Chương 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI
4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN QUA 3 NĂM (2008- 2010) CỦA NHNo HUYỆN LONG HỒ
4.2.1 Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn
4.2.1.1 Tình hình cho vay của ngân hàng theo thành phần kinh tế qua 3 năm (2008-2010)
Nếu xét theo thành phần kinh tế thì đƣợc chia thành hai thành phần đó là hộ sản xuất và doanh nghiệp. Hai thành phần này là hai thành phần không thể thiếu trong hoạt động kinh tế của huyện Long Hồ do đây là huyện vừa có sản xuất nông nghiệp vừa có các hình thức kinh doanh khác. NHNo&PTNT huyện Long Hồ giữ vai trò đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển sản xuất. Nhờ vậy, hai thành phần này gắn chặt với nhau và làm cho kinh tế và cuộc sống của người dân trong huyện ngày càng phát triển. Ta thấy rõ hơn ở bảng sau:
Bảng 4: DOANH SỐ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ QUA 3 NĂM (2008-2010)
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch
2009/2008 2010/2009 Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền % Số tiền % TỔNG CỘNG 434.438 100,00 457.649 100,00 558.553 100,00 23.211 5,34 100.904 22,05 - Doanh nghiệp 46.396 10,68 38.128 8,33 86.620 15,51 -8.268 -17,82 48.492 127,18 - Hộ sản xuất 388.042 89,32 419.521 91,67 471.933 84,49 31.479 8,11 52.412 12,49
(Nguồn: Phòng tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Long Hồ)
Qua bảng số liệu trên phản ánh thực trạng chung về hoạt động tín dụng của chi nhánh, cho thấy chi nhánh khá thành công trong lĩnh vực cho vay. Do đặc thù của Huyện Long Hồ là một huyện nông thôn nên phần lớn người dân sống bằng nghề nông gồm có cây lúa, cây ăn trái, chăn nuôi...Trong những năm qua nền kinh tế địa phương ngày càng phát triển nên nhu cầu vốn vay của người dân để phục vụ cho việc mở rộng sản xuất ngày càng tăng lên, chính vì vậy mà Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Huyện Long Hồ luôn mở rộng các hình thức cho vay để đáp ứng nhu cầu của người dân.
Trong đó, tổng doanh số cho vay của Ngân hàng thì doanh số cho vay ngắn hạn năm 2009 đạt 457.649 triệu đồng chiếm 89,72% tổng doanh số cho vay, hay tăng 23.211 triệu đồng tức tăng 5,34% so với năm 2008. Sang năm 2010, doanh số cho vay là 558.553 triệu đồng chiếm 87,93% tổng doanh số cho vay tăng là 100.904 triệu đồng tức tăng 22,05% so với năm 2009. Nguyên nhân làm cho doanh số cho vay của chi nhánh tăng là trong những năm qua với phương châm đẩy mạnh hoạt động tín dụng, chi nhánh chú trọng vào việc nâng cao chất lƣợng tín dụng mở rộng mạng lưới kinh doanh xuống các xã vùng sâu của huyện vì thời gian qua ngân hàng chú trọng mở rộng cho vay ngắn hạn để đảm bảo thu hồi nợ nhanh, chất lƣợng tín dụng đảm bảo, nhất là trong điều kiện khó khăn nhƣ hiện nay.
Qua bảng 4, năm 2009 doanh số cho vay hộ sản xuất chiếm 91,67% tổng doanh số cho vay tương đương 419.521 triệu đồng tăng 31.479 triệu đồng so với năm 2008 với tỷ lệ tăng 8,11%. So với năm 2009 thì doanh số cho vay hộ sản xuất năm 2010 chiếm 84,49% số tiền là 471.933 triệu đồng tăng 12,49% tương ứng tăng 52.412 triệu đồng. Qua số liệu của 3 năm cho thấy, nhu cầu vay vốn của người dân ngày càng nhiều, đồng thời Ngân hàng cũng mở rộng hình thức vay vốn nên thu hút nhiều khách hàng. Nguyên nhân là do chu kỳ sản xuất kinh doanh của người dân chủ yếu là trong thời gian ngắn, người dân có phương án, dự án cụ thể khi vay vốn.
