viên đề cử được LHQ thành lập với mục đích nhằm theo dõi, giám sát các quốc gia thành viên trong việc thực hiện công ước, cũng như tiếp nhận khiếu nại, điều tra, xử lý sau khi công ước có hiệu lực [199]. Sau đó, định kỳ cứ ít nhất 4 năm nộp báo cáo một lần lên Uỷ ban hoặc theo yêu cầu của Uỷ ban. Uỷ ban sẽ xem xét những báo cáo, tiến hành đối thoại với các quốc gia thành viên và đưa ra những gợi ý, khuyến nghị dưới hình thức nhận xét kết luận. Hội nghị các quốc gia thành viên của công ước được tổ chức định kỳ để xem xét và giải quyết những vấn đề liên quan đến việc thi hành công ước.
Ở cấp quốc gia, để phù hợp với hệ thống tổ chức của mình, mỗi quốc gia thành viên chỉ định thành lập một đầu mối hoặc một số đầu mối quốc gia trong Chính phủ để:
- Phối hợp và đôn đốc việc phê chuẩn Công ước và Nghị định thư bổ sung;
- Bảo đảm sự phối hợp thống nhất liên ngành hay chuyên trách trong các bộ, ngành ở cả các cấp trung ương và địa phương để thực hiện Công ước với các biện pháp lập pháp, hành pháp và tư pháp;
- Tiến hành hợp tác quốc tế để thêm nguồn lực thực hiện Công ước;
- Báo cáo việc thực hiện Công ước định kỳ với Uỷ ban LHQ về quyền của NKT.