CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC, ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý tài sản công tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên
4.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý quá trình hình thành tài sản công Để hình thành nên TSC trong ĐH Khoa học, hiện nay mới chỉ dựa trên đề xuất của các đơn vị và cũng đã có quy trình đề xuất cụ thể. Trong thời gian tới, để hoàn thiện quản lý quá trình hình thành TSC của ĐH Khoa học, cần thực hiện một vài giải pháp sau:
Một là, xây dựng kế hoạch thật cụ thể và chi tiết về quản lý TSC. Trong bản kể hoạch phải liệt kê đầy đủ những đối tượng tham gia, những hoạt động chủ yếu. Đồng thời quy định đầy đủ nghĩa vụ và quyền lợi của các đối tượng tham gia.
Hai là, kế hoạch mua sắm TSC phải được lập theo các giai đoạn, không chỉ dừng
lại ở kế hoạch theo năm. Dựa trên phương hướng và mục tiêu hoạt động của các Phòng, Khoa, Trung tâm, đặc biệt là các khoa có phòng thực hành, phòng thí nghiệm, nhằm mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho thị trường lao động tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh lân cận, kế hoạch mua sắm TSC của ĐH Khoa học cũng phải được thiết kế trong dài hạn, đảm bảo tính cập nhật, hiện đại và ứng dụng công nghệ mới.
Ba là, kế hoạch lập ra cần có sự thông qua của bộ phận quản lý tài sản, ở đây cụ thể là Phòng Quản trị - Phục vụ cùng với sự nhất trí, hưởng ứng từ các đơn vị khác trong trường, đảm bảo phát huy trách nhiệm của toàn thể cán bộ nhân viên, giảng viên và sinh viên trong toàn trường trong công tác quản lý TSC.
4.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý quá trình khai thác và sử dụng tài sản công
Trong quá trình khai thác và sử dụng TSC, cán bộ, giảng viên và sinh viên ĐH Khoa học có lúc lơ là đối với việc bảo quản TSC, đặc biệt đối với các phòng thực hành, phòng thí nghiệm. Chính vì lẽ đó, cần thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất, ngoài việc kiểm kê TSCĐ và CCDC hàng năm, các đơn vị sử dụng TSC của ĐH Khoa học cần thực hiện thường xuyên cập nhật sổ ghi chép, theo dõi về TSCĐ và CCDC của đơn vị mình, bảo đảm số liệu trong sổ theo dõi của các đơn vị trùng khớp với sổ sách của Phòng Quản trị - Phục vụ.
Thứ hai, các văn bản Nhà trường ban hành cần lồng ghép các mục tiêu quản lý TSC để đảm bảo hoạt động tuyên truyền ý nghĩa việc giữ gìn TSC được thường xuyên, liên tục, tạo dấu ấn để cán bộ, giảng viên và sinh viên luôn có ý thức sử dụng cẩn thận, tiết kiệm và có hiệu quả các TSCĐ và CCDC của Nhà trường.
Thứ ba, cần có chế tài cụ thể và mang tính răn đe đối với các trường hợp vi phạm quy định về quản lý và sử dụng TSC của ĐH Khoa học. Chế tài cần đưa ra nhiều mức xử phạt, tương ứng với các mức độ làm hư hỏng, thiệt hại, thậm chí thất thoát TSC của Nhà trường, dẫn đến tốn kém chi phí sửa chữa và mua sắm TSCĐ, CCDC của Nhà trường.
Thứ tư, đối với những sinh viên khoá mới nhập trường, cần phải tiến hành kí cam kết (theo lớp hoặc theo khoá) của các khoa để nâng cao hơn nữa ý thức giữ gìn
tài sản chung của Nhà trường, đồng thời giúp sinh viên hình thành thói quen sử dụng cẩn thận tài sản chung, góp phần rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật cho sinh viên trong trường.
Thứ năm, cần áp dụng khoa học công nghệ vào quản lý quá trình khai thác và sử dụng TSC tại ĐH Khoa học. Đặc biệt đối với những hoạt động như tổ chức khảo sát ý kiến cán bộ giảng viên, sinh viên; lấy ý kiến phản hồi các bên liên quan về cơ sở vật chất của nhà trường; thu nhận đơn thư khiếu nại và những đóng góp đề xuất đối với nhà trường trong quản lý TSC nhằm phát huy tính dân chủ trong nhà trường.
4.2.3. Nhóm giải pháp hoàn thiện quá trình thanh tra, kiểm tra tài sản công Đây là khâu cuối cùng của quản lý TSC, nội dung của thanh tra, kiểm tra là việc theo dõi về hiệu quả của kế hoạch được thực hiện như thế nào. Trên cơ sở đó tổng kết, rút ra bài học kinh nghiệm. Thanh tra, kiểm tra có chức năng đánh giá, phát hiện và điều chỉnh đối với các mặt công tác khác nhau của trường học.
Thanh tra, kiểm tra là công tác nội bộ thường xuyên của ĐH Khoa học nhằm đảm bảo mọi hoạt động đúng với quy định. Đối với công tác quản lý, sử dụng TSC thanh tra, kiểm tra có 2 nội dung chính:
- Thanh tra, kiểm tra thực trạng công tác mua sắm TSC tại ĐH Khoa học, công tác bàn giao nghiệm thu TSCĐ, tình hình khai thác, sử dụng TSCĐ, CCDC sau khi mua sắm.
- Thanh tra, kiểm tra công tác quản lý chuyên môn gồm: nề nếp, cách tổ chức, chỉ đạo và việc sử dụng TSC vào công tác chuyên môn.
Kết quả thanh tra, kiểm tra có tác dụng chỉ ra những ưu điểm để phát huy, những nhược điểm cần sửa chữa, khắc phục. Thanh tra, kiểm tra công tác quản lý, sử dụng TSC là việc làm thường xuyên của Ban Giám hiệu Nhà trường và phòng Quản trị - Phục vụ, tiến hành kiểm tra là sự đánh giá một cách có kế hoạch những công việc đã làm, kết quả kiểm tra là cơ sở cho việc điều chỉnh cần thiết về chu trình quản lý tiếp theo.
Kiểm tra có tính chất tổng hợp đó là kiểm kê. Tiến hành kiểm kê toàn bộ trang thiết bị hàng năm, hoặc kiểm kê đột xuất cho một đơn vị, một phòng thực hành, phòng thí nghiệm nào đó sẽ giúp Ban Giám hiệu Nhà trường nắm được tình hình
TSC sau một thời gian sử dụng, bảo quản và nghiên cứu đầu tư tiếp theo. Đặc biệt lưu ý công tác sau khi kiểm kê, đó là các công việc phải giải quyết qua tổng hợp của kiểm kê và tổng hợp sau kiểm kê chính là một căn cứ rất quan trọng cho việc lập kế hoạch tiếp theo.