Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu (n=159)
Đặc điểm Tần số Tỉ lệ %
Tuổi
< 30 tuổi 48 30,2
30 - 49 tuổi 57 35,8
50 - 69 tuổi 29 18,2
≥ 70 tuổi 25 15,7
Trung bình tuổi (Mean ± SD) 43,16 ± 18,72 Tuổi thấp nhất và tuổi cao nhất 18 - 89
Giới
Nam 94 59,1
Nữ 65 40,9
Bảng 3.1 cung cấp thông tin về đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu, nhóm đối tượng này có ở hầu hết mọi lứa tuổi từ tuổi trưởng thành (18 tuổi) đến cao nhất là 89 tuổi, độ tuổi trung bình là 43,16 ± 18,72 tuổi. Trong cơ cấu tuổi của toàn bộ đối tượng nghiên cứu nhóm người bệnh có độ tuổi từ 30 - 49 tuổi có 57 người chiếm tỷ lệ nhiều nhất 35,8% tiếp đến là nhóm < 30 tuối có 48 người chiếm tỷ lệ 30,2%. Trong nghiên cứu của chúng tôi nam giới là 94 trường hợp chiếm tỷ lệ 59,1%
cao hơn nữ giới có 65 trường hợp chiếm tỷ lệ 40,9%. Một trong những nguyên nhân này có thể do đặc tính về giới: “Phụ nữ có tính cam chịu nên khi đến với chúng tôi
thường là nặng hơn đàn ông” (PVS-PTV 01). Một nguyên nhân nữa qua thảo luận nhóm (TLN) các điều dưỡng cho rằng nam giới thường chơi thể thao, vận động mạnh sai tư thế, tai nạn giao thông nhiều hơn.
Bảng 3.2. Đặc điểm của các đối tượng (n=159)
Đặc điểm Tần số Tỉ lệ %
Nơi ở
Nông thôn 50 31,4
Thành thị 109 68,6
Nghề nghiệp
Cán bộ/ Công nhân 52 32,7
Làm ruộng 15 9,4
Buôn bán/LĐ tự do/ nội trợ 53 33,3
Học sinh, sinh viên 15 9,4
Hưu trí 24 15,1
Học vấn
Tiểu học 11 6,9
Trung học cơ sở 38 23,9
Phổ thông trung học 46 28,9
Đại học, sau đại học 64 40,3
Tình trạng hôn nhân
Chưa kết hôn 55 34,6
Có vợ /chồng 88 55,3
Ly hôn/ góa 16 10,1
Bảo hiểm Y tế
Có BHYT 152 95,6
Tự chi trả 7 4,4
Kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu hết đối tượng nghiên cứu chủ yếu sống ở thành thị chiếm 68,6%, nông thôn chiếm 31,4%. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ nhóm nghề nghiệp người buôn bán/LĐ tự do/ nội trợ chiếm tỷ lệ cao nhất 33,3% trong phân bổ nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu. Tiếp đến là nhóm cán bộ/ công nhân chiếm 32,7%, cán bộ hưu trí chiếm 15,1%. Về trình độ học vấn, chiếm cao nhất 40,3% là nhóm đối tượng đại học sau đại học, tỷ lệ thấp nhất là đối tượng tiểu học chiếm 6,9%. Phù hợp với đặc thù của bệnh viện là bệnh viện phục vụ chủ yếu cho cán bộ. Tình trạng hôn nhân của đối tượng chủ yếu là người bệnh có gia đình, sống cùng vợ hoặc chồng chiếm 55.3%, tỷ lệ NB chưa có gia đình chiếm tỷ lệ 34,6% thấp nhất là người bệnh độc thân hoặc góa là 10,1%. Hầu hết đối tượng nghiên cứu đều tham gia BHYT chiếm tỷ lệ cao 95.6%. Tuy nhiên, vẫn còn 4,4% người bệnh không có BHYT phải tự chi trả toàn bộ viện phí.
Bảng 3.3. Đặc điểm lâm sàng của các đối tượng nghiên cứu (n=159)
Nội dung Tần số Tỉ lệ %
Chẩn đoán
Thoái hóa khớp gối 38 23,9
Đứt dây chằng chéo trước 121 76,1
Thời gian mắc bệnh
< 01 tháng 54 34,0
Từ 1 dưới 06 tháng 46 28,9
Từ 06 12 tháng 22 13,8
> 12 tháng 37 23,3
Phương pháp phẫu thuật
Phẫu thuật thay khớp gối 38 23,9
Phẫu thuật nội soi tái tại dây chằng chéo trước 121 76,1 Bệnh kèm theo
Tăng huyết áp 50 31,4
Đái tháo đường 39 24,5
Bệnh khác 41 25,8
Bảng 3.3 Mô tả một số đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu, trong đó bệnh lý về đứt DCCT chiếm nhiều nhất là 76,1%, thoái hóa khớp gối cũng chiếm một tỷ lệ thấp hơn là 23,9%. Nhóm người bệnh có thời gian mắc bệnh dưới 1 tháng chiếm tới 34,0% đa số gặp ở đối tượng đứt DCCT.
Nhóm đối tượng có thời gian mắc bệnh từ 1 tháng đến dưới 06 tháng chiếm 28,9% tiếp đến là đối tượng mắc bệnh trên 12 tháng chiếm tỷ lệ 23,3% còn lại đối tượng mắc bệnh 06 tháng đến dưới 12 tháng chiếm tỷ lệ 13,8%. Về phương pháp PTKG, nhóm phẫu thuật nội soi tái tại DCCT chiếm đa số 121 ca chiếm tỷ lệ 76,1%, còn lại là phẫu thuật TKG với 38 ca chiếm tỷ lệ 23,9%.
Nhóm người bệnh có bệnh lý kèm theo như tăng huyết áp là 31,4% chiếm số lượng cao nhất tiếp đến là bệnh đái tháo đường chiếm 25,5 % cuối cùng là các bệnh khác như suy thận, suy gan, viêm loét dạ dày… chiếm 25,8%.
Bảng 3.4: Ngày điều trị trung bình của đối tượng theo phương pháp phẫu thuật (n=159)
Chỉ số Tần số Ngày điều trị trung bình ± SD Chẩn đoán
Thoái hóa khớp gối 38 17,79 ± 7,85
Đứt dây chằng chéo trước 121 10,37 ± 4,86
Phương pháp phẫu thuật
Phẫu thuật thay khớp gối 38 17,79 ± 7,85
Phẫu thuật nội soi tái tạo dây
chằng chéo 121 10,37 ± 4,86
Tổng số bệnh nhân 159 14,08 ± 6,35
Bảng 3.4 cho thấy nhóm người bệnh thoái hóa khớp gối có chỉ định phẫu thuật thay khớp gối có số ngày nằm điều trị trung bình dao động từ 7,85 ngày ± 17,79 ngày lâu nhất. Nhóm người bệnh đứt DCCT có chỉ định phẫu thuật nội soi tái tạo DCCT có số ngày nằm điều trị trung bình từ 10,37 ngày ± 4,86 ngày ít hơn nhóm người bệnh phẫu thuật TKG là ±7 ngày. Nhìn chung số ngày điều trị trung bình của 159 đối tượng nghiên cứu là 14,08 ± 6,35 ngày.
3.2. Đánh giá sự thay đổi điểm chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật khớp gối.