Những yếu tố tác động đến pháp luật về khai thác, sử dụng nước

Một phần của tài liệu Pháp luật về khai thác, sử dụng nước từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 31 - 36)

1.2 Khái quát về pháp luật khai thác, sử dụng nước

1.2.4. Những yếu tố tác động đến pháp luật về khai thác, sử dụng nước

- Một là, đường lối, chính sách của Đảng về TNN: Đường lối, chính sách của Đảng là hệ thống các quan điểm, tư tưởng mang tính chất định hướng cho những nội dung, mặt hoạt động nhất định, gắn liền với quyền lực chính trị, với Đảng cầm quyền. Trong việc xây dựng và thực thi pháp luật khai thác, sử dụng nước, đường lối, chính sách của Đảng có vai trò hết sức quan trọng.

Để đưa nền kinh tế của đất nước phát triển và giữ vững ổn định trật tự xã hội, Đảng đưa ra đường lối, chính sách để chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế trong từng giai đoạn cụ thể. Trong những nội dung chỉ đạo, điều hành của Đảng có định hướng xây dựng pháp luật, định hướng phát triển kinh tế, định hướng bảo vệ TNN. Trên cơ sở nội dung của các đường lối, chính sách đó, nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để cụ thể hóa chủ trương, đường lối, chính sách thành các quy định mang tính chất bắt buộc, điều chỉnh những quan hệ liên quan đến khai thác, sử dụng nước. Vì vậy, có thể khẳng định rằng đường lối, chính sách TNN là một trong những cơ sở để xây dựng và quyết định nội dung cơ bản của pháp luật về khai thác, sử dụng nước.

Không chỉ có vai trò đối với hoạt động xây dựng pháp luật; đường lối, chính sách của Đảng còn có vai trò quan trọng trong việc thực thi pháp luật về khai thác, sử dụng nước. Các chính sách tuyên truyền, giáo dục pháp luật; các quan điểm chỉ đạo, quyết liệt trong xử lý vi phạm pháp luật về khai thác, sử dụng nước đem lại những đóng góp tích cực cho công tác thực thi pháp luật.

- Hai là, tình hình phát triển kinh tế- xã hội: Nhu cầu khai thác, sử dụng nước để phục vụ sản xuất, cuộc sống hàng ngày của con người thúc đẩy các chủ thể tiến hành khai thác, sử dụng nước. Trong quá trình khai thác, sử dụng nước phát sinh nhiều quan hệ xã hội, trong đó có các quan hệ xã hội liên quan đến môi

24

trường như: sử dụng nguồn nước, xả thải, phục hồi môi trường,... Để điều chỉnh tốt các quan hệ xã hội này, nhà nước ban hành các quy phạm pháp luật về khai thác, sử dụng nước.

Các yếu tố kinh tế - xã hội mà cụ thể là nhu cầu khai thác, sử dụng nước, ảnh hưởng không nhỏ đến nội dung, mức độ và cơ chế điều chỉnh của pháp luật. Chẳng hạn như: để có nguồn kinh phí cho việc bảo vệ TNN, pháp luật có các quy định về thuế, phí; để khắc phục ô nhiễm môi trường do khai thác, sử dụng nước gây ra, pháp luật về khai thác, sử dụng nước quy định về bồi thường thiệt hại và khắc phục sự cố môi trường;…

Không chỉ dừng lại ở sự tác động đến việc xây dựng pháp luật, các yếu tố kinh tế- xã hội còn ảnh hưởng đến quá trình thực thi pháp luật về khai thác, sử dụng nước. Chẳng hạn như: khi nhu cầu tiêu thụ tăng cao thì giá nước cũng tăng lên, các chủ thể khai thác, sử dụng nước sẽ tìm mọi cách để khai thác được nhiều nước, thậm chí có thể thực hiện các hành vi vi phạm quy định pháp luật về khai thác, sử dụng nước; hoặc khi TNN bị suy thoái nghiêm trọng do khai thác, sử dụng nước các chủ thể quản lý nhà nước về môi trường sẽ tăng cường thực hiện các quy định pháp luật về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật,...

Từ những phân tích trên, có thể khẳng định rằng các yếu tố kinh tế, xã hội liên quan đến khai thác, sử dụng nước có sự tác động đến quá trình xây dựng và thực thi pháp luật. Do đó, cần phải nhận thức được sự tác động này để đưa ra những biện pháp phù hợp nhằm xây dựng và thực thi pháp luật khai thác, sử dụng nước một cách hiệu quả.

- Ba là, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước: Trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước, căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội, môi trường cũng như các chủ trương, chính sách liên quan, các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiến hành xây dựng, soạn thảo, ban hành mới, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về khai thác, sử dụng nước cho phù hợp với thực tiễn đặt ra. Chất lượng văn bản được ban hành phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng tổ chức và hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Bên cạnh đó, việc thực thi pháp luật về khai thác, sử dụng nước phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả tổ chức và hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước về TNN. Các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện chức năng quản lý, tổ

25

chức, hướng dẫn cho các chủ thể khác thực hiện pháp luật, đồng thời tiến hành kiểm tra, thanh tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về khai thác, sử dụng nước.