Doanh số cho vay đối với doanh nghiệp trong năm 2009 so với năm 2008 giảm 17,82% tương đương với số tiền là 38.128 triệu đồng tương ứng giảm 8.268 triệu đồng; năm 2010 doanh số cho vay là 86.620 triệu đồng tăng 127,18% với số tiền tăng thêm là 48.492 triệu đồng so với năm 2009. Số tiền cho vay trong năm 2009
giảm do giá các yếu tố đầu vào tăng vọt, các doanh nghiệp ngại đầu tƣ do dễ dẫn đến thua lỗ mất khả năng trả vốn cho ngân hàng.
0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 400.000 450.000 500.000
Triệu đồng
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm
Doanh nghiệp Hộ sản xuất
Hình 4: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của NHNo huyện Long Hồ giai đoạn (2008-2010)
Tóm lại, cho vay ngắn hạn là hình thức cho vay có lợi cho Ngân hàng và khách hàng, vì Ngân hàng sớm thu hồi đƣợc vốn, làm cho đồng vốn thu hồi đƣợc nhiều mở rộng đầu tư cho những lĩnh vực khác, về phía người vay, chịu lãi suất thấp phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình. Hơn Ngân hàng còn bám sâu vào mục tiêu của Huyện về phát triển nông nghiệp nông thôn, nhất là việc cho vay chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi cho phù hợp theo từng cụm, từng tuyết dân cư làm tăng thêm thu nhập cho người dân, đảm bảo cuộc sống và tích lũy để trả nợ.
Đây là những điều kiện để góp phần làm giảm rủi ro trong đầu tƣ tín dụng.
4.2.1.2 Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế
Để chi tiết hơn là hộ sản xuất và doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề gì thì ta phân tích doanh số cho vay theo ngành kinh tế. Theo ngành kinh tế gồm các ngành như nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ và ngành khác.
Bảng 5: DOANH SỐ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THEO NGÀNH KINH TẾ QUA 3 NĂM (2008-2010)
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch
2009/2008 2010/2009 Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền % Số tiền % TỔNG CỘNG 434.438 100,00 457.649 100,00 558.553 100,00 23.211 5,34 100.904 22,05 - Nông nghiệp 253.062 58,25 243.472 53,20 286.322 51,26 -9.590 -3,79 42.850 17,60
- Tiểu thủ CN 31.018 7,14 19.390 4,24 35.529 6,36 -11.628 -37,49 16.139 83,23
- TM – DV 122.976 28,31 163.064 35,63 180.560 32,33 40.088 32,60 17.496 10,73
- Khác 27.382 6,30 31.723 6,93 56.142 10,05 4.341 15,85 24.419 76,98
(Nguồn: Phòng tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Long Hồ)
Ngành nông nghiệp
Ngành nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu của đồng bằng sông Cửu Long cũng nhƣ ở huyện Long Hồ. Hoạt động trên một huyện có diện tích nông nghiệp chiếm 75% và có hơn 70% hộ sống bằng nghề nông, do vậy nông nghiệp là lĩnh vực phục vụ chủ yếu và NHNo&PTNT huyện Long Hồ cũng đã tập trung cho vay chủ yếu vào nông nghiệp như cho vay trồng trọt, chăm sóc vườn, chăn nuôi… Từ đó, làm cho doanh số cho vay vào đối tƣợng này luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Trong ba năm doanh số cho vay ngành nông nghiệp biến động cụ thể nhƣ năm 2009 doanh số cho vay là 243.472 triệu đồng chiếm tỷ trọng 53,20% tức giảm 3,79% so với năm 2008 tương ứng giảm 9.590 triệu đồng. Sang năm 2010 doanh số cho vay về ngành nông nghiệp là 286.322 triệu đồng chiếm 51,26% tổng doanh số cho tương ứng tăng 42.850 triệu đồng tức tăng 17,60%
so với năm 2009. Nguyên nhân là do những năm qua giá lúa gạo tăng cao và sản lượng xuất khẩu lúa gạo trong nước tăng, các loại trái cây nông sản cũng được xuất khẩu ra nước ngoài nhiều hơn trước từ đó khuyến khích nông dân sản xuất, kinh doanh nên nhu cầu về vốn cũng tăng theo làm doanh số cho vay của ngân hàng cũng tăng. Bên cạnh đó, sự quan tâm sâu sắc của Ban lãnh đạo Ngân hàng cùng với tận tụy trong công việc của cán bộ tín dụng luôn tìm kiếm khách hàng mới.
