Các quy định về đánh giá môi trường trước khi khai thác sử dụng nước và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước

Một phần của tài liệu Pháp luật về khai thác, sử dụng nước từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 39 - 42)

2.1 Thực trạng pháp luật về khai thác, sử dụng nước

2.1.2. Các quy định về đánh giá môi trường trước khi khai thác sử dụng nước và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước

Theo khoản 23 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2015, Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó.

Nhóm đối tượng phải thực hiện ĐTM được quy định tại phụ lục II Nghị định số 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ. Như vậy, để đánh giá môi trường về khai thác, sử dụng nước chủ dự án phải có trách nhiệm tự thực hiện hoặc thuê đơn vị tư vấn thực hiện ĐTM hoặc KBM theo quy định Điều 19, Điều 23 Luật BVMT 2014; chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thực hiện ĐTM, KBM và các thông tin, số liệu được sử dụng trong báo cáo ĐTM hay KBM.

Việc lập báo cáo đánh giá môi trường phải thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư dự án. Báo cáo ĐTM được phê duyệt là cơ sở để cấp có thẩm quyền quyết định… Một nội dung quan trọng trong quá trình lập báo cáo ĐTM Chủ đầu tư phải thực hiện tham vấn cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án, tiếp thu những ý kiến khách quan, kiến nghị hợp lý của các bên tham vấn nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các tác động xấu đến môi trường và con người, đảm bảo sự phát triển bền vững của dự án.

Đối với các dự án phù hợp với quy hoạch của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung đã được phê duyệt báo cáo ĐTM cho giai đoạn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; dự án thuộc danh mục bí mật nhà nước không phải thực hiện tham vấn.

Điều 20 Luật BVMT 2014 và Nghị định 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định chủ dự án phải lập lại báo cáo ĐTM trong các trường hợp: Những dự án không triển khai trong vòng 24 tháng kể từ thời điểm quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM; Thay đổi địa điểm thực hiện dự án; Tăng quy mô, công suất, thay đổi công nghệ làm tăng tác động xấu đến môi trường hoặc những thay đổi khác

32

dẫn đến các công trình BVMT không có khả năng giải quyết được các vấn đề môi trường gia tăng.

Về nội dung báo cáo ĐTM được quy định cụ thể hơn tại Điều 22 Luật BVMT năm 2014. Những quy định về tổ chức, yêu cầu, trách nhiệm của hội đồng thẩm định được lược bỏ vì cơ quan chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm định và phê duyệt kết quả thẩm định là cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (Khoản 1 Điều 27); các hội đồng thẩm định chỉ có chức năng tư vấn cho cơ quan thẩm định và phê duyệt kết quả thẩm định.

Để chấp hành nghiêm túc quy định pháp luật về môi trường, sau khi báo cáo ĐTM được phê duyệt, Chủ đầu tư có trách nhiệm: Lập kế hoạch quản lý môi trường của dự án theo đề xuất của báo cáo ĐTM; niêm yết công khai thông tin tại trụ sở UBND cấp xã nơi thực hiện tham vấn; thông báo bằng văn bản đến các cơ quan tham vấn, cơ quan phê duyệt báo cáo về kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải phục vụ giai đoạn vận hành chính thức (Điều 16 Nghị định 18/2015/NĐ-CP).

Nhằm khắc phục hạn chế của Luật BVMT 2005, Luật BVMT năm 2014 quy định “Chủ đầu tư phải báo cáo cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM kết quả thực hiện các công trình BVMT phục vụ vận hành dự án đối với dự án lớn, có nguy cơ tác động xấu đến môi trường do Chính phủ quy định. Những dự án này chỉ được vận hành sau khi cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình BVMT”. Để tạo điều kiện thuận lợi cho chủ dự án, Điều 28 quy định “trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo hoàn thành công trình BVMT, cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM phải tổ chức kiểm tra và cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT của dự án. Trường hợp phải phân tích các chỉ tiêu môi trường phức tạp thời gian cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT của dự án có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày”.

Cùng với việc thực hiện đánh giá môi trường, để thuận lợi cho hoạt động khai thác, sử dụng nước, hệ thống quy chuẩn cũng được sử dụng. Đặc biệt quy chuẩn mới về chất lượng nước sinh hoạt cũng vừa được ban hành. Quy chuẩn mới sẽ bao gồm 2 nhóm chỉ tiêu: (1) Nhóm chỉ tiêu bắt buộc do Bộ y tế ban hành (nhóm A) và (2) Nhóm chỉ tiêu bắt buộc do UBND tỉnh/thành phố ban hành trên cơ sở lựa chọn các thông số đặc thù, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương (nhóm B).

