Phân tích dƣ nợ tín dụng ngắn hạn

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 62 - 69)

Chương 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI

4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN QUA 3 NĂM (2008- 2010) CỦA NHNo HUYỆN LONG HỒ

4.2.3 Phân tích dƣ nợ tín dụng ngắn hạn

4.2.3.1 Dƣ nợ tín dụng ngắn hạn theo thành phần kinh tế của ngân hàng qua 3 năm (2008-2010)

Qua số liệu 3 năm từ năm 2008 đến năm 2010 ta thấy kết quả hoạt động tín dụng của NHNo huyện Long Hồ đã đạt đƣợc kết quả nhƣ sau:

Bảng 8: DƢ NỢ CỦA NGÂN HÀNG THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ QUA 3 NĂM (2008-2010)

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch

2009/2008 2010/2009 Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền % Số tiền % TỔNG CỘNG 244.493 100,00 274.416 100,00 303.846 100,00 29.923 12,24 29.430 10,72 - Doanh nghiệp 16.449 6,73 42.160 15,36 54.225 17,85 25.711 156,31 12.065 28,62 - Hộ sản xuất 228.044 93,27 232.256 84,64 249.621 82,15 4.212 1,85 17.365 7,48

(Nguồn: Phòng tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Long Hồ)

Dƣ nợ của hai thành phần kinh tế qua 3 năm tại ngân hàng cụ thể nhƣ sau:

Năm 2009, dƣ nợ tín dụng ngắn hạn của hộ sản xuất đạt 232.256 triệu đồng chiếm 84,64% tương ứng tăng 4.212 triệu đồng với tỷ lệ 1,85% so với năm 2008. Trong năm 2010, hộ sản xuất có dƣ nợ tăng cao hơn năm 2009 đạt 249.621 triệu đồng chiếm 82,15% tăng 17.365 triệu đồng với tỷ lệ tăng 7,48%. Dƣ nợ của hộ sản xuất chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng dƣ nợ chứng tỏ khách hàng của ngân hàng chủ yếu tập trung vào hộ sản xuất nên thành phần kinh tế này luôn chiếm tỷ trọng khá cao. Dư nợ cho vay hộ sản xuất tăng qua các năm do ngân hàng tăng cường cho vay hỗ trợ, khuyến khích phát triển nông thôn theo chỉ thị của Chính phủ.

Năm 2009 dƣ nợ doanh nghiệp tăng so với năm 2008 đạt 42.160 triệu đồng tăng 25.711 triệu đồng với tỷ lệ tăng 156,31%. Đối với doanh nghiệp dƣ nợ năm 2010 đạt 54.225 triệu đồng chiếm 17,85% tương ứng tăng 12.065 triệu đồng tăng 28,62% so với năm 2009. Chứng tỏ khách hàng và ngân hàng điều đạt hiệu quả trong ngành này. Thực hiện chính sách khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh các lĩnh vực mà cần thiết cho nhu cầu đời sống giúp phát triển kinh tế huyện nhà nên dù chiếm tỷ trọng trong tổng dƣ nợ nó vẫn đƣợc ban lãnh đạo ngân hàng hết sức quan tâm và chỉ tiêu đề ra năm sau phải cao hơn năm trước để không hạn chế khả năng mở rộng sản xuất khi các doanh nghiệp có yêu cầu. Và kết quả đạt nhƣ mong muốn, tổng dƣ nợ luôn tăng.

0 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 3.000.000

Triệu đồng

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm

Doanh nghiệp Hộ sản xuất

Hình 8: Dƣ nợ của ngân hàng theo thành phần kinh tế giai đoạn (2008-2010)

 Tóm lại, dƣ nợ đối với cả hộ sản xuất và doanh nghiệp tăng qua các năm do doanh số cho vay ngắn hạn tăng liên tục và doanh số thu nợ cũng tăng nhƣng không thu hết đƣợc số dƣ tăng đó.

4.2.3.3 Phân tích dƣ nợ tín dụng ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế

Qua bảng số liệu ta thấy tình hình dƣ nợ qua 3 năm tăng cụ thể là năm 2009 tổng dư nợ cho vay đạt 274.416 triệu đồng tương ứng tăng 29.923 triệu đồng tức tăng 12,24% so với năm 2008. Sang năm 2010 tổng dƣ nợ cho vay là 303.846 triệu đồng tăng 29.430 triệu đồng tức tăng 10,72% so với năm 2009. Để hiểu rõ hơn tình hình dƣ nợ đối với các ngành nghề ta phân tích bảng số liệu sau:

Bảng 9: DƢ NỢ THEO NGÀNH NGHỀ KINH TẾ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2008-2010)

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch

2009/2008 2010/2009 Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền % Số tiền % TỔNG CỘNG 244.493 100,00 274.416 100,00 303.846 100,00 29.923 12,24 29.430 10,72 - Nông nghiệp 155.154 63,46 160.218 58,39 155.121 51,05 5.064 3,26 -5.097 -3,18