- Bốn là, ý thức pháp luật của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật khai thác, sử dụng nước

Ý thức pháp luật là tổng thể những quan điểm lý luận khoa học, tư tưởng, tình cảm, thái độ, sự đánh giá của con người về pháp luật, về hành vi của con người và hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện pháp luật. Sự tác động của ý thức pháp luật về khai thác, sử dụng nước của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật đến pháp luật về khai thác, sử dụng nước thể hiện dưới các khía cạnh:

Trước hết, ý thức pháp luật là tiền đề lý luận trực tiếp để xây dựng pháp luật. Trước sự vận động của các yếu tố kinh tế, xã hội liên quan đến khai thác, sử dụng nước, nhà làm luật cảm nhận, nắm bắt được sự biến đổi đó, rồi hình thành tư tưởng về xây dựng quy phạm pháp luật mới hoặc sửa đổi, bổ sung quy phạm pháp luật đã có để phù hợp với thực tiễn. Trên cơ sở tư tưởng ấy, nhà làm luật soạn thảo ra quy phạm pháp luật về khai thác, sử dụng nước. Ý thức pháp luật của nhà làm luật càng cao thì họ càng nắm bắt nhanh nhạy những biến đổi của tình hình kinh tế, xã hội liên quan đến vấn đề khai thác, sử dụng nước để từ đó hình thành tư tưởng xây dựng pháp luật và thực hiện tư tưởng đó với kỹ thuật xây dựng pháp luật cao. Bên cạnh đó, nếu ý thức pháp luật của người dân cao, họ sẽ tham gia vào hoạt động xây dựng pháp luật về khai thác, sử dụng nước thông qua các hình thức như: tham gia thảo luận, góp ý khi cơ quan xây dựng pháp luật tổ chức lấy ý kiến trong quá trình soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật.

Ý thức pháp luật về khai thác, sử dụng nước của các chủ thể ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình thực thi pháp luật. Nếu những người có thẩm quyền trong các cơ quan quản lý nhà nước về khai thác, sử dụng nước có ý thức pháp luật cao thì quá trình phổ biến, giải thích, giáo dục pháp luật và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy phạm pháp luật về khai thác, sử dụng nước sẽ có hiệu quả cao và ngược lại. Bên cạnh đó, nếu ý thức pháp luật về khai thác, sử dụng nước của tổ chức, cá nhân cao thì các chủ thể này sẽ tuân thủ triệt để các quy phạm pháp luật về khai thác, sử dụng nước. Đặc biệt, khi ý thức pháp

26

luật của người dân cao, họ sẽ tích cực tham gia vào công tác bảo vệ TNN như tố giác hành vi vi phạm pháp luật, đóng góp vào giải pháp đê bảo vệ TNN.

- Năm là, sự phát triển của khoa học công nghệ cũng tác động đến pháp luật về khai thác, sử dụng nước. Khoa học công nghệ càng phát triển càng đem lại lợi ích thiết thực cho hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản, việc áp dụng công nghệ tiến tiến trong khai thác, sử dụng nước giúp cho con người tiết kiệm được sức lao động, tiền của và thời gian, làm giảm thiểu các tác động đến môi trường, khắc phục được các sự cố môi trường do khai thác, sử dụng nước gây ra.

Việc xây dựng và ban hành pháp luật đòi hỏi phải đưa ra những dự báo, những biện pháp để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong xu thế phát triển của xã hội hiện đại và trong nền khoa học công nghệ tiên tiến của quốc gia7.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Nước là tài nguyên quý giá không thể thiếu đối với cuộc sống con người và các loài sinh vật, là tư liệu sản xuất không thể thay thế được đối với một số ngành kinh tế quốc dân, là một thành phần cơ bản tạo nên môi trường

7 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lý luận về Nhà nước và pháp luật, NXB Công an nhân dân, Hà

Nội 2017

27

sống. Hiện nay, nhu cầu về nước ngày càng lớn do dân số tăng nhanh, tốc độ đô thị hóa nhanh và do sự phát triển của nền kinh tế.

Tài nguyên nước toàn cầu nói chung, của Việt Nam nói riêng đều có những giới hạn. Con người đã, đang và sẽ tiếp tục có những tác động tiêu cực đối với nguồn nước, gây ảnh hưởng đối với đời sống con người cũng như các ngành kinh tế. Chính vì vậy bảo vệ môi trường nước đã trở thành vấn đề quan tâm lớn không chỉ của Việt Nam mà còn của các quốc gia khác trên thế giới.

Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp để hạn chế, ngăn ngừa tình trạng ô nhiễm và suy thoái nguồn nước. Bằng việc thể chế hóa bằng các quy định pháp luật, nhà nước vừa ràng buộc mọi tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nguồn nước vừa định hướng cho họ thực hiện những hành vi có lợi cho nguồn nước.

28 CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Pháp luật về khai thác, sử dụng nước từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)