Những biện pháp bảo đảm thực thi pháp luật về khai thác, sử dụng nước

Một phần của tài liệu Pháp luật về khai thác, sử dụng nước từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 28 - 31)

1.2 Khái quát về pháp luật khai thác, sử dụng nước

1.2.3. Những biện pháp bảo đảm thực thi pháp luật về khai thác, sử dụng nước

Thực thi pháp luật là vấn đề quan trọng nhưng không đơn giản. Pháp luật về khai thác, sử dụng nước được đảm bảo thực thi bởi các yếu tố sau:

- Một là, hệ thống văn bản pháp luật hoàn thiện thống nhất sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi pháp luật khai thác, sử dụng nước. Cơ sở pháp lý cho việc thực hiện pháp luật về khai thác, sử dụng nước là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng thống nhất từ Hiến pháp đến Luật, Nghị định, Thông tư, đặc biệt là Luật TNN và những văn bản có liên quan hướng dẫn thi hành Luật, văn bản của UBND các cấp về khai thác, sử dụng nước. Để đáp ứng được yêu cầu đó cần phải tạo điều kiện để các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân tiếp xúc với các dự thảo văn bản luật, tham gia thảo luận đóng góp ý kiến, góp phần nâng cao ý thức tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước. Sau khi các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành phải có các hoạt động tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để nội dung các văn bản luật đến với cộng đồng, đến với các doanh nghiệp nhằm nắm vững và chấp hành nghiêm.

- Hai là, phải có hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về TNN được xây dựng và hoạt động thống nhất từ trung ương đến địa phương để đảm bảo thực thi pháp luật. Ở nước ta, hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về TNN được tổ chức từ trung ương đến địa phương, bao gồm:

+ Các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chung (quản lý nhiều lĩnh vực, trong đó có quản lý môi trường và TNN). Bao gồm: Chính phủ;

UBND các cấp (tỉnh, huyện, xã); bên cạnh đó, ở Trung ương và địa phương đều có các cơ quan liên quan phụ trách quản lý các lĩnh vực chuyên môn khác (như xây dựng, công thương, nông nghiệp và phát triển nông thôn, y tế, tài

21

chính,…) nhưng có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý chuyên môn (về TNN) trong việc quản lý nhà nước về TNN.

+ Các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chuyên môn (có nhiệm vụ chủ yếu là quản lý nhà nước về môi trường và TNN). Ở Trung ương có Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ở cấp tỉnh có Sở tài nguyên và môi trường. Ở cấp huyện có Phòng tài nguyên và môi trường. Ở cấp xã có biên chế cán bộ chuyên trách về địa chính, tài nguyên môi trường.

Các cơ quan này có trách nhiệm triển khai, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên môi trường, bao gồm cả TNN. Đảm bảo các văn bản Luật được ban hành đều được thực thi trong thực tiễn và có trách nhiệm tập hợp những bất cập, khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn để kiến nghị bổ sung, sửa đổi cho phù hợp.

- Ba là, ý thức pháp luật cũng là một yếu tố bảo đảm thực hiện pháp luật về khai thác, sử dụng nước. Bởi ý thức pháp luật là sự phản ánh một cách tích cực và sáng tạo đời sống xã hội mà trực tiếp là đời sống pháp luật không đồng nhất với pháp luật, đời sống pháp luật là tổng thể các hiện tượng như: hệ thống các văn bản pháp luật, tình trạng pháp chế, văn hóa pháp lý, hoạt động tổ chức thi hành và áp dụng pháp luật, thái độ của người dân đối với pháp luật, các tài liệu, sách báo về pháp luật... Các hiện tượng trên lặp đi lặp lại thường xuyên phổ biến trong đời sống xã hội được phản ánh thông qua bộ não con người một cách tích cực và sáng tạo hình thành lên ý thức pháp luật. Nhờ sự phản ánh và thông qua sự phản ánh này mà con người có được thông tin, sự hiểu biết về thái độ của nhà nước, của xã hội đối với các sự kiện pháp luật và các hiện tượng pháp luật. Thông qua ý thức pháp luật giúp con người tự điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với pháp luật.

Thực tế đã chứng minh cho chúng ta thấy nơi nào ý thức pháp luật của chủ thể pháp luật cao thì hiệu quả thực hiện pháp luật rất cao và ngược lại.

Việc thực hiện pháp luật về khai thác, sử dụng nước cũng như vậy. khi ý thức pháp luật của các doanh nghiệp về khai thác, sử dụng nước chưa đầy đủ thì hành vi vi phạm pháp luật về khai thác, sử dụng nước xảy ra nhiều hơn với mức độ nghiêm trọng hơn. Do vậy, dù pháp luật về khai thác, sử dụng nước được xây dựng hoàn chỉnh và đầy đủ đến đâu đi chăng nữa cũng sẽ không

22

được thực hiện nghiêm túc nếu ý thức của các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước không đầy đủ.

Đối với các doanh nghiệp, ý thức pháp luật của họ được thể hiện ở chỗ họ nhận thức được đúng quyền và nghĩa vụ của mình. Họ có quyền tác động, được sử dụng một hoặc nhiều thành phần môi trường. Ví dụ: sử dụng nước để xây dựng nhà xưởng, nước để tuyển, lọc khoáng sản, nước để phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất... đồng thời họ phải thực hiện nghĩa vụ khai thác, sử dụng nước, không được thực hiện những hành vi bị pháp luật cấm như: không được khai thác nước quá mức, không xả nước thải chưa qua xử lý sau quá trình sử dụng vào môi trường… Đối với việc thực hiện pháp luật về khai thác, sử dụng nước thì việc các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân nắm được thông tin, hiểu biết các quy định của pháp luật về khai thác, sử dụng nước để có thái độ đúng đắn trong việc khai thác, sử dụng là yếu tố đảm bảo quan trọng cho việc thực hiện pháp luật có hiệu quả.

- Bốn là, trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ công chức quản lý môi trường và cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc thực hiện pháp luật. Một trong những yếu tố bảo đảm quan trọng để thực hiện pháp luật đó là trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ công chức có chức năng quản lý, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm. Mặc dù trong những năm gần đây đội ngũ cán bộ công chức trong lĩnh vực TNN cũng được quan tâm và trình độ ngày càng nâng cao, song chưa đáp ứng nhu cầu của thực tiễn về quản lý TNN cũng như để đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế. Trên thực tế có không ít cán bộ hoạt động trong lĩnh vực TNN nhưng trình độ chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của công việc, do vậy cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách trong lĩnh vực môi trường và TNN để đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình hiện nay.

- Năm là, phải có các chế tài đủ mạnh để đảm bảo thực thi pháp luật:

Để đảm bảo thực thi pháp luật khai thác, sử dụng nước, việc áp dụng đúng và hiệu quả các biện pháp xử lý vi phạm pháp luật có ý nghĩa quan trọng. Các biện pháp này không chỉ nhằm giáo dục, phòng ngừa, ngăn chặn việc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật mà còn để trừng trị các hành vi vi phạm pháp luật, qua đó đảm bảo việc thực thi nghiêm túc các quy định pháp luật. Tại Việt Nam, khi vi phạm các quy định pháp luật về khai thác, sử dụng nước, tổ

23

chức cá nhân vi phạm có thể bị xử phạt hành chính, bị buộc bồi thường thiệt hại nếu gây thiệt hại hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng.

Một phần của tài liệu Pháp luật về khai thác, sử dụng nước từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)