33

Quy chuẩn mới này sẽ thay thế cho các quy chuẩn QCVN 01:

2009/BYT và QCVN 02:2009/BYT. Tuy nhiên, hai quy chuẩn này tiếp tục có hiệu lực để áp dụng cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chưa ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt cho đến hết ngày 30/6/2021.

Theo Thông tư 41/2018/TT-BYT, các viện chuyên ngành thuộc Bộ Y tế có trách nhiệm báo cáo tình hình chất lượng nước sạch của các tỉnh trong địa bàn phụ trách theo định kỳ 6 tháng/lần; Sở y tế các tỉnh chỉ đạo các đơn vị trực thuộc kiểm tra, giám sát chất lượng nước; Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh có trách nhiệm ngoại kiểm định kỳ và đột xuất chất lượng nước sạch của các đơn vị cấp nước có quy mô từ 500 hộ gia đình trở lên (hoặc công suất thiết kế từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên); Trung tâm y tế huyện có trách nhiệm thực hiện ngoại kiểm định kỳ, đột xuất chất lượng nước sạch của tất cả các đơn vị cấp nước có quy mô dưới 500 hộ gia đình (hoặc dưới 1.000 m3/ngày đêm)9. Như vậy, quy chuẩn này đã xóa bỏ sự bất bình đẳng trong tiếp cận nguồn nước, tăng tính chủ động của các địa phương và vai trò, trách nhiệm của các cơ sở cung cấp nước trong đảm bảo an toàn cấp nước.

Như vậy, các quy định hiện hành về đánh giá môi trường và quy chuẩn môi trường tỏng lĩnh vực này đã được ban hành khá đầy đủ, tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý và phòng ngừa nguy cơ khai thác quá mức TNN. Tuy nhiên các quy định này cũng cho thấy một vài điểm hạn chế sau:

Chưa có quy định về đơn vị có trách nhiệm hỗ trợ, tư vấn chủ dự án trong việc đánh giá các yếu tố về môi trường trong khai thác, sử dụng nước.

Luật Bảo vệ môi trường 2014 quy định, trách nhiệm của chủ dự án đầu tư là phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường. Để thực hiện nghĩa vụ lập báo cáo ĐTM, chủ dự án có thể tự lập báo cáo hoặc thuê tổ chức dịch vụ tư vấn lập báo cáo ĐTM nhưng phải chịu trách nhiệm về các số liệu kết quả trong báo cáo đánh giá tác động môi trường. Đặc biệt tại Điều 21 Nghị định 82/2018/NĐ-CP quy định, chủ dự án có trách nhiệm đánh giá về vấn đề bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, văn bản trên lại không quy định đơn vị có trách nhiệm hỗ trợ, tư vấn cho chủ dự án trong

99 Thông tư 41/2018/TT-BYT về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra giám sát

chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt có hiệu lực từ ngày 15/6/2019

34

việc đánh giá các yếu tố về môi trường nên việc tiến hành đánh giá các tác động của môi trường khi dự án đi vào hoạt động là hoàn toàn khó khăn đối với chủ đầu tư.

Thêm vào đó, một trong số những nguyên nhân làm cho kết quả, chất lượng thẩm định và đánh giá các tác động môi trường chưa đạt hiệu quả trong thời gian qua do thiếu những chuyên gia am hiểu về môi trường, tính chất từng loại hình dự án đầu tư để tham gia vào Hội đồng thẩm định. Tuy nhiên, với quy định thành phần Hội đồng thẩm định như hiện nay chưa đảm bảo được tính khách quan, trung thực vì luật không quy định rõ các yêu cầu về trình độ, bằng cấp, năng lực của các thành viên này. Cũng do quy định chưa rõ ràng nên xảy ra trường hợp thành viên tham gia Hội đồng có kiến thức đánh giá môi trường nhưng lại không hiểu biết về tính chất dự án cần thẩm định, hoặc có am hiểu về dự án nhưng lại không có kiến thức về đánh giá tác động môi trường hoặc cả hai.

Một phần của tài liệu Pháp luật về khai thác, sử dụng nước từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)