Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGUỒN LỰC ĐẤT ĐAI
2.2. Thực trạng chất lượng quản lý và sử dụng nguồn lực đất đai ở quận Dương Kinh
2.2.2.2. Các công tác trong quản lý cụ thể đã được thực hiện
* Công tác lập và quản lý tài liệu hồ sơ địa chính:
Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường và định hướng của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng về công tác xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai. Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hải Phòng đã xây dựng: Dự án đầu tư xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai thành phố Hải Phòng giai đoạn I đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt tại Quyết định số 2054/QĐ-UBND ngày 29/11/2010. Trong dự án có xác định nhiệm vụ xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai quận Dương Kinh. Trong đó có nhiệm vụ: Xây dựng bộ bản đồ địa chính chính quy nhằm thay thế hệ thống bản đồ giải thửa cũ đo vẽ theo Chỉ thị số 299/TTg đã rất lạc hậu với hiện trạng sử dụng đất.
Hiện nay công tác đo đạc xây dựng bản đồ địa chính mới chỉ dừng lại ở việc đo đạc hiện trạng sử dụng đất, đang tiến hành quy chủ sử dụng và biên tập bản đồ.
Toàn bộ dữ liệu để quản lý, cập nhật đều dựa trên bản đồ giải thửa.
Tổng số thửa Uỷ ban nhân dân cấp phường sử dụng là 434 thửa, diện tích là 252,79 ha. Diện tích đất đang trực tiếp sử dụng là 38,53 ha, diện tích đất đang cho thuê là 214,26 ha. Trong đó:
+ Đất nông nghiệp: Tổng số thửa: 340 thửa, diện tích: 214,26 ha. Diện tích đang cho hộ gia đình, cá nhân thuê là 214,26 ha.
+ Đất phi nông nghiệp: Tổng số thửa: 94 thửa, diện tích: 38,53 ha (toàn bộ diện tích đất phi nông nghiệp Ủy ban nhân dân cấp phường đang trực tiếp sử dụng bao gồm đất xây dựng trụ sở và các công trình công cộng).
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất đo vẽ và biểu thị các yếu tố nội dung theo đúng quy định, các địa vật quan trọng được xác định chính xác, tên đường, tên sông, suối, tên các địa danh ... ghi chú đúng. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được tiếp biên với các đơn vị hành chính lân cận phù hợp với đường địa giới 364/CT ngoài thực địa.
* Công tác xây dựng kế hoạch sử dụng đất:
Tổ công tác rà soát, lập danh mục tổng hợp các thửa biến động do các tổ chức quản lý, sử dụng cụ thể như sau:
- Thay đổi giảm diện tích đã kiểm kê: Tổng số khu đất giảm: 21 khu đất; diện tích giảm 178,22 ha trong đó:
+ Cơ quan nhà nước: Tổng số khu đất giảm: 01 khu đất; diện tích giảm 120,00 ha. Thay đổi giảm do khi thống kê theo Chỉ thị số 31/2007/CT-TTg đã thống kê Tổng công ty Thủy sản Hạ Long thuộc loại hình tổ chức là Cơ quan nhà nước (TC1) nhưng thực tế thuộc loại hình tổ chức là tổ chức kinh tế (TKT).
+ Tổ chức sự nghiệp công: Tổng số khu đất giảm: 20 khu đất; diện tích giảm
54
thống kê thuộc loại hình tổ chức là tổ chức sự nghiệp công (TC6) như trường mầm non, trạm y tế phường nhưng thực tế các khu đất trên thuộc Ủy ban nhân dân phường (UBS) quản lý, sử dụng.
+ Ủy ban nhân dân phường: Tổng số khu đất giảm: 02 khu đất; diện tích giảm 0,08 ha nguyên nhân do khi thống kê theo Chỉ thị số 31/2007/CT-TTg đã thống kê 02 nhà máy nước sinh hoạt tại phường Đa Phúc thuộc loại hình tổ chức Ủy ban nhân dân phường (UBS) với mục đích sử dụng đất sản xuất kinh doanh nhưng thực tế thuộc nhóm đất sử dụng vào mục đích công cộng.
+ Tổ chức kinh tế: Tổng diện tích giảm 43,12 ha nguyên nhân do khi thống kê theo Chỉ thị số 31/2007/CT-TTg đã thống kê cả đất công cộng (đất giao thông, đất thủy lợi) vào diện tích của các tổ chức kinh tế nhưng thục tế thuộc Ủy ban nhân dân phường quản lý.
