Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. Đánh giá sự thay đổi điểm chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật khớp gối
3.2.2. Đánh giá sự thay đổi điểm trung bình chất lượng cuộc sống về sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần của người bệnh theo một số yếu tố lâm sàng và đặc điểm cá nhân sau phẫu thuật khớp gối
Đánh giá sự thay đổi điểm trung bình CLCS về lĩnh vực sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần của người bệnh sau phẫu thuật (Bảng 3.5)
Đánh giá sự thay đổi điểm trung bình CLCS về thể lực theo chẩn đoán và phương pháp phẫu thuật của người bệnh sau phẫu thuật (Bảng 3.6)
Đánh giá sự thay đổi điểm trung bình CLCS về thể lực theo tuổi, giới của người bệnh sau phẫu thuật (Bảng 3.7)
Đánh giá sự thay đổi điểm trung bình CLCS về triệu chứng đau theo chẩn đoán và phương pháp phẫu thuật (Bảng 3.8)
Đánh giá sự thay đổi điểm trung bình CLCS về triệu chứng đau theo nhóm tuổi, giới của người bệnh sau phẫu thuật (Bảng 3.9)
Bảng 3.5 Sự thay đổi điểm trung bình CLCS về lĩnh vực sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần của người bệnh sau phẫu thuật (n=159)
Vấn đề sức khỏe
Điểm TB khi
nhập viện (NV)
Khám lại
Điểm TB
Chênh lệch so với
NV
t p
Sức khỏe thể chất
Thể lực 42,64 26,13 -16,51 9,58 0,000
Hạn chế hoạt động do thể lực 25,16 59,28 34,12 -11,29 0,000
Hạn chế hoạt động do vấn đề
tinh thần 43,40 73,79 30,39 -9,86 0,000
Sức sống 52,42 68,21 13,79 -11,79 0,000
Sức khỏe tinh thần
Sự thoải mái về mặt tinh thần 56,33 71,95 15,62 -12,93 0,000 Tham gia hoạt động xã hội 56,29 72,96 16,67 -11,31 0,000 Cơn đau 50,49 72,91 22,42 - -18,12 0,000 Tình trạng sức khỏe 41,17 56,47 15,30 -15,26 0,000 Điểm Trung bình CLCS 45,97 62,72 16,75 -16,41 0,000
Kết quả nghiên cứu cho thấy khi so sánh độc lập từng lĩnh vực và giữa các thời điểm đo lường CLCS (khi nhập viện và ra viện sau một tháng) cho thấy: Ở lĩnh vực sức khỏe về thể chất, nhìn chung điểm CLCS các vấn đề sức khỏe đều tăng có ý nghĩa thống kê ở thời điểm khám lại.
Tuy nhiên, hạn chế hoạt động do thể lực khi ra viện đã tăng lên (điểm giảm đi) với hệ số p < 0,001, có ý nghĩa thống kê. Việc giảm thể lực sau khi nhập viện có thể hiểu là do người bệnh mới trải qua cuộc phẫu thuật lớn và cần có thời gian để phục hồi, nên trong 1 tháng khi khảo sát lại điểm thể lực người bệnh có giảm. Hạn chế hoạt động do vấn đề tinh thần tăng so với thời điểm nhập viện là -30,4 điểm và -9,863 điểm thay đổi có ý nghĩa thống kê p<0,001
Về lĩnh vực sức khỏe tinh thần, điểm CLCS các vấn đề như: sự thoải mái về mặt tinh thần, tham gia các hoạt động xã hội, cơn đau, tình trạng sức khỏe đều tăng và đạt mức cao ở thời điểm khám lại, sự thay đổi điểm CLCS trong từng khía cạnh đều có ý nghĩa thống kê với p<0,001
Bảng 3.6 Sự thay đổi điểm trung bình CLCS về thể lực theo chẩn đoán, phương pháp phẫu thuật của người bệnh sau phẫu thuật (n=159)
Nhóm
Số NB
Điểm TB khi
NV
Khám lại Điểm
TB
Chênh lệch so
với NV
t p
Chẩn đoán bệnh
Thoái hóa khớp gối 38 66,84 38,82 -28,02 9,45 0,000 Đứt dây chằng chéo trước 121 35,04 22,15 -12,89 6,59 0,000 Phương pháp phẫu thuật
Phẫu thuật thay khớp gối 38 66,84 38,82 -28,02 9,45 0,000 Phẫu thuật nội soi tái tạo
dây chằng chéo trước 121 35,04 22,15 -12,89 6,59 0,000
Bảng 3.6 Cho thấy điểm trung bình thể lực đều giảm đi sau phẫu thuật (so sánh thời điểm ra viện với vào viện). Nhóm người bệnh thoái hóa khớp gối có điểm trung bình giảm nhiều nhất là 38,82 điểm và có ý nghĩa thống kê (p<0,05), giảm 28,026
điểm so với thời điểm ban đầu. Điểm trung bình thể lực của nhóm PTTKG giảm ở thời điểm tái khám, điểm thay đổi cũng có ý nghĩa thống kê p<0.05.
Nhóm người bệnh sử dụng phương pháp phẫu thuật nội soi tái tạo DCCT có điểm trung bình thể lực giảm ít hơn so với nhóm PTTKG.