Ngành tiểu thủ công nghiệp
Bên cạnh Ngân hàng cho vay ngành nông nghiệp thì cũng tập trung cho vay tiểu thủ CN vì có nhiều ngành nghề truyền thống trên địa bàn huyện. Đây là lĩnh vực rất phát triển của huyện do nơi đây có nhiều ngành nghề truyền thống nhƣ làm gốm, đan chiếu, đan thảm… Trong năm 2009 doanh số cho vay là chỉ đạt 19.390 triệu đồng chiếm 4,24% tương ứng giảm 11.628 triệu đồng tức tăng 37,49% so với năm 2008. Sang năm 2010 doanh số cho vay đạt 35.529 triệu đồng chiếm 6,36% tổng doanh số cho vay tức tăng 83,23% tăng thêm 16.139 triệu đồng so với năm 2009.
Nguyên nhân doanh số cho vay ngành tiểu thủ CN biến động là do năm 2009 do các ngành nghề không mở rộng đầu tƣ lớn hơn vì nền kinh tế có nhiều biến động về giá cả hàng hóa và chi phí.
Ngành thương mại dịch vụ
Tiếp theo, ngành thương mại dịch vụ năm 2009 doanh số cho vay đạt được 163.064 triệu đồng, chiếm 35,63% trong tổng số cho vay, tăng lên 40.088 triệu đồng tức tăng 13,60% so với năm 2008. Sang năm 2010 doanh số cho vay đạt đƣợc 180.560 triệu đồng chiếm 32,33% trong tổng doanh số cho vay tăng 17.496 triệu đồng tức tăng 10,73% so với năm 2009. Nguyên nhân là do huyện tiếp tục đầu tƣ phát triển chợ, nâng cấp sửa chửa và đƣa vào sử dụng đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa của người dân trong và ngoài huyện tốt hơn góp phần quan trọng vào việc thay đổi bộ mặt nông thôn. Đồng thời, do ảnh hưởng của việc đầu tư thị xã Vĩnh Long thành đô thị loại III mà cho các hộ dân trong vùng chủ yếu là những hộ sống ở thị trấn Long Hồ, vùng ven thị xã… đầu tƣ cơ sở hoạt động kinh doanh, quán xá, cửa hàng…mọc lên, dẫn đến hoạt động thương mại dịch vụ phát triển cao.
Ngành khác
Cho vay cán bộ công nhân viên, cầm cố, bất động sản…Năm 2009 doanh số cho vay của các ngành khác đạt 31.723 triệu đồng chiếm 6,93 tương ứng tăng 4.341 triệu đồng tức tăng 15,85% so với năm 2008. Sang năm 2010 doanh số cho vay của các ngành khác đạt 56.142 triệu đồng chiếm 10,05% tương ứng tăng 24.419 triệu đồng tức tăng 76,98% so với năm 2009. Mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ trong doanh số cho vay theo ngành kinh tế nhƣng góp phần đáng kể trong doanh số cho vay của ngân hàng qua các năm.
0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000
Triệu đồng
Nông nghiệp Tiểu thủ CN TM-DV Khác Năm
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Hình 5: Doanh số cho vay NHNo huyện Long Hồ theo ngành nghề kinh tế giai đoạn (2008-2010)
Tóm lại, doanh số cho vay các ngành kinh tế của ngân hàng tăng qua các năm đối với các ngành nông nghiệp, thương mại dịch vụ; riêng đối với ngành tiểu thủ công nghiệp và ngành khác tăng không đáng kể.