- Thay đổi tăng diện tích đã kiểm kê: Tổng số khu đất tăng: 420 khu đất; Diện tích tăng 606,03 ha trong đó:
+ Cơ quan nhà nước: Tổng số khu đất tăng: 01 khu đất; Diện tích tăng 9,43 ha.
Nguyên nhân do khi thống kê theo Chỉ thị số 31/2007/CT-TTg đã thống kê thiếu 01 khu đất của Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 tại phường Hải Thành.
+ Tổ chức sự nghiệp công: Tăng 10 khu đất; Diện tích tăng 73,34 ha. Nguyên nhân do khi thống kê theo Chỉ thị số 31/2007/CT-TTg đã thống kê thiếu tại các phường Đa Phúc, Anh Dũng, Hải Thành, Hòa Nghĩa, Tân Thành. Sau ngày 01/4/2008 cấp đất cho Trung tâm dạy nghề lái xe Hoàng Phương.
+ Ủy ban nhân dân phường: Tăng 373 khu đất; Diện tích tăng 243,48 ha.
Nguyên nhân do khi thống kê theo Chỉ thị số 31/2007/CT-TTg đã thống kê thiếu chủ yếu là đất nông nghiệp, đất có mục đích công cộng, đất nghĩa địa chưa thống kê nay thống kê bổ sung.
+ Tổ chức kinh tế: Tăng 36 khu đất; Diện tích tăng 279,78 ha. Nguyên nhân sau ngày 01/4/2008 cấp đất cho các tổ chức phục vụ sản xuất kinh doanh, do khi
thống kê theo Chỉ thị số 31/2007/CT-TTg đã thống kê thiếu một số tổ chức nay thống kê bổ sung.
Kết quả kiểm kê đất của tổ chức tính đến ngày 01/01/2010: Tổng số khu đất:
565 khu đất; Diện tích: 1.284,78 ha trong đó:
- Cơ quan nhà nước: Tổng số khu đất: 11 khu đất; Diện tích: 49,84 ha.
- Tổ chức xã hội: Tổng số khu đất: 01 khu đất; Diện tích: 2,50 ha.
- Tổ chức sự nghiệp công: Tổng số khu đất: 38 khu đất; Diện tích: 91,73 ha - Ủy ban nhân dân phường: Tổng số khu đất: 417 khu đất; Diện tích: 255,69.
- Tổ chức kinh tế: Tổng số khu đất: 98 khu đất; Diện tích: 885,02 ha.
Trên cơ sở nhu cầu thực tiễn của mỗi ngành thuộc quận, Ủy ban nhân dân quận Dương Kinh đã giao cho cơ quan chuyên môn xây dựng kế hoạch sử dụng đất cho một số mục đích cơ bản của địa phương như: quỹ đất dự kiến sử dụng để xây dựng các trường học từ mẫu giáo, nhà trẻ đến trường trung học cơ sở các phường; quỹ đất dự kiến sử dụng để xây dựng các cơ sở văn hóa thể dục thể thao như sân chơi trẻ em, trung tâm thể dục thể thao của quận, sân vận động; quỹ đất dự kiến cho xây dựng trụ sở làm việc của các phường và các cơ quan thuộc quận như quân đội, công an, tòa án, viện kiểm sát nhân dân nằm trong quy hoạch khu trung tâm hành chính quận, quỹ đất dự kiến cho phát triển khu dân cư đô thị và phục vụ cho nhu cầu di dân giải phóng mặt bằng xây dựng các công trình đô thị.
Tuy nhiên kế hoạch sử dụng đất do quận xây dựng khi triển khai thực tế hiệu quả không cao do nhiều lý do, trong đó nổi lên một số lý do chính sau:
- Do thiếu vốn đầu tư và khả năng phối hợp của phía nhà nước Việt Nam, một số dự án chính đã không được triển khai như dự án xây dựng khu đô thị điểm
- Sự thiếu đồng bộ giữa quy hoạch kiến trúc và quy hoạch sử dụng đất: những vị trí quận dự kiến sử dụng vào các mục tiêu phát triển đô thị của quận thì không được Kiến trúc sư trưởng thành phố thỏa thuận; những đơn vị, cơ quan tổ chức
56
khác có nhu cầu và đã được Kiến trúc sư trưởng thành phố giới thiệu thì quận không được thông tin và vì thế không đưa vào kế hoạch sử dụng đất được.
