1.2. Chất lượng cuộc sống
1.2.6. Chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật khớp gối
1.2.7.4. Tình trạng xã hội
Iezzoni (2006) cho rằng, ở những đối tượng người bệnh sống ở vùng nông thôn, phản ánh đúng thực trạng về trình độ văn hóa và kinh tế xã hội, giới hạn hoặc không đủ điều kiện tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật [26]. Chính vì thế ảnh hưởng đến kết quả sau PTKG. Tuy nhiên, Papakostidou (2012) trong nghiên cứu của mình, khẳng định, yếu tố địa lý nơi ở của người bệnh không ảnh hưởng đến CLCS của người bệnh [40].
Mặt khác, có rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh sự hỗ trợ của gia đình, xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi thể chất, giảm đau và tình trạng trầm cảm của người bệnh thoái hóa khớp Ethgen (2004) [19]. Tuy nhiên, Papakostidou (2012) thấy rằng, người bệnh đã lập gia đình hoặc sống với một ai khác, có chất lượng sống không khác biệt so với những người bệnh độc thân [40].
Papakostidou (2012) thấy rằng, tỉ lệ người bệnh trầm cảm trước mổ 44,2%
[40]. Tuy nhiên, 12 tháng sau PTKG tỉ lệ người bệnh trầm cảm chỉ còn 7,35%. Tác giả nhận thấy rằng, trạng thái trầm cảm có thể liên quan đến mức độ đau và vận động của người bệnh. Chính vì thế, sau PTKG thành công, trạng thái trầm cảm cải thiện rõ rệt khi người bệnh giảm đau và phục hồi chức năng sau mổ.
1.3. Một số nghiên cứu về CLCS của người bệnh phẫu thuật khớp gối 1.3.4. Các nghiên cứu trên Thế giới
Đánh giá CLCS người bệnh PTKG thuộc lĩnh vực Chấn thương Chỉnh hình được nhiều Quốc gia trên thế giới thực hiện, nhằm tìm ra những bằng chứng chứng minh có hay không thay đổi CLCS sau các can thiệp.
Fitzgerald (2004) thực hiện tại Hoa Kỳ đánh giá CLCS cho 222 người bệnh sau PTTKG bằng bộ công cụ SF-36, kết quả có sự cải thiện đáng kể CLCS sau 01 năm kể từ khi phẫu thuật [21].
Kilic (2009) sử dụng thang điểm SF- 36, KSCRS đánh giá kết quả sau PTKG 6 tuần và 6 tháng thấy rằng người bệnh cải thiện ở mọi yếu tố đánh giá. Trong đó, đánh giá về mặt chức năng tiếp tục cải thiện đến cuối quá trình nghiên cứu [29].
Mansson (2010) khi đánh giá CLCS cho 793 người bệnh phẫu thuật nội soi tái tạo DCCT bằng bộ công cụ SF-36, kết quả sau 2 – 7 năm, có sự cải thiện đáng kể CLCS khi so với nhóm chứng [32].
Bruye`re. O (2012), kết quả cũng tương tự, ông sử dụng thang điểm SF-36 và WOMAC đánh giá CLCS từ 6 tuần sau PTKG đến khi kết thúc nghiên cứu, thấy rằng người bệnh cái thiện rõ rệt về mặt chức năng và tình trạng cảm xúc [13].
Cuadros (2016) thấy rằng 76% người bệnh PTKG có ít nhất một bệnh kèm theo (tăng huyết áp, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính…) hoặc có phẫu thuật tái tạo bất kỳ 1 khớp nhân tạo nào trước đó đều không ảnh hưởng đến CLCS sau mổ [14].
1.3.5. Các nghiên cứu tại Việt Nam
Theo nhiều ghi nhận, PGS Vũ Thành Phụng là người đầu tiên thực hiện ca PTTKG toàn phần. Năm 1991, ông cùng cộng sự tại Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM thực hiện TKG cho người bệnh 28 tuổi bị cứng gối và háng 2 bên do viêm cột sống dính khớp. Theo dõi 5 năm, gối giảm đau nhiều nhưng biên độ vận động không tiến triển hơn trước mổ.
Năm 2005, Nguyễn Thành Chơn, Ngô Bảo Khang báo cáo 6 trường hợp phẫu thuật TKG tại Bệnh viện chấn thương chỉnh hình Sài Gòn ITO từ 2002 - 2003. Kết quả, tỉ lệ tốt, rất tốt 67%, tỉ lệ khá 33% [6].
