2.1 Thực trạng pháp luật về khai thác, sử dụng nước
2.2.3. Những hạn chế và nguyên nhân
* Tình trạng suy thoái nguồn nước ngầm.
Sụt giảm mực nước ngầm tại Hà Nội là một trong những vấn đề lớn ảnh hưởng đến quyền khia thác, sử dụng nước của các tổ chức, cá nhân. Theo kết quả quan trắc mực nước dưới đất từ năm 1992 đến nay cho thấy tại khu vực Tp. Hà Nội hình thành phễu hạ thấp mực nước lớn có tâm trùng với khu vực trung tâm của Tp. Hà Nội. Tốc độ hạ thấp mực nước trung bình năm trong tầng chứa nước khai thác chính trong khoảng từ 0,08 - 0,91m/năm, trung bình 0,3 m/năm. Đây là nguyên nhân gây suy thoái nguồn nước dẫn đến giảm hiệu suất và lượng khai thác, tăng khả năng ô nhiễm và lún nền đất13.
* Tình trạng khai thác, sử dụng nguồn nước ngầm bị ô nhiễm
Ở Hà Nội, nguồn nước sinh hoạt được lấy từ nước ngầm là chủ yếu.
Một số nguyên nhân chủ yếu làm ô nhiễm nước nguồn chủ yếu là:
13 Cục Quản lý tài nguyên nước, Báo cáo Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc, miền Nam, Hà
Nội 2013
48
- Môi trường nước mặt bị ô nhiễm hữu cơ và vi sinh, hàm lượng tổng coliform ở mức cao, vượt quá tiêu chuẩn cho phép loại B nhiều lần. Nguyên nhân là do nước thải từ hoạt động sản xuất và sinh hoạt đô thị phần lớn không được xử lý khi xả thải. Theo số liệu thống kê của Cục bảo vệ môi trường tháng 5/2018, tổng lượng nước thải sinh hoạt khoảng 450.000 m3/
ngày đêm, một phần được xử lý sơ bộ tại các bể tự hoại, sau đó xả vào các tuyến cống chung hoặc kênh mương, ao hồ. Nhiều nơi nước được xả trực tiếp ra sông làm ô nhiễm chất lượng nước các sông, hồ. Trên địa bàn thành phố hiện có khoảng 400 cơ sở sản xuất, dịch vụ lượng nước thải đổ vào hệ thống thoát nước thành phố khoảng 260.000 m3 / ngày đêm. Tính đến năm 2019 chỉ có 136 cơ sở sản xuất công nghiệp có trạm xử lý nước thải, số còn lại chỉ xử lý sơ bộ qua hệ thống bể lắng lọc cơ học hoặc xả thẳng vào hệ thống thoát nước của thành phố. Các sông nội thành Hà Nội đã bị ô nhiễm nặng. Đặc biệt đối với các sông thoát nước thải như sông Kim Ngưu và Sông Tô Lịch bị ô nhiễm nặng, hàm lượng các chất bẩn ở các sông này rất cao. Lượng nước thải đổ vào sông Tô Lịch và Kim Ngưu quá lớn, không còn khả năng tự làm sạch.
Hàm lượng BOD5 vượt tiêu chuẩn cho phép (TCCP) loại B ba lần; coliform vượt 57 lần TCCP.
- Hoạt động khai thác nước ngầm bừa bãi, không có giấy phép. Theo thống kê chưa đầy đủ, trên địa bàn thành phố Hà Nội cho đến ngày 31/12/2019 đã có 12 quận, huyện chưa thực hiện công tác kê khai theo quyết định 195/2005/ QĐ-UB (chỉ còn 02 quận là Đống Đa và Cầu Giấy chưa có kết quả thực hiện công tác kê khai), kết quả cụ thể ghi trong bảng dưới đây14:
14 Sở Tài nguyên môi trường nhà đất Hà Nội, Báo cáo tình hình triển khai công tác quản lý tài nguyên nước năm 2019, Hà Nội 2019
49
Công tác kê khai quản lý tài nguyên nước trên địa bàn Hà Nội
Quận (Huyện)
Khai thác nước phục vụ sinh hoạt (giếng)
Khai thác nước phục vụ SXKD (giếng)
Kh ai thác nước mặt (Tổ chức)
Xả nước thải vào nguồn nước (Tổ chức)
Lỗ khoan chưa trám lấp (Giếng)
Hai Bà Trưng 2.814 270 0 58 0
Hoàng Mai 14.880 23 0 52 458
Thanh Trì 13.386 55 26 182 785
Hoàn Kiếm 254 51 0 44 7
Thanh Xuân 2.146 13 0 64 300
Từ Liêm 24.087 591 4 73 4
Tây Hồ 9.411 95 5 329 160
Đông Anh 51.582 187 2 6 110
Long Biên 13.650 121 0 114 69
Sóc Sơn 32.101 40 36 20 355
Gia Lâm 38.489 25 52 24 16
Ba Đình 510 62 0 20 73
Tổng 119.634 1.530 121 988 2.108
Việc khai thác nước ngầm bừa bãi, quá tài đã dẫn đến sự suy giảm lưu lượng nước, làm hạ mực nước ngầm, gây lún sụt đất và kéo theo ô nhiễm nước.