- Nhiều dự án kéo dài gây ảnh hưởng chung tới tổ chức triển khai kế hoạch sử dụng đất do khó khăn trong giải phóng mặt bằng, thiếu vốn đầu tư ...
* Công tác giao đất và thu hồi đất:
Từ năm 2007 đến nay tốc độ đô thị hóa diễn ra trên địa bàn quận khá nhanh, diện tích đất nông nghiệp và một số loại đất khác có quyết định thu hồi đất để xây dựng các công trình đô thị tuy chưa đạt được kế hoạch nhưng cũng có nhiều dự án được thực hiện (khoảng 30 dự án có quyết định giao đất, thu hồi đất). Ủy ban nhân dân quận đã thành lập thành lập Trung tâm phát triển quỹ đất và tổ công tác điều tra giải phóng mặt bằng phối hợp với các chủ đầu tư (người được giao đất) lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt phương án và thực hiện các chính sách, chế độ với người bị thu hồi đất, bàn giao mặt bằng đất cho người sử dụng đất mới. Tuy nhiên, công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận Dương Kinh gặp rất nhiều khó khăn do chính sách bồi thường, hỗ trợ đối với người bị thu hồi đất chưa thoả đáng, các văn bản quy định của nhà nước và thành phố chưa đồng bộ và thiếu tính ổn định, trình độ dân trí và ý thức trách nhiệm của nhân dân hạn chế và khâu cơ bản là chính quyền quận chưa kiên quyết và chưa có biện pháp đúng để giải quyết dứt điểm các tranh chấp khiếu kiện trong công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng. Một nội dung quan trọng của công tác giao đất, thu hồi đất là thông qua việc kiểm tra, phát hiện tình trạng vi phạm pháp luật của các đơn vị và cá nhân sử dụng đất trên địa bàn chưa được phát hiện kịp thời. Qua số liệu tổng hợp của phòng tài nguyên môi trường là:
- Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp:
Tổng diện tích thu hồi: 127,6689 ha.
Diện tích đang thu hồi: 43,4977 ha.
Hình thức bồi thường: bằng tiền.
Số hộ nhận bồi thường: 1506 hộ.
- Bồi thường nhà và các công trình trên đất:
Tổng số tiền bồi thường: 38.610,01 triệu đồng.
Số công trình được bồi thường: 215.
Trên địa bàn quận hiện nay có nhiều dự án thu hồi đất thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình công cộng, các dự án phát triển sản xuất hay xây dựng nhà ở, khu Tái định cư. Việc thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện dự án ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống, thu nhập, nghề nghiệp, sinh hoạt của người dân do vậy công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng luôn được lãnh đạo quận đặc biệt quan tâm, đảm bảo áp dụng chính sách đúng quy định, đáp ứng được nguyện vọng của đa số người dân.
* Công tác kiểm kê, thống kê đất đai:
Công tác thống kê đất đai hàng năm được tiến hành vào thời điểm ngày 15/10 hàng năm chủ yếu là báo cáo thống kê biến động đất đai. Số liệu thống kê đất đai của quận được tổng hợp từ các phường. Ủy ban nhân dân quận đã chỉ đạo phòng chuyên môn rà soát, tổng hợp hệ thống số liệu kiểm kê đất đai toàn quận từ các nguồn số liệu.
Bên cạnh công tác thống kê biến động đất đai hàng năm, Ủy ban nhân dân quận đã chỉ đạo tổ chức các cuộc kiểm tra, thống kê từng loại đất, làm cơ sở để vạch kế hoạch quản lý chuyên sâu từng ngành. Phục vụ yêu cầu nắm tình hình đất nông nghiệp để có kế hoạch xử lý chống lấn chiếm đất đai, xây dựng không phép, sử dụng hợp lý quỹ đất nông nghiệp.
