Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.6. Biến số nghiên cứu
Nhóm biến số liên quan đến đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu: tuổi, giới, nghề nghiệp, nơi ở, tình trạng hôn nhân, có bảo hiểm y tế hay không có.
Nhóm biến số liên quan đến đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu:
chẩn đoán, thời gian mắc bệnh cho đến khi được phẫu thuật.
Nhóm các biến số đánh giá CLCS của bệnh nhân trước và sau phẫu thuật khớp gối gồm: chức năng thể lực, những hạn chế hoạt động do thể lực, những hạn chế hoạt động do vấn đề tinh thần, sức sống, sự thoải mái về tinh thần, chức năng xã hội, triệu chứng đau, tình trạng sức khỏe chung.
Định nghĩa, phân loại và phương pháp thu thập số liệu cụ thể các biến số tại (phụ lục 8).
2.7. Cách tính điểm đánh giá CLCS theo bộ công cụ SF-36 phiên bản 1.0 Bảng 2.1 Cấu trúc bảng câu hỏi SF-36
Lĩnh vực Vấn đề Số câu hỏi Số thứ tự câu hỏi
Sức khỏe thể
chất
Chức năng thể lực 10 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 Những hạn chế hoạt động do thể
lực
4 13,14,15,16
Những hạn chế hoạt động do vấn đề tinh thần
3 17,18,19
Sức sống 4 23,27,29,31
Sức khỏe
tinh thần
Sự thoải mái về tinh thần 5 24,25,26,28,30
Hoạt động xã hội 2 20,32
Cảm giác đau 2 21,22
Tình trạng sức khỏe chung 6 1,2,33,34,35 và 36 Nguồn: The RAND 36 - Item Health Survey, Version 1.0 [42]
Bảng câu hỏi đánh giá CLCS người bệnh trước và sau PTKG (phụ lục 4) được xây dựng theo bộ công cụ SF-36, gồm 36 câu hỏi được qui đổi thành điểm định lượng đề cập đến 8 lĩnh vực sức khỏe (chức năng thể lực, hạn chế hoạt động do thể lực, hạn
chế hoạt động do tinh thần, sức sống, sự thoải mái về tinh thần, hoạt động xã hội, cảm giác đau, tình trạng sức khỏe chung).
Dựa vào bảng điểm quy ước theo mẫu có sẵn, các câu trả lời được ghi điểm từ thang điểm 0 đến 100, mức điểm 100 là mức đại diện cho CLCS tốt nhất ở người bệnh (phụ lục 9).
Cách đánh giá như sau:
- Tình trạng sức khỏe thể chất chính là điểm trung bình của các lĩnh vực sức khỏe: chức năng thể lực, những hạn chế hoạt động do thể lực, những hạn chế hoạt động do vấn đề tinh thần, sức sống.
- Tình trạng sức khỏe tinh thần chính là điểm trung bình của các lĩnh vực sức khỏe: sự thoải mái về tinh thần, hoạt động xã hội, cảm giác đau, tình trạng sức khỏe chung.
- Tổng điểm sức khỏe theo thang điểm SF-36 = trung bình cộng của 8 lĩnh vực sức khỏe trên.
Điểm trung bình (50 ± 10) chỉ ra CLCS trung bình, số điểm càng cao phản ánh CLCS càng cao và ngược lại.
Theo tác giả Silveira CB (2010), kết quả điểm số SF-36 được đánh giá mức độ qui định như sau [44]
Từ 0 - 25 điểm: CLCS kém.
Từ 26- 50 điểm: CLCS trung bình kém.
Từ 51 - 75 điểm: CLCS trung bình khá.
Từ 76 - 100 điểm: CLCS khá - tốt.
Để dồn tần số, trong nghiên cứu phân thành hai nhóm: nhóm đạt (trung bình khá, khá - tốt), nhóm chưa đạt (kém, trung bình kém).
2.8. Phương pháp phân tích số liệu:
2.8.1 Số liệu định lượng
Kiểm tra số liệu: mỗi bảng câu hỏi được kiểm tra tính đầy đủ và hợp lý.
Số liệu được nhập bằng phần mềm Epi Data 3.1 được thiết kế các bước kiểm soát trong quá trình nhập, nhằm tránh sai sót và bỏ sót.
Số liệu được phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0 cho phân tích thống kê đo lường lặp lại (02 lần phỏng vấn)
Áp dụng các phương pháp phân tích mô tả: Tính tỉ lệ phần trăm, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn.
Sử dụng kiểm định t ghép cặp (Paired – Samples T test) để so sánh điểm trung bình thay đổi CLCS các lĩnh vực và với các nhóm bệnh nhân có đặc điểm cá nhân và lâm sàng khác nhau.
2.8.2. Số liệu định tính
Gỡ băng đối với những cuộc phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm mà đối tượng nghiên cứu đồng ý cho NCV ghi âm, hoàn chỉnh phần ghi chép đối với những cuộc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm khi đối tượng không đồng ý cho NCV ghi âm. Sắp xếp phần gỡ băng và ghi chép theo từng nhóm chủ đề.
Hình 2. Sơ đồ tiến trình nghiên cứu
Người bệnh có chỉ định phẫu thuật khớp gối
Tổng kết viết báo cáo kết quả nghiên cứu
▪ Lấy phiếu chấp nhận tham gia nghiên cứu
▪ Thu thập thông tin cơ bản
▪ Phỏng vấn người bệnh trước phẫu thuật (lần 1)
▪ Người bệnh xuất viện. Hẹn tái khám lại sau 1 tháng xuất viện
▪ Phỏng vấn người bệnh sau phẫu thuật (lần 2)
▪ Tổng kết dữ liệu ban đầu và tái khám sau 1 tháng
▪ Xử lý sơ bộ bằng phần mềm SPSS
▪ Lựa chọn 2 người bệnh đạt kết quả tốt, 2 người bệnh đạt kết quả không tốt.
▪ Tiến hành phỏng vấn sâu (4 cuộc)
▪ Phỏng vấn sâu 2 phẫu thuật viên (2 cuộc)
▪ Thảo luận nhóm điều dưỡng (5 người) (1 cuộc)
Loại trừ người bệnh có tiêu chuẩn loại trừ
Người bệnh không đến tái
khám sau 1 tháng
2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu
Đề cương được hội đồng đạo đức - Trường Đại Học Y tế công cộng thông qua trước khi triển khai tại Bệnh viện.
Nội dung nghiên cứu được ban Giám đốc, lãnh đạo khoa và các bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý Khoa Ngoại Chấn thương Chỉnh hình Bệnh viện Thống Nhất quan tâm, ủng hộ và giúp đỡ cho nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu được giải thích về mục đích và nội dung của nghiên cứu trước khi tiến hành và chỉ thực hành khi có sự chấp nhận hợp tác của đối tượng tham gia nghiên cứu. Người nghiên cứu chỉ sử dụng các số liệu, thông tin thu thập được phục vụ cho mục đích nghiên cứu, không sử dụng cho mục đích nào khác. Đối tượng được quyền không tham gia nghiên cứu nếu họ có ý định không muốn.
Kết quả nghiên cứu được cung cấp cho lãnh đạo Bệnh viện Thống Nhất và các đối tượng nghiên cứu sau khi nghiên cứu hoàn thành, được công nhận. Kết quả nghiên cứu có thể làm bằng chứng cho giải pháp lựa chọn của người bệnh và nhân viên Y tế nhằm mục đích nâng cao chất lượng điều trị, chăm sóc và sự hài lòng của người bệnh.