Khái niệm và nội dung điều chỉnh của pháp luật khai thác, sử dụng nước

Một phần của tài liệu Pháp luật về khai thác, sử dụng nước từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 23 - 26)

1.2 Khái quát về pháp luật khai thác, sử dụng nước

1.2.1 Khái niệm và nội dung điều chỉnh của pháp luật khai thác, sử dụng nước

Theo dự báo, tác động của BĐKH sẽ làm dòng chảy trong mùa khô ở vùng ĐBSCL (chỉ tính riêng lượng nước phát sinh trong vùng) suy giảm khoảng 4,8% vào năm 2020 và khoảng 14,5% vào năm 20505. Tài nguyên nước của nước ta ẩn chứa nhiều yếu tố kém bền vững. Xét lượng nước vào mùa khô thì nước ta thuộc vào vùng phải đối mặt với nguy cơ thiếu nước, một số khu vực thuộc loại khan hiếm nước. Trong khi nhu cầu nước không ngừng tăng lên thì nhiều dòng sông lại bị suy thoái, ô nhiễm, nước sạch ngày một khan hiếm. Hạn hán, thiếu nước diễn ra thường xuyên, nghiêm trọng. An ninh về nước cho phát triển bền vững và BVMT đang không được bảo đảm ở nhiều nơi, nhiều vùng trên cả nước.

1.2 Khái quát về pháp luật khai thác, sử dụng nước

1.2.1 Khái niệm và nội dung điều chỉnh của pháp luật khai thác, sử dụng nước

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự, là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội do Nhà nước ban hành, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền và được thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước.

Mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có một kiểu Nhà nước và một kiểu pháp luật tương ứng. Lịch sử xã hội loài người đã có các kiểu pháp luật chủ nô, pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản và pháp luật xã hội chủ nghĩa. Pháp

5 Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2018: Chuyên đề nước lưu vực

sông, Hà Nội 2018

16

luật hoàn toàn không phải là sản phẩm thuần túy của lý tính hay bản tính tự nhiên phi giai cấp của con người như học thuyết pháp luật tự nhiên quan niệm. Pháp luật, như Mác – Ăng ghen phân tích, chỉ phát sinh, tồn tại và phát triển trong xã hội có giai cấp, có Nhà nước; bản chất của pháp luật thể hiện ở tính giai cấp của Nhà nước. Tuy nhiên, pháp luật cũng mang tính xã hội, bởi vì ở mức độ nhất định, nó phải thể hiện và bảo đảm những yêu cầu chung của xã hội về văn hóa, phúc lợi, môi trường sống6…

Trong lĩnh vực TNN nước, pháp luật về khai thác sử dụng nước là công cụ quan trọng để định hướng và ràng buộc các chủ thể khai thác, sử dụng nước vào việc thực hiện các biện pháp khai thác, sử dụng nước một cách tiết kiệm, an toàn, hiệu quả và đảm bảo an toàn nguồn nước. Pháp luật khai thác, sử dụng nước là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình khai thác, sử dụng nước trên cơ sở kết hợp các phương pháp điều chỉnh khác nhau nhằm bảo vệ một cách có hiệu quả TNN. Như vậy, đối tượng điều chỉnh của pháp luật về khai thác, sử dụng nước là các nhóm quan hệ phát sinh trong hoạt động khai thác, sử dụng nước, bao gồm:

- Quan hệ giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền chung và cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyên môn trong việc áp dụng quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra, đánh giá hiện trạng TNN và khả năng khai thác, sử dụng nước cũng như khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước.

- Quan hệ phát sinh trong việc cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước:

quan hệ giữa cơ quan cấp phép và cơ quan tiếp nhận, quản lý cấp phép, quan hệ giữa các tổ chức, cá nhân khai thác và các cơ quan trên.

- Quan hệ giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với các chủ thể khai thác sử dụng nước trong việc thực hiện quy định về Quy chuẩn kỹ thuật môi trường, Đánh giá tác động môi trường. Các chủ dự án phải lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường trong việc khai thác sử dụng nước theo quy định của pháp luật, đồng thời, cùng với các chủ thể khác, cũng phải đảm bảo nước thải phải đạt Quy chuẩn kỹ thuật môi trường sau khi thải vào môi trường.