- Có tới hơn 2.108 lỗ khoan nước bỏ đi, không dùng nữa, đã không được trám lấp cẩn thận, tạo thành các đường thấm nước hoặc ô nhiễm xuống tầng nước ngầm rất dễ dàng. Ở nước ta có rất nhiều giếng khoan nước kiểu UNICEF (kiểu giếng khoan do Qũy Nhi đồng của Liên hiệp quốc tài trợ) ở
50
khu vực ngoại thành đã bỏ đi, không dùng nữa, đó là các nguy cơ tạo ra các đường thẩm thấu ô nhiễm xuống tầng nước ngầm.
- Do sự rò rỉ nước từ các bãi không được thiết kế xây dựng đúng kỹ thuật, hoặc nước rò rỉ từ các bể vệ sinh tự hoại thấm qua các lớp đất có khả năng bảo vệ ngước ngầm kém, hoặc thấm theo các lỗ giếng khoan nước, thấm theo cọc bê tông, cọc khoan nhồi của công trình xây dựng, thông qua các lớp đất và thâm nhập vào tầng nước ngầm.
- Do dư lượng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật được dùng trong sản xuất nông nghiệp thấm xuống, tuy rằng quá trình này diễn ra lâu dài, rất nhiều năm.
- Các chất phóng xạ có trong các khoáng sản dưới đất, hoặc các chất thải phóng xạ đã không xử lý, đổ thải không đúng kỹ thuật, có thể ngấm dần, thông qua các lớp đất và thâm nhập vào nước ngầm sau rất nhiều năm.
* Tình trạng khai thác, sử dụng nguồn nước mặt bị ô nhiễm
Việc khai thác nguồn nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cũng là nguyên nhân đến ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt. Mỗi người mỗi ngày cần khoảng 20 lít nước ngọt để ăn, uống, ngoài ra cần từ 50 đến 150 lít nước sinh hoạt. Dân số ngày một tăng, nông nghiệp ngày một phát triển nên tài nguyên nước ngày càng khan hiếm và ô nhiễm nặng nề hơn. Phần lớn lượng nước thải sinh hoạt (khoảng 600.000 m3 mỗi ngày, với khoảng 250 tấn rác được thải ra các sông ở khu vực Hà Nội) và công nghiệp (khoảng 260.000 m3 và chỉ có 10% được xử lý) đều không được xử lý mà đổ thẳng vào các hồ, sau đó chảy ra các con sông lớn tại vùng châu thổ Sông Hồng. Ngoài ra, nhiều nhà máy và cơ sở sản xuất như các lò mổ và ngay cả bệnh viện cũng không được trang bị hệ thống xử lý nước thải. Do đó, nhiều ao hồ và sông ngòi tại Hà Nội đã bị ô nhiễm nặng. Đáng lưu ý là hệ thống hồ trong công viên Yên Sở, được coi là thùng chứa nước thải của Hà Nội với hơn 50% lượng nước thải của Hà Nội.
Không chỉ ở công viên Yên Sở mà ở một số nơi khác, nguồn nước cũng bị ô nhiễm nặng, ví dụ như ô nhiễm trên hồ Trúc Bạch. Nguyên nhân chính của tình trạng nước hồ ô nhiễm nặng là do hồ Trúc Bạch phải nhận một lượng nước thải chưa qua xử lý quá lớn. Nguồn nước chảy qua mương Ngũ Xã vào
51
hồ bị ô nhiễm bởi cơ sở sản xuất nhôm, chất thải sau xử lý của nhà máy nước, nhà hàng, cống thoát nước thải của các hộ dân sống trên lưu vực này đổ vào.