Bảng 2.2. Biến động đất đai năm 2012 so với năm 2011 và năm 2010
STT Mục đích sử dụng đất Mã
Diện tích năm 2012
(m2)
So với năm 2012 So với năm Diện tích
năm 2011
Tăng(+) giảm(-)
Diện tích năm 2010
Tăng(+) giảm(-)
58 Tổng diện tích tự
nhiên
4.584,86 4.584,86 4.582,86 2,00 1 Đất nông nghiệp NNP 2.396,46 2.398,31 -1,85 2.309,21 87,25 1,1 Đất sản xuất NN SXN 1.440, 1.440 - 1.399 40,0 1,1,1 Đất trồng cây hàng
năm
CHN 1.428, 72
1.429 ,47
- 0,75
1.388 ,66
40,0 6
1,1,1,1 Đất trồng lúa LUA 1.415, 1.415 - 1.375 40,0
1,1,1,2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
COC 1,1,1,3 Đất trồng cây hàng
năm khác
HNK 13,58 13,58 13,58 1,1,2 Đất trồng cây lâu năm CLN 11,29 11,29 11,29 1,2 Đất lâm nghiệp LNP 160,90 160,9 160,9 1,2,1 Đất rừng sản xuất RSX
1,2,2 Đất rừng phòng hộ RPH 160,90 160,9 160,9
1,2,3 Đất rừng đặc dụng RDD 1,3 Đất nuôi trồng thuỷ
sản
NTS 711,96 716,5 8
- 4,62
746,6 0
- 34,6 1,4 Đất làm muối LMU
1,5 Đất nông nghiệp khác NKH 83,59 80,07 3,52 1,76 81,8 2 Đất phi nông nghiệp PNN 2.188,38 2.186,53 1,85 2.273,63 -
2,1 Đất ở OTC 607,09 607,8 - 536,7 70,3
2,1,1 Đất ở tại nông thôn ONT
2,1,2 Đất ở tại đô thị ODT 607,09 607,8 - 536,7 70,3
2,2 Đất chuyên dùng CDG 1.009, 1.005 3,55 1.156 - 2,2,1 Đất trụ sở cơ quan,
công trình sự nghiệp
CTS 19,19 19,19 51,18 - 31,9 2,2,2 Đất quốc phòng CQP 43,46 42,89 0,57 26,69 16,7
2,2,3 Đất an ninh CAN 0,50 0,50 0,41 0,09
2,2,4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
CSK 182,33 182,3 3
311,3 4
- 129, 2,2,5 Đất có mục đích công
cộng
CCC 763,73 760,7 5
2,98 767,0 1
- 3,28 2,3 Đất tôn giáo, tín
ngưỡng
TTN 10,92 10,92 10,60 0,32 2,4 Đất nghĩa trang, nghĩa
địa
NTD 37,79 37,79 37,80 - 0,01 2,5 Đất sông suối và mặt
nước chuyên dùng
SMN 506,92 507,8 2
- 0,90
527,2 9
- 20,3 2,6 Đất phi nông nghiệp
khác
PNK 16,45 16,45 4,53 11,9 2 3 Đất chưa sử dụng CSD 0,02 0,02 0,02
3,1 Đất bằng chưa sử dụng
BCS 0,02 0,02 0,02 3,2 Đất đồi núi chưa sử
dụng
DCS
3,3 Núi đá không có rừng cây
NCS
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Dương Kinh)
Nhìn vào, biểu trên ta có thể thấy vào những năm đầu thành lập quận diện tích đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng chiếm diện tích lớn. Đến năm 2012, diện tích đất ở đô thị tăng đáng kể chiến tỷ lệ 13,24% tuy nhiên mức tăng này chưa đáp ứng đúng yêu cầu của quá trình đô thị hóa. Phần lớn diện tích này được lấy từ diện tích đất nông nghiệp sang. Diện tích đất chuyên dùng 22,01% tăng do một loạt các dự án cơ quan nhà nước làm trụ sở cơ quan và đất có mục đích công cộng.
* Công tác kê khai đăng ký,cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN) Đây là nội dung quan trọng và rất phức tạp.
+ Đất sản xuất nông nghiệp:
60
- Hộ gia đình, cá nhân: 8.661 GCN, tổng diện tích 1.215,13 ha.
- Tổ chức: 01 GCN, diện tích là 120,00 ha.
Tổng số GCN đã trao là 8.662 GCN.
+ Đất ở:
Tổng số giấy đã cấp đến các chủ sử dụng đất là 11.625 GCN, tổng diện tích là 297,97 ha.