Năm 2008, Trương Trí Hữu nghiên cứu TKG 42 khớp của 38 người bệnh không thay bánh chè. Thời gian theo dõi trung bình là 30 tháng, thang điểm Knee Score (KS), Knee Function Score (KSF) được so sánh trước và sau mổ. Điểm trung bình KS trước mổ 42,66 điểm và sau mổ 88,53 điểm. Điểm trung bình KSF trước mổ 42,97 điểm và sau mổ 78,89 điểm. Kết quả theo thang điểm KS sau mổ rất tốt 71,1%, tốt 15,8%, khá 5,3 %, xấu 7,9 %, gối gập trung bình 1050[9].
Năm 2011, Nguyễn Tiến Sơn báo cáo kết quả TKG 28 khớp của 24 người bệnh tại bệnh viện Việt Đức từ 2008 – 2010, loại hy sinh dây chằng chéo sau, không thay bánh chè. Thời gian theo dõi trung bình 17 tháng. Biên độ vận động khớp trung bình 1050. Tỉ lệ người bệnh theo thang điểm KSF sau mổ rất tốt 75%, tốt 17,8%, trung bình 7,2%. Tỉ lệ người bệnh theo thang điểm KS sau mổ rất tốt 75%, tốt 14,2%, trung bình 10,8% [8]
Năm 2012, Võ Thành Toàn báo cáo kết quả TKG 14 người bệnh, kết quả theo thang điểm KSF sau mổ có tỷ lệ rất tốt là 62,3%, tốt 28,6%, trung bình 7,1%. Biên độ vận động khớp gối trung bình 1100, hạn chế duỗi dưới 1000 là 2 khớp gối, không có trường hợp nào cứng gối. Theo thang điểm KS, tỉ lệ người bệnh rất tốt 62,3%, tốt 21,4% và trung bình 14,3% [10].
Từ tìm hiểu lịch sử phẫu thuật TKG tại Việt Nam, có thể thấy kỹ thuật thay khớp gối ngày càng phát triển và đạt được những kết quả rất tốt. Tuy nhiên, các phẫu thuật viên chủ yếu chỉ quan tâm đến hiệu quả các kỹ thuật sau mổ (biên độ vận động của khớp, chức năng đi lại, triệu chứng đau sau từ 03 tháng, 06 tháng và trên 01 năm) có cải thiện hay không mà gần như không chú ý đến các yếu tố khác ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh như là đời sống tinh thần, vật chất, khả năng tài chính, chi trả cho bệnh tật, tác động của môi trường xã hội, người bệnh có hài lòng sau phẫu thuật không. Những yếu tố này cũng chính là những yếu tố cơ bản của CLCS. Tóm lại, sau khi tìm hiểu một số nghiên cứu trên thế giới về CLCS người bệnh sau PTKG ở thế giới và ở Việt Nam, chúng tôi chưa tìm thấy có nghiên cứu nào. Chúng tôi nhận thấy hướng nghiên cứu đánh giá sự thay đổi CLCS người bệnh PTKG là rất mới và chưa được quan tâm tại Việt Nam. Với thực trạng dân số đang già hóa và chấn thương thể thao ngày càng gia tăng, vì vậy ngày càng có nhiều người ở Việt Nam mắc các bệnh về khớp gối, có chỉ định phẫu thuật, tuy nhiên để quyết định có nên phẫu thuật hay không thì rất nhiều người bệnh và gia đình người bệnh còn e ngại, có người chấp nhận tàn tật đến cuối đời. Với mong muốn từ nghiên cứu này, chúng tôi có thể đưa ra những bằng chứng cụ thể về mối liên quan giữa phẫu thuật khớp gối và CLCS của
người bệnh trên cơ sở đó có thể cung cấp thêm những thông tin, phối hợp cùng với các bác sĩ điều trị, chăm sóc người bệnh có hiệu quả.
Khung lý thuyết:
Hình1. Các yếu tố ảnh hưởng đến CLCS người bệnh phẫu thuật khớp gối.
Khung lý thuyết được xây dựng dựa trên khái niệm về CLCS của WHO, trên cơ sở tìm hiểu, xem xét các đặc điểm lâm sàng, các nghiên cứu trong nước và quốc tế về CLCS người bệnh phẫu thuật khớp gối, khớp háng [12], [50]
Vì thời gian nghiên cứu có hạn, nên chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu về:
Dịch vụ y tế Điều trị liên quan đến bệnh trước và sau phẫu thuật
Lâm sàng Chẩn đoán:
Thời gian mắc bệnh Tiền sử
Bệnh kèm theo
Sự đau đớn Mức độ đau, tính chất, cường độ, thời gian.
Ảnh hưởng đến mất ngủ, dinh dưỡng.