6 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lý luận về Nhà nước và pháp luật, NXB Công an nhân dân, Hà

Nội 2017

17

- Quan hệ gắn với việc xử lý vi phạm pháp luật về khai thác, sử dụng nước là quan hệ giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật về khai thác sử dụng nước.

Các nhóm quan hệ này nhằm tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử phạt các hành vi khai thác, sử dụng nước không đúng quy định pháp luật. Để khai thác, sử dụng nước có hiêu quả thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần ban hành các quy định pháp luật về khai thác, sử dụng nước. Những nội dung cơ bản được pháp luật khai thác, sử dụng nước điều chỉnh bao gồm:

+ Các quy định về quy hoạch TNN. Đây là nhóm quy định tạo cơ sở và căn cứ thống nhất cho việc phân bổ quyền khai thác, sử dụng nước cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu tránh nguy cơ khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt TNN

+ Các quy định về đánh giá môi trường trước khi khai thác nước. Đây là một trong những biện pháp phòng ngừa suy thoái tài nguyên nước mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều áp dụng để dự báo và giảm thiểu những rủi ro đối với TNN do các hoạt động khai thác, sử dụng nước cho mọi mục đích

+ Các quy định về giấy phép khai thác, sử dụng nước. Nhóm quy định này điều chỉnh các vấn đề liên quan đến điều kiện cấp phép, thẩm quyền cấp và thu hồi giấy phép của các cơ quan quản lý TNN

+ Các quy định về nghĩa vụ của người khai thác sử dụng nước, bao gồm các nghĩa vụ khai thác, sử dụng nước đúng mục đích, an toàn, tiết kiệm, hiệu quả và các nghĩa vụ tài chính của tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng nước

+ Các quy định về xử lý vi phạm pháp luật khai thác, sử dụng nước.

Các quy định này được áp dụng trong các trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật và việc áp dụng các biện pháp chế tài hành chính, dân sự hay hình sự của các cơ quan có thẩm quyền đối với chủ thể vi phạm.

Tại Việt Nam, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về khai thác, sử dụng nước đã được hình thành và ngày càng hoàn thiện. Đó là Luật Tài nguyên nước năm 2012 và các văn bản hướng dẫn dưới luật, quy định về quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng TNN và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây

18

ra trên lãnh thổ Việt Nam. Luật cũng quy định quản lý TNN phải bảo đảm thống nhất theo lưu vực sông, theo nguồn nước kết hợp với quản lý theo địa bàn hành chính; quy định trách nhiệm của Bộ TN&MT trong việc chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức lập chiến lược TNN và quy hoạch tổng thể cơ bản TNN. Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, với các điều khoản quy định về bảo vệ môi trường nước, kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường nước các lưu vực sông, bảo vệ môi trường các nguồn nước khác (nguồn nước hồ, ao, kênh, mương, rạch, hồ chứa nước phục vụ mục đích thủy lợi, thủy điện). Đặc biệt Luật Tài nguyên nước Số 17/2012/QH13, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2013, thay thế Luật tài nguyên nước 1998. Các nghị định như Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 6/8/2014 của chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải, Nghị định số 154/2016/NĐ-CP ngày 16/11/2016 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Nghị định số 36/2020/NĐ-CP ngày 24/3/2020 của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực TNN và khoáng sản, Nghị định số 82/2017/ NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác TNN….

Các quy định về khai thác, sử dụng nước được quy định tương đối cụ thể tại Chương III và Chương IV Luật Tài nguyên nước; Nghị định số 201/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước; Thông tư số 24/2016/TT-BTNMT ngày 09/09/2016 của bộ tài nguyên môi trường quy định việc xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt; Thông tư số 27/2014/TT- BTNMT ngày 30/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước… Các văn bản này đã trở thành công cụ pháp lý quan trọng trong việc định hướng cho các chủ thể khai thác sử dụng nước và các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực này nhằm đảm bảo khai thác và sử dụng nước một cách hiệu quả.

Một phần của tài liệu Pháp luật về khai thác, sử dụng nước từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)