Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN LONG HỒ
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN
5.2.1 Đối với công tác huy động vốn
Nghiệp vụ huy động vốn là hoạt động chủ yếu của các ngân hàng thương mại nói chung và NHNo&PTNT huyện Long Hồ nói riêng. Huy động nguồn vốn tạm thời nhãn rỗi của các tổ chức kinh tế, cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp, cá nhân…và sử dụng nguồn vốn này để cho vay. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, lợi nhuận thì Ngân hàng cần tăng cường công tác huy động vốn cụ thể như sau:
+ Phát triển các sản phẩm huy động vốn, tổ chức chương trình tiết kiệm dự thưởng, khuyến mãi nhân các ngày lễ, tết, kỉ niệm…được tổ chức thường xuyên nhằm thu hút khách hàng nhiều hơn và phát hành thẻ miễn phí cho khách hàng đến làm thẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng sử dụng thẻ. Vừa huy động đƣợc nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cƣ vừa giới thiệu cho khách hàng làm quen với việc sử dụng thẻ ATM, Mastercard, Visacard.
+ Thái độ giao tiếp phục vụ của nhân viên văn minh lịch sự, triển khai các nhu cầu thông tin công nghệ mới của Ngân hàng vào quản lý và phục vụ nhanh chóng kịp thời. Ƣu tiên và chú trọng công tác đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ đáp ứng
yêu cầu của cạnh tranh và hội nhập. Chẳng hạn, Agribank là ngân hàng đầu tiên hoàn thành Dự án Hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Với hệ thống IPCAS đã đƣợc hoàn thiện, Agribank đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, với độ an toàn và chính xác cao đến mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. Triển khai thành công mô hình đào tạo trực tuyến; tuyển thêm cán bộ trẻ, đƣợc đào tạo căn bản, có ngoại ngữ và tin học nhằm chuẩn bị nguồn lực cho các năm tiếp theo.
Xây dựng và phát triển khách hàng
+ Để đứng vững trên thị trường cạnh tranh một trong những nội dung quan trọng là ngân hàng tổ chức nghiên cứu khách hàng nghĩa là phải đi sâu và tìm hiểu về đặc điểm, sở thích, thói quen và động cơ mà đặc biệt là nhu cầu, mong muốn và tâm lý của họ. Chẳng hạn, sau khi kết thúc chu kỳ sản xuất kinh doanh hộ sản xuất làm ăn có lời, khuyến khích họ mở tài khoản gửi tiền tại ngân hàng vừa an toàn, vừa sinh lời ổn định để ủng hộ ngân hàng.
+ Tăng cường quảng bá và tiếp thị khuyến khích khách hàng sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của NHNo Long Hồ nhƣ cho vay giải ngân qua thẻ, dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union,…Đặc biệt, chú trọng xây dựng và quảng bá thương hiệu của ngân hàng qua các kênh báo, đài, tờ rơi… để từng bước đưa ngân hàng NHNo&PTNT huyện Long Hồ là lựa chọn số 1 của các cá nhân và doanh nghiệp trên địa bàn huyện.
Đa dạng hóa và nâng cao chất lƣợng các hình thức huy động vốn
+ Ngân hàng cần tiến hành đa dạng hóa các hình thức huy động vốn nhƣ mở các dịch vụ thanh toán tiền điện, thanh toán cước điện thoại, thanh toán tiền học phí cho khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng…Vì đây là hình thức thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng gửi tiền nhằm tạo sự an toàn, ít rủi ro trong giao dịch. Bên cạnh việc tiếp tục sử dụng và hoàn thiện các hình thức huy động vốn truyền thống.
+ Tiếp tục hoàn thiện quy chế bảo hiểm tiền gửi nhằm tạo sự an tâm cho người gửi tiền.
5.2.2 Đối với hoạt động cho vay
Cán bộ tín dụng cần thực hiện tốt khâu thẩm định phương án sản xuất kinh doanh vì đây là vấn cốt lõi trong quá trình cấp tín dụng nhằm tránh tình trạng khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích nhƣ thẩm định tình hình tài chính; tƣ cách, năng lực, trình độ; đánh giá tính khả thi của phương án vay vốn của khách hàng. Đồng thời, phải có tài sản đảm bảo theo quy định thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Long Hồ.
