CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC, ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
3.1. Khái quát về Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên
Theo Quyết định số 1901/QĐ-TTg ngày 23 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ, Trường Đại học Khoa học trực thuộc Đại học Thái Nguyên được thành lập trên cơ sở nâng cấp khoa Khoa học Tự nhiên và Xã hội thuộc Đại học Thái Nguyên tại thành phố Thái Nguyên (sau đây gọi tắt là ĐH Khoa học).
ĐH Khoa học là cơ sở giáo dục đại học trực thuộc Đại học Thái Nguyên; có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng; hoạt động theo Điều lệ trường đại học ban hành kèm theo Quyết định số 153/2003/QĐ-TTg ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ và theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Đại học Thái Nguyên.
ĐH Khoa học đã và đang từng bước hoàn thành các mục tiêu đề ra thuộc Kế hoạch phát triển chiến lược trung hạn của Nhà trường. Hiện trường đang đào tạo 20 ngành đào tạo bậc đại học, 06 chuyên ngành thạc sĩ và 03 chuyên ngành Tiến sĩ với quy mô hơn 6.000 học viên, sinh viên. Trường đang tích cực xây dựng đề án mở ngành đào tạo thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường, chuyên ngành tiến sĩ Toán ứng dụng đáp ứng nhu cầu của xã hội; hoàn thiện đề án đào tạo ngành cử nhân Du lịch, Quản lý tài nguyên và môi trường tại phân hiệu 02 của Đại học Thái Nguyên ở Tỉnh Lào Cai. Năm 2016, trường tiếp tục tuyển sinh ngành cử nhân Tiếng Anh.
Kể từ khi được thành lập đến nay, ĐH Khoa học luôn coi chất lượng đào tạo là một trong những giá trị cốt lõi trong chiến lược phát triển. Khởi đầu không hề dễ dàng song nhờ kế thừa nền tảng truyền thống từ đơn vị tiền thân cùng tầm nhìn xa trong quy mô đào tạo, ĐH Khoa học đã dần xây dựng được uy tín và thương hiệu riêng.
Với những cố gắng không ngừng nghỉ, vị thế và uy tín của Trường đang dần được củng cố và nâng cao; cơ sở vật chất đang dần được đầu tư tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công tác giảng dạy, nghiên cứu và học tập; thu nhập của cán bộ ổn định, nguồn nhân lực của Nhà trường đang ngày càng chuyên nghiệp, trình độ chuyên môn, kỹ
năng nghề nghiệp được nâng cao. Văn hóa hoạt động trong toàn trường cũng dần được xác lập, tạo môi trường thân thiện, cởi mở. Đó là những điều kiện quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của trường trong những năm kế tiếp
3.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên Bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ viên chức của ĐH Khoa học phát triển ổn định theo hướng tinh giản, gọn nhẹ. Hiện nay, Trường có 11 khoa chuyên môn; 07 phòng, trung tâm chức năng; 01 viện và 03 trung tâm trực thuộc trường với 217 giảng viên trên tổng số 309 cán bộ, viên chức, trong đó có 07 Phó Giáo sư; 92 Tiến sĩ; 161 Thạc sĩ và 40 Nghiên cứu sinh.
Cơ cấu bộ máy tổ chức của ĐH Khoa học được thể hiện thông qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Trường Đại học Khoa học
(Nguồn: Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên) Phòng/Trung tâm chức năng
Phòng Tổng hợp gồm 24 cán bộ (trong đó 03 tiến sĩ, 09 thạc sĩ, 08 cử nhân và 04 cán bộ trình độ khác) có chức năng tham mưu cho Hiệu trưởng quản lý, tổ chức thực hiện công tác quản lý hành chính tổng hợp và quản trị của Nhà trường.
Phòng Kế hoạch – Tài chính gồm 06 cán bộ (trong đó 04 thạc sĩ, 02 cử nhân) có chức năng tham mưu, giúp việc cho Hiệu trưởng thực hiện các chức năng quản lý về kế hoạch, công tác tài chính, kế toán của Nhà trường. Phòng làm việc theo sự chỉ đạo về nghiệp vụ của cơ quan Tài chính cấp trên và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Hiệu trưởng. Phòng chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về công tác tài chính, kế toán;
quản lý và phân phối tài chính, giám sát việc sử dụng tài chính, thanh quyết toán đúng theo chế độ, quy định về quản lý tài chính của Nhà nước.