Như vậy, thực tiễn thực hiện pháp luật về khai thác, sử dụng nước tại TP Hà Nội còn nhiều bất cập. Những nguyên nhân cơ bản của tình trạng đó là:
Thứ nhất, do Hà Nội là một địa bàn rộng, đông dân cư, có nhiều tính chất đặc thù về phát triển bền vững, không giống với các địa bàn khác trong cả nước trong khi đó việc áp dụng chung các quy định pháp luật vào một vùng( thủ đô Hà Nội ) cũng dẫn đến những bất cập nhất định như tại vùng nội thành và ngoại thành, tại vùng đông dân cư và thưa dân cư… tính chất và nhu cầu sử dụng, khai thác tài nguyên nước lại có những điểm khác nhau.
Thứ hai, tài liệu điều tra cơ bản về tài nguyên nước của vùng thủ đô Hà Nội còn rất hạn chế, thiếu thông tin, đặc biệt là tài liệu địa chất, địa chất thuỷ văn và thủy văn số liệu tản mát lạc hậu. Do vậy chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ công tác lập quy hoạch và các vấn đề cần giải quyết liên quan đến tài nguyên nước.
Thứ ba, Hà Nội trong giai đoạn lập quy hoạch tổng thể phát triển đô thị.
Vì vậy thông tin, số liệu đầy đủ, khách quan, chi tiết về tài nguyên nước như sự phân bố, trữ lượng, chất lượng nguồn nước, hiện trạng khai thác, xả thải vào nguồn nước, những tác động tiêu cực do nước gây ra cho vùng là rất cần thiết; làm cơ sở phục vụ quy hoạch tài nguyên nước nói riêng, quy hoạch vùng thủ đô nói chung.
Thứ tư, các công trình khai thác nước chưa bố trí hợp lý, tập trung chủ yếu ở khu vực thành phố Hà Nội, Hà Tây (cũ), Vĩnh Phúc, Hưng Yên, thành phố Bắc Ninh...
Thứ năm, tình trạng khai thác nguồn nước dưới đất quá lớn, dẫn đến mực nước dưới đất hạ thấp gây ra hiện tượng lún nền đất, nhiễm bẩn, nhiễm mặn nước dưới đất ở một số khu vực, đặc biệt là vùng nam Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam... Nước các sông trong vùng (nguồn bổ cập chủ yếu cho nước dưới đất) đang tiếp nhận một lượng lớn nước thải sản xuất, sinh hoạt chưa qua xử lý, hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải vào nguồn nước.
52
Thứ sáu, việc khai thác nước mặt, nước dưới đất ồ ạt phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất trong khi chưa biết rõ được sự phân bố, tiềm năng, chưa luận chứng được tính bền vững, khả năng đáp ứng của nguồn nước dẫn đến tình trạng lưu lượng, mực nước, chất lượng nước bị suy giảm. Vùng thủ đô Hà Nội cần thiết phải điều tra, đánh giá, tính toán để đưa ra các phương án khai thác, bảo vệ nguồn nước một cách tối ưu.
53
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Hệ thống pháp luật hiện hành về khai thác sử dụng nước đã điều chỉnh một cách toàn diện các mối quan hệ phát sinh trong quá trình khai thác, sử dụng nước. Đó là các quan hệ về lập quy hoạch TNN, về đánh giá môi trường, về giấy phép khai thác sử dụng nước hay nghĩa vụ của ccas chủ thể khai thác sử dụng nước cùng các chế tài áp dụng đối với các hành vi vi phạm pháp luật. Tuy vậy, mặc dù không nhiều, nhưng các quy định pháp luật hiện ahnfh đã bộc lộ những hạn chế nhất định cần được phát hiện và bổ sung, sửa đổi cho phù hợp
Tại Hà Nội, thực trạng khai thác và sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước đang đặt ra rất nhiều thách thức. Mặc dù UBND thành phố Hà Nội đã ban hành các văn bản như : Kế hoạch số 131/ KH-UBND ngày 16/11/2018 về triển khai các nhiệm vụ cụ thể trong phát triển hệ thống nước sạch tới năm 2020; Quyết định số 487/ QĐ-UBND ngày 25/01/2018 phê duyệt danh mục khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất…Tuy nhiên vẫn còn có rất nhiều vấn đề đang tiếp tục đặt ra như: thách thức của biến đổi khí hậu dẫn đến sụt giảm nguồn nước, quy hoạch phát triển vùng chưa đi đôi với phát triển và bảo vệ nguồn tài nguyên nước; chưa có dự án quy hoạch bền vững tầm nhìn 50 năm, thậm chí 100 năm cho việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước của thủ đô.
Thực tiễn khai thác, quản lý, sử dụng tài nguyên nước hiện nay đã và đang đặt ra nhiều yêu cầu cấp thiết phải có những giải pháp để khắc phục các hạn chế, bất cập trong quản lý, khai thác, sử dụng nước.
54 CHƯƠNG 3