Trong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng vay vốn, cán bộ tín dụng cần tƣ vấn, hướng dẫn tận tình cho khách hàng như phát hồ sơ vay vốn, hướng dẫn cách làm thủ tục vay vốn, xem xét thời hạn trả nợ phù hợp cho khách hàng.
Đối tƣợng cho vay chủ yếu của ngân hàng là hộ sản xuất, cho vay hộ sản xuất chịu nhiều rủi ro (thiên tai, dịch bệnh, mất mùa), chi phí nghiệp vụ cho mỗ i đồng vốn vay thường cao do quy mô từng món vay nhỏ. Do vậy, ngoài sản xuất kinh doanh, khách hàng còn đƣợc ngân hàng cho vay khi có nhu cầu vốn để đầu tƣ lĩnh vực phi nông nghiệp nhƣ cho vay tiêu dùng, xây dựng, sửa chữa nhà, cán bộ công nhân viên làm kinh tế phụ.
Ngân hàng áp dụng các phương thức cho vay thuận tiện cho người vay như hạn mức tín dụng (trong mức vay quy định mỗi lần vay không phải làm thủ tục đơn từ); lưu vụ (sản xuất lúa 2 vụ liền kề được duy trì nợ vay, không phải trả gốc từng lần)…Hiện tại, khách hàng sau khi hoàn trả vốn gốc và lãi cho ngân hàng điều phải làm thủ tục mới để vay vốn nhƣ vậy sẽ tốn kém chi phí, thời gian giải ngân chậm…Vì vậy, đa dạng hóa phương thức cho vay giúp khách hàng thuận lợi, dễ dàng khi vay vốn.
5.2.3 Đối với công tác thu hồi nợ
Cán bộ tín dụng phải xem xét kỹ lưỡng phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng để đưa ra thời hạn trả nợ phù hợp, thực hiện kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay kịp thời phát hiện các trường hợp sử dụng vốn sai mục đích để nhanh chóng thu hồi vốn ngay.
Thường xuyên rà soát kiểm kê hồ sơ pháp lý, tài sản thế chấp, tài sản cầm cố.
Nhằm phát hiện sớm những sai sót trong việc thực hiện quy trình cho vay cũng nhƣ việc thế chấp, cầm cố và kiên quyết có biện pháp xử lý phù hợp, khắc phục kịp thời các tồn tại, thiếu sót.
Bên cạnh đó, các ngân hàng khi cho vay cần tƣ vấn cho các hộ sản xuất một phương án theo quy trình khép kín (từ sản xuất - chế biến đến tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm). Căn cứ trên kế hoạch, phương án kinh doanh, dự án đầu tư để hoạch định nguồn vốn đáp ứng sao cho mọi giai đoạn của qui trình đƣợc thực hiện thông suốt.
Điều này thuận lợi cho cả người vay và ngân hàng trong quá trình cho vay sản xuất và thu nợ khi sản phẩm đƣợc tiêu thụ.
5.2.4 Một số giải pháp khác
Nợ xấu: Thường xuyên phân tích nợ xấu do sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực chịu nhiều tác động của rủi ro thời tiết, mất mùa, dịch bệnh… liên quan đến cây trồng, vật nuôi. Do vậy, cần phân công cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm cụ thể đối với những món nợ thuộc địa bàn mình phụ trách thông qua việc theo dõi khả năng trả nợ, tiến độ trả nợ của khách hàng. Phối hợp kiểm tra các khoản đã cho vay, xem xét khả năng thực hiện và hiệu quả của phương án nhằm phát hiện những trường hợp phương án không khả thi hoặc sử dụng vốn sai mục đích để có biện pháp xử lý kịp thời.
Để đề phòng một số trường hợp dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng mà Ngân hàng không thể lường trước được do sản xuất nông nghiệp chịu sự tác động và ảnh hưởng rất lớn của các điều kiện tự nhiên, tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp nhƣ thiên tai, mất mùa, hỏa hoạn, hƣ hỏng công trình,… việc mua bảo hiểm tiền vay sẽ giúp Ngân hàng hạn chế đƣợc tác hại của rủi ro. Bởi lẽ toàn bộ những rủi ro này sẽ đƣợc chuyển cho cơ quan bảo hiểm, và đây cũng là nguồn trả nợ chính cho ngân hàng khi rủi ro xảy ra. Vì vậy, công tác mua bảo hiểm là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để phòng chống rủi ro khi cho vay.