Hỗ trợ hàng ngày: Từ gia đình, người thân
Chất lượng cuộc sống người bệnh có chỉ định phẫu thuật khớp gối Yếu tố tâm lý
Lo lắng - Buồn chán Bi quan - Căng thẳng Thất vọng
Đặc điểm cá nhân:
- Tuổi - Giới - Nơi sinh sống
- Trình độ học vấn
- Nghề nghiệp - Tình trạng hôn nhân - Sử dụng BHYT - Thời gian nằm viện
Khả năng vận động Sinh hoạt cá nhân Vận động, đi lại Lao động, hoạt động hàng ngày
(1) CLCS của người bệnh trước và sau PTKG gồm các đặc điểm cá nhân, các yếu tố lâm sàng, yếu tố tâm lý, khả năng vận động, sự phụ thuộc của người bệnh với gia đình (2) Một số yếu tố ảnh hưởng đến CLCS của người bệnh như: các dịch vụ y tế tại bệnh viện (môi trường, chăm sóc của nhân viên y tế, trang thiết bị của bệnh viện), hỗ trợ của gia đình, tình trạng sử dụng thẻ BHYT.
1.4. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu
Bệnh viện Thống nhất là bệnh viện đa khoa Hạng I trực thuộc Bộ Y tế, có địa chỉ tại số 1 Lý Thường Kiệt, Phường 7, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Hệ thống tổ chức của bệnh viện gồm có 31 khoa lâm sàng, 9 khoa cận lâm sàng, 10 cơ quan với hơn 1200 cán bộ viên chức thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm là khám chữa bệnh cho cán bộ trung cao cấp của Đảng, nhà nước và lực lượng vũ trang. Trong đó có một phòng bảo vệ sức khỏe cho cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý ở phía Nam và một khoa điều trị cán bộ cao cấp. Hiện nay Bệnh viện đã có đủ các chuyên khoa sâu cả về nội khoa và ngoại khoa trong đó nhiều chuyên khoa mũi nhọn như Lão khoa, Tim mạch, Tim mạch cấp cứu và can thiệp, phẫu thuật nội soi, thay khớp…
Năm 2016, bệnh viện được giao chỉ tiêu 1000 giường bệnh, đã điều trị cho 48. 435 người bệnh nội trú [2].
Khoa Ngoại Chấn thương Chỉnh hình được thành lập từ 11/10/2011 theo quyết định số 1825/QĐ- BVTN với 40 giường bệnh và 16 nhân viên (5 bác sĩ, 10 điều dưỡng, 1 hộ lý). Khoa có nhiệm vụ khám và điều trị cho cán bộ thuộc diện quản lý của bệnh viện và nhân dân vào điều trị khi có yêu cầu về chuyên khoa Chấn thương Chỉnh hình. Sau 5 năm thành lập hiện nay khoa có 60 giường bệnh với 30 nhân viên (9 Bác sĩ, 20 điều dưỡng, 1 hộ lý). Trong năm 2016 khoa đã phẫu thuật cho hơn 1800 ca đảm bảo an toàn tuyệt đối, không nhầm lẫn, tai biến, biến chứng. Trong đó chủ yếu phẫu thuật khớp gối hơn 500 ca và đạt kết quả tốt về chức năng và giảm đau cho người bệnh, tỷ lệ nhiễm trùng biến chứng rất ít. Khoa đảm nhận 3 phòng khám chấn thương trong năm 2016 khám cho khoảng 53.631 ca [1].
Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật chuyên ngành đã được ứng dụng có hiệu quả như: phẫu thuật nội soi khớp (vai, gối), thay khớp háng, thay khớp gối, phẫu thuật
điều trị gãy xương với can thiệp tối thiểu (kết hợp xương kín dưới màn tăng sáng), phẫu thuật tạo hình bằng các vạt điều trị mất da, phần mềm lớn, phức tạp. Điều trị thành công nhiều người bệnh cao tuổi (trên 90 tuổi) kèm nhiều bệnh lý phức tạp.
Người bệnh có chỉ định phẫu thuật khớp gối được nhập viện làm bệnh án với đầy đủ các xét nghiệm tiền phẫu và thủ tục hành chính theo đúng qui trình. Được khám các chuyên khoa Tim mạch, Nội tiết, Thận… trước mổ nếu người bệnh có nguy cơ cao người bệnh sẽ được phẫu thuật sớm nhất nếu đầy đủ các thủ tục trong hồ sơ bệnh án. Vấn đề điều trị, chăm sóc, hướng dẫn phục hồi chức năng, giáo dục sức khỏe được nhân viên y tế thực hiện trước phẫu thuật, sau phẫu thuật, khi xuất viện. Người bệnh được phẫu thuật viên cho xuất viện trong vòng 7 ngày đến 10 ngày sau phẫu thuật khi đã được đánh giá, kiểm tra lại. Theo qui định của bệnh viện người bệnh được tái khám lại sau 7 ngày (khi hết thuốc ra viện), 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm kể từ ngày phẫu thuật. Tỷ lệ người bệnh đến tái khám theo hẹn của phẫu thuật viên luôn đạt ở mức cao.