BAN GIÁM HIỆU
Phòng/Trung tâm chức
năng
Khoa chuyên môn
Viện/Trung tâm trực
thuộc
Đảng/Đoàn thể
Phòng Đào tạo – Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế có 19 cán bộ (trong đó 01 phó giáo sư, 05 tiến sĩ, 12 thạc sĩ và 02 cử nhân). Phòng phụ trách 02 mảng hoạt động của Nhà trường là hoạt động đào tạo và hoạt động quản lý khoa học, hợp tác quốc tế. Đối với hoạt động đào tạo, phòng có chức năng tham mưu cho Hiệu trưởng quản lý, tổ chức thực hiện công tác đào tạo đại học, cao đẳng và các hình thức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn ngắn hạn của Nhà trường. Đối với hoạt động quản lý khoa học, hợp tác quốc tế, phòng có chức năng tham mưu cho Hiệu trưởng quản lý, tổ chức thực hiện công tác nghiên cứu khoa học và công tác hợp tác quốc tế của Nhà trường.
Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục có 08 cán bộ (trong đó 01 tiến sĩ, 05 thạc sĩ và 02). Chức năng của phòng là tham mưu cho Hiệu trưởng quản lý, tổ chức thực hiện công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục các hệ, các trình độ đào tạo của toàn trường.
Phòng Công tác học sinh, sinh viên có 13 cán bộ (trong đó 02 tiến sĩ, 05 thạc sĩ và 06 cử nhân). Phòng có chức năng tham mưu cho Hiệu trưởng về công tác chính trị, tư tưởng, công tác sinh viên trong Nhà trường. Thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến các công tác tiếp đón, quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên.
Phòng Quản trị - Phục vụ có 23 cán bộ (trong đó 01 tiến sĩ, 05 thạc sĩ, 08 cử nhân và 09 cán bộ trình độ khác). Nhiệm vụ của các cán bộ trong phòng là đảm bảo đầy đủ các trang thiết bị, phương tiện giảng dạy, làm việc; cơ sở vật chất, kỹ thuật và các điều kiện khác tại các giảng đường, phòng thí nghiệm, hội trường và vị trí làm việc của các bộ phận trong Nhà trường.
Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học có 09 cán bộ (trong đó 06 thạc sĩ và 03 cử nhân).
Trung tâm được thành lập nhằm tổ chức, quản lý toàn diện các hoạt động đào tạo ngoại ngữ, tin học theo quy định của pháp luật, đồng thời nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo, nghiên cứu; giải quyết việc làm; tăng nguồn thu cho Nhà trường.
Khoa chuyên môn
Các khoa chuyên môn của ĐH Khoa học gồm 11 khoa, đó là Khoa Luật; Khoa Du lịch; Khoa Báo chí – Truyền thông và Văn học; Khoa Hoá học; Khoa Tài nguyên và Môi trường; Khoa Công nghệ sinh học; Khoa Toán – Tin; Khoa Vật lý và Công
nghệ; Khoa Khoa học cơ bản; Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn; Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá.
Các khoa chuyên môn có chức năng quản lý chuyên môn về đào tạo, khoa học và công nghệ của các ngành, chuyên ngành riêng biệt. Các khoa sẽ quản lý toàn diện sinh viên chính quy học các ngành và chuyên ngành đào tạo được Hiệu trưởng giao.
Nhiệm vụ của các khoa chuyên môn là xây dựng và phát triển nội dung chương trình học, phù hợp với ngành và chuyên ngành. Đồng thời, các khoa phải chịu trách nhiệm về nội dung chất lượng, tiến độ giảng dạy của các học phần được phân công trong chương trình đào tạo và thực hiện kế hoạch giảng dạy chung của Nhà trường.
Viện/Trung tâm trực thuộc
ĐH Khoa học quản lý Viện Khoa học và Công nghệ, cùng với 03 trung tâm trực thuộc (bao gồm Trung tâm Nghiên cứu – Đào tạo Ngôn ngữ và Văn hoá các dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc; Trung tâm Đào tạo, Tư vấn và Chuyển giao Công nghệ;
Trung tâm Đào tạo và Hợp tác quốc tế). Viện và các trung tâm này phụ trách về các hoạt động chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế và nghiên cứu về vă hoá các dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc. Các đơn vị này hỗ trợ đắc lực cho công tác đào tạo của Nhà trường và góp phần vào hoạt động nâng cao trình độ của sinh viên cũng như là nơi để các cán bộ giảng viên thực nghiệm lý thuyết giảng dạy.
Đảng/Đoàn thể
Các tổ chức đoàn thể chịu sự quản lý của ĐH Khoa học bao gồm Đảng uỷ, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên và Hội cựu chiến binh.
Các tổ chức này là nơi tạo ra những hoạt động đoàn thể, hoạt động bổ trợ cho đời sống của cán bộ giảng viên và sinh viên. Những hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao góp phần vào sự phát triển chung của Nhà trường.