Bảng 3.7. Sự thay đổi điểm trung bình CLCS về thể lực theo nhóm tuổi, giới của người bệnh sau phẫu thuật (n=159)
Nhóm
Số NB
Điểm TB khi NV
Khám lại
Điểm TB
Chênh lệch so với NV
t p
Tuổi
< 30 tuổi 48 70,60 40,60 -30,00 8,49 0,000 30 - 49 tuổi 57 47,07 28,10 -18,97 5,32 0,000 50 - 69 tuổi 29 32,63 23,51 -9,12 3,37 0,001
≥ 70 tuổi 25 37,29 20,52 -16,77 4,98 0,000 Giới
Nam 94 41,01 26,49 -14,52 6,04 0,000
Nữ 65 45,00 25,62 -19,38 8,22 0,000
Bảng 3.7 Cho kết quả, nhóm người bệnh < 30 tuổi có điểm trung bình thể lực giảm nhiều nhất, điểm trung bình sau khi tái khám là 40,60 điểm giảm 30,0 điểm so với thời điểm nhập viện, sự thay đổi có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Các nhóm tuổi còn lại điểm trung bình thể lực đều giảm có ý nghĩa thống kê (p <0,05). Nhóm người bệnh ≥ 70 tuổi có điểm thể lực giảm ít hơn so với nhóm < 70 tuổi, sự thay đổi có ý nghĩa thống kê ( p<0,05) và mức giảm điểm thể lực của nhóm này dao động từ 9,12 điểm đến 18,97 điểm. Điểm thể lực hai nhóm nam và nữ đều giảm ở thời điểm tái khám, sự thay đổi điểm thể lực có ý nghĩa thống kê p<0,05. Tương ứng với kết quả
phỏng vấn sâu với người bệnh và PTV và TLN điều dưỡng. Nguyên nhân gây giảm thể lực được người bệnh cho rằng: “ Kỹ thuật mổ thì tôi không có điều gì để nói rồi, tuy nhiên khi tập đi tôi vẫn còn lo, cảm giác đứng không vững, bác sĩ thì bảo cứ đứng dậy đi, không nói gì thêm, có người hỗ trợ tập lý liệu hàng ngày nhưng tôi vẫn chưa yên tâm. Mặc khác khi về nhà lại chật chội không có chổ để tập đi, nên phần nào cũng hạn chế”. (PVS người bệnh - 04). Các PTV và điều dưỡng cho rằng giảm thể lực ở giai đoạn này là đương nhiên rồi. Theo họ để làm giảm tối thiểu vấn đề giảm thể lực thì rất cần đến sự hướng dẫn của nhân viên y tế và đặc biệt là nỗ lực của chính bản thân người bệnh nữa. “Em rất cố gắng tập theo sự hướng dẫn của y bác sĩ tập 6 giờ/ ngày, em mong sớm được nhanh hồi phục để có thể đá banh trở lại, chạy nhảy như bình thường” (PVS người bệnh- 03). “Tất cả bệnh nhân ở đây ai cũng mong muốn mình sớm hồi phục. Tôi chăm chỉ lắm khi hết truyền dịch là tôi tập đi liền. Tôi rất hài lòng…”(PVS người bệnh - 04)
Bảng 3.8. Sự thay đổi điểm trung bình CLCS về triệu chứng đau theo chẩn đoán, phương pháp phẫu thuật của người bệnh sau phẫu thuật (n=159)
Nhóm Số
NB
Điểm TB khi
NV
Khám lại
Điểm TB
Chênh lệch so với NV
t p
Chẩn đoán bệnh
Thoái hóa khớp gối 38 23,34 52,79 29,45 -15,49 0,000 Đứt dây chằng chéo trước 121 59,35 79,49 20,14 -13,84 0,000 Phương pháp phẫu thuật
Phẫu thuật thay khớp gối 38 23,34 52,79 29,45 -15,49 0,000 Phẫu thuật nội soi tái tạo
dây chằng chéo trước 121 59,35 79,49 20,14- -13,84 0,000
Bảng 3.8 Cho thấy điểm trung bình triệu chứng đau đều được cải thiện ở lần phỏng vấn khám lại.
Điểm trung bình CLCS của nhóm bệnh thoái hóa khớp gối tăng 29,45 điểm nhiều hơn so với điểm trung bình của nhóm đứt DCCT 20,14 điểm. Sự thay đổi điểm trung bình của 2 nhóm thoái hóa khớp gối và đứt DCCT đều có ý nghĩa thống kê p
<0,05. Ở thời điểm khám lại, nhóm người bệnh PTTKG là 52,79 điểm và phẫu thuật nội soi tái tạo DCCT là 79,49 điểm đều có điểm trung bình CLCS tăng so với lúc nhập viện và đều có ý nghĩa thông kê p < 0,05.
Bảng 3.9. Sự thay đổi điểm trung bình CLCS về triệu chứng đau theo nhóm tuổi, giới của người bệnh sau phẫu thuật (n=159)
Nhóm Số NB
Điểm TB khi
NV
Khám lại
Điểm TB
Chênh lệch so với NV
t p
Tuổi
< 30 tuổi 48 59,10 80,27 21,17 -8,40 0,000 30 – 49 tuổi 57 60,02 79,00 18,98 -9,06 0,000 50 – 69 tuổi 29 42,45 67,10 24,65 -10,11 0,000
≥ 70 tuổi 25 23,16 52,88 29,72 -13,42 0,000 Giới
Nam 94 53,97 75,14 21,17 -12,44 0,000
Nữ 65 46,08 70,17 24,09 -13,79 0,000
Bảng 3.9 cho thấy điểm trung bình về triệu chứng đau có sự thay đổi đáng kể sau tái khám so với thời điểm người bệnh trước khi tái khám lại.