- Tiểu thủ CN 12.774 5,22 15.889 5,79 21.409 7,05 3.115 24,39 5.520 34,74

- TM - DV 69.108 28,27 85.414 31,13 110.259 36,29 16.306 23,59 24.845 29,09

- Khác 7.457 3,05 12.895 4,70 17.057 5,61 5.438 72,92 4.162 32,28

(Nguồn: Phòng tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Long Hồ)

Ngành nông nghiệp

Nhìn vào bảng ta thấy, năm 2009 dƣ nợ ngắn hạn cho vay trong ngành nông nghiệp của ngân hàng đạt 160.218 triệu đồng, và chiếm tỷ trọng 58,39% tổng số dƣ nợ tương ứng tăng 5.064 triệu đồng tức tăng 3,26% so với dư nợ ngắn hạn của ngành này trong năm 2008. Sang năm 2010 trong tổng số dƣ nợ thì ngành nông nghiệp đạt 155.121 triệu đồng, và chiếm tỷ trọng 51,05% trong cơ cấu tương ứng giảm 5.097 triệu đồng tức giảm 3,18% so với dƣ nợ ngắn hạn của năm 2009. Nhìn chung tỷ trọng dƣ nợ ngắn hạn của ngân hàng trong ngành nông nghiệp có phần giảm đi nhƣng không đáng kể, tỷ trọng này giảm chủ yếu là do dƣ nợ của ngành trồng trọt giảm, điều này cho thấy sự chuyển dịch trong cơ cấu nông nghiệp của địa phương đã có sự chuyển biến đáng kể.

Ngành tiểu thủ công nghiệp

Qua 3 năm (2008-2010) tình hình dƣ nợ ngành tiểu thủ công nghiệp nhƣ sau:

năm 2009 dư nợ của ngành đạt 15.889 triệu đồng, và chiếm tỷ trọng 5,79%, tương ứng tăng 3.115 triệu đồng tức tăng 24,39% so với cùng kỳ năm 2008. Sang năm 2010 dư nợ ngành này tăng 21.409 triệu đồng chiếm 7,05% tương ứng tăng 5.520 triệu đồng tức tăng 34,74% so với năm 2009. Nhìn chung, dƣ nợ ngành này tăng qua các năm là nhờ đƣợc sự chỉ đạo của ngân hàng cấp trên nắm bắt tình hình nhu cầu vốn của từng ngành và có chính sách phân chia một cách hợp lý tổng nguồn vốn có đƣợc của mình để cho vay đúng nhu cầu và từng ngành nghề.

Ngành thương mại dịch vụ

Dư nợ của ngành thương mại và dịch vụ cụ thể: Trong năm 2009 thì dư nợ ngắn hạn đạt 85.414 triệu đồng, và chiếm tỷ trọng 31,13% trong cơ cấu dƣ nợ theo ngành nghề tương ứng tăng 16.306 triệu đồng tức tăng 23,59% so với dư nợ của ngành này trong năm 2008. Và trong năm 2010 thì dƣ nợ đạt 110.259 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 36,29% tổng dư nợ tương ứng tăng 24.845 triệu đồng tức tăng 29,09% so với năm 2009. Như vậy, dư nợ ngành thương mại dịch vụ cũng tăng khá cao, nguyên nhân là do trong thời gian gần đây nhờ tận dụng lợi thế của huyện về vị

trí địa lý, cơ sở vật chất, hạ tầng kinh tế ngày càng hoàn thiện nên dƣ nợ của ngành tăng đáng kể.

Ngành khác

Trong năm 2009 thì dƣ nợ ngắn hạn đạt đƣợc là 12.895 triệu đồng, và chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu dư nợ theo ngành nghề, chỉ chiếm 4,70% tương ứng tăng 5.438 triệu đồng tức tăng 72,92% so với năm 2008. Sang năm 2010 dƣ nợ là 17.057 triệu đồng, và chiếm tỷ trọng 5,61% tương ứng tăng 4.162 triệu đồng tức tăng 32,28% so với năm 2009. Đạt đƣợc kết quả nhƣ trên là nhờ ngân hàng luôn chú trọng đến việc mở rộng nhiều loại hình, phương thức cho vay, đối tượng cho vay.

0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 160.000 180.000

Triệu đồng

Nông nghiệp Tiểu thủ CN TM-DV Khác Năm

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Hình 9: Dƣ nợ của NHNo Long Hồ theo ngành nghề kinh tế giai đoạn (2008- 2010)

 Tóm lại, dƣ nợ ngân hàng qua 3 năm đều tăng đáng kể đối với từng ngành nghề; dƣ nợ ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao hơn các ngành khác. Do huyện sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nên ngân hàng chủ yếu đầu tƣ cho nông dân có nhu cầu vốn để sản xuất.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 62 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)