+ Đất chuyên dùng:
Tổng số giấy đã cấp là 33 GCN, tổng diện tích là 255,72 ha. Trong đó:
- Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp: 01 GCN, diện tích là 0,28 ha.
- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp: 32 GCN, tổng diện tích là 255,44 - Về thuận lợi: Công tác cấp GCN được sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân quận. Thực hiện theo đúng các văn bản, hướng dẫn quy trình cụ thể về trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất cấp GCN.
- Về khó khăn: Hồ sơ địa chính trên địa bàn chưa đồng bộ, hệ thống hồ sơ qua nhiều năm sử dụng đã cũ nát, khó khăn lớn cho việc khai thác các dữ liệu phục vụ quản lý; Trên địa bàn toàn quận hiện vẫn đang sử dụng nguồn tài liệu chính là bản đồ giải thửa chỉnh lý qua nhiều năm chưa thực sự được quan tâm chỉnh lý thường xuyên gây khó khăn cho việc xác định nguồn gốc đất. Một số tổ chức và người dân chưa hiểu hết về quyền lợi cấp GCN nên còn thờ ơ, phó mặc cho nhà nước. Kinh phí đầu tư còn hạn hẹp.
- Đối với chủ sử dụng là các tổ chức, sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất của Chính phủ hoặc của Thành phố sẽ được Sở Tài nguyên&Môi trường cấp GCN. Trên thực tế đối tượng sử dụng đất là các đơn vị, cơ quan tổ chức sử dụng một nguồn lực đất đai rất lớn nhưng hầu như chưa được cấp GCN và chế độ quản lý rất lỏng lẻo. Việc phân ra các đơn vị sử dụng đất làm kinh tế và không làm kinh
tế để xác định nghĩa vụ nộp tiền thuê đất và diện tích đất phải ký hợp đồng thuê đất cũng gặp rất nhiều những khó khăn.
- Công tác kê khai đăng ký cấp GCN quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở tại đô thị: là đối tượng quản lý có số lượng lớn và phức tạp được thành phố và quận coi là nhiệm vụ chính trị quan trọng. Tuy nhiên do thực tế diễn biến của tình hình nhà ở,đất ở tại đô thị quá phức tạp, chính sách về nhà ở, đất ở của Nhà nước còn rất nhiều bất cập chưa phù hợp với thực tế và chưa phản ánh được mối quan hệ giữa quyền và lợi ích của đại đa số dân cư đô thị với Nhà nước. Chính vì vậy quá trình triển khai thực hiện rất chậm và không có hiệu quả dù nhà nước đã có chính sách phân chia ra các giai đoạn sử dụng đất và xây dựng nhà để xử lý cho phù hợp, có biện pháp cho phép ghi nợ nghĩa vụ của người được cấp GCN vào GCN nhưng tiến độ triển khai vẫn chưa được cải thiện là bao nhiêu.
Mặc dù triển khai rất chậm và gặp nhiều khó khăn, nhưng các quy định của Nhà nước và của thành phố về trình tự, thủ tục, cơ chế chính sách áp dụng cho từng giai đoạn sử dụng đất của người sử dụng đất ở đô thị khi xem xét cấp GCN quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở đô thị còn rất duy ý chí và để lại hậu quả phức tạp cho công tác quản lý sau này. Cụ thể là:
- Việc xác định nguồn gốc sử dụng đất của người sử dụng đất ở do hội đồng kê khai đăng kí cấp phường cung cấp. Đặc thù của đội ngũ cán bộ cấp phường là được hưởng chế độ công chức Nhà nước, hưởng lương công chức, khác với đội ngũ cán bộ cấp xã hưởng phụ cấp. Hồ sơ quản lý về nhà, đất không được xây dựng cập nhật thường xuyên và lưu trữ đầy đủ qua các giai đoạn, thậm chí không có hồ sơ lưu trữ về nguồn gốc sử dụng đất, nhà của các hộ gia đình. Quá trình xét duyệt của các cấp từ quận tới thành phố lại chỉ dựa trên cơ sở cung cấp hồ sơ của hội đồng cấp phường. Vì vậy dễ phát sinh tình trạng tiêu cực ở cấp phường như: xác định thời điểm sử dụng ... Nội dung xác định thời điểm sử dụng đất, diện tích đất đang sử dụng vào mục đích để ở có liên quan tới nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất.