Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài sản công tại Trường Đại học

Một phần của tài liệu Quản lý tài sản công tại trường Đại học Khoa học Đại học Thái Nguyên (Trang 68 - 71)

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC, ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

3.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài sản công tại Trường Đại học

3.4.1. Những yếu tố khách quan

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chế độ, quản lý TSC Hiện nay, hệ thống các bộ luật, nghị định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu của công tác quản lý và sử dụng TSC trong các ĐVSNCL.

Đối với ĐH Khoa học, ngoài những văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước và Bộ Tài chính ban hành, Nhà trường cũng đã soạn thảo và xây dựng thành công Quy định quản lý và sử dụng TSC áp dụng đối với hoạt động của trường.

Tất cả những văn bản nêu trên đã góp phần tích cực vào việc cụ thể hoá các quá trình quản lý và hướng dẫn cặn kẽ việc sử dụng TSC phục vụ công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của Nhà trường.

Bảng 3.14. Thực trạng chính sách văn bản quản lý tài sản công tại Trường Đại học Khoa học giai đoạn 2017 – 2019

Stt Nội dung Đơn vị tính 2017 2018 2019 So sánh

2018/2017 2019/2018

1 Số đợt rà soát văn bản đợt 1 1 1 0 0

2 Số văn bản được ban hành

mới hoặc sửa đổi, bổ sung người

1 2 2 1 0

(Nguồn: Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên) Tại ĐH Khoa học, cuối mỗi năm học, toàn bộ cán bộ nhân viên, giảng viên và sinh viên đều được gửi đường link khảo sát về việc quản lý và sử dụng TSC, trong đó có nội dung liên quan đến hệ thống văn bản, quy định của nhà trường. Như vậy, mỗi năm, hệ thống văn bản về quản lý TSC đều được rà soát để kịp thời phát hiện sai sót, vi phạm. Theo đó, một số quy định và văn bản đã được ban hành mới, bổ sung hoặc sửa đổi cho phù hợp với hệ thống chính sách chung của pháp luật, phù hợp với tình hình thực tế của Nhà trường.

Điều kiện, môi trường kinh tế - xã hội

Nền kinh tế của tỉnh Thái Nguyên đang ngày càng phát triển, những điều kiện cơ sở vật chất cũng như thương mại hàng hoá ngày một đầy đủ, trang bị những mặt hàng chất lượng tốt và giá cả hợp lý.

Cùng với đó là nền tảng công nghệ ngày càng được nâng lên, hỗ trợ cho việc bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ và CCDC của Nhà trường được dễ dàng, nhanh chóng và có hiệu quả. TSC mà Nhà trường hiện quản lý được kéo dài thời gian sử dụng, giảm thiểu nhiều chi phí mua sẵm TSCĐ và CCDC, tạo điều kiện tiết kiệm nguồn lực cho quá trình phát triển của Nhà trường.

3.4.2. Những yếu tố chủ quan Bộ máy quản lý tài sản công

Hiện nay, tại ĐH Khoa học, ngoài sự giám sát và chỉ đạo chung của Ban Giám hiệu, phòng Quản trị - Phục vụ là đơn vị quản lý chung về TSC, bao gồm ban hành văn bản, xây dựng kế hoạch, kiểm kê TSC hàng năm và đề xuất Ban Giám hiệu trong trường hợp bảo dưỡng, sửa chữa và mua sắm mới TSCĐ, CCDC.

Có thể nói, bộ máy quản lý TSC tại ĐH Khoa học khá gọn nhẹ, tuy nhiên, nếu duy trì bộ máy quản lý như vậy thì công tác quản lý TSC không được toàn diện, dễ xảy ra thâm hụt, thất thoát nếu xảy ra hiện tượng thiếu minh bạch.

Thêm vào đó, lượng công việc đồ sộ khi quản lý và sử dụng TSC đổ dồn về phòng Quản trị - Phục vụ với nhân lực mỏng, như vậy hiệu quả quản lý không cao, không tận dụng hết được nguồn lực về TSCĐ và CCDC tại Nhà trường.

Năng lực của cán bộ công chức làm công tác quản lý tài sản công

Cơ cấu tổ chức và thực trạng năng lực cán bộ tại Phòng Quản trị - Phục vụ được trình bày trong bảng số liệu sau đây:

Bảng 3. 15. Thực trạng năng lực cán bộ tại Phòng Quản trị – Phục vụ tính đến ngày 31/12/2019

Đơn vị tính: Người

Nội dung Số lượng Tỷ lệ %

Tổng số cán bộ 23 100%

Trình độ chuyên môn

Tiến sĩ 1 4,35

Thạc sĩ 5 21,74

Cử nhân 8 34,78

Cao đẳng, Trung cấp 9 39,13

Trình độ ngoại ngữ

Có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế 15 65,22

Chưa có chứng chỉ ngoại ngữ 8 34,78

Trình độ tin học -

Có chứng chỉ tin học 23 100,00

Chưa có chứng chỉ tin học 0 -

(Nguồn: Phòng Quản trị - Phục vụ) Tổng số cán bộ nhân viên của Phòng Quản trị - Phục vụ là 23 cán bộ (trong đó 01 tiến sĩ, 05 thạc sĩ, 08 cử nhân và 09 cán bộ trình độ khác). Về cơ bản năng lực của cán bộ trong phòng đáp ứng nhu cầu công việc hiện tại (trình độ ngoại ngữ và trình độ tin học). Tuy nhiên, trong tương lai, khi quy mô ĐH Khoa học ngày càng mở rộng, lượng TSCĐ và CCDC tăng cao, cũng như nhu cầu nâng cao hiệu quả quản lý nói chung, năng lực như hiện nay không thể đáp ứng kịp thời.

Chính vì lẽ đó, để phục vụ nhu cầu phát triển của ĐH Khoa học, năng lực của cán bộ các phòng, trung tâm nói chung, của phòng Quản trị - Phục vụ nói riêng cần phải được nâng cao hơn nữa. Đặc biệt đối với 08 cán bộ trình độ cử nhân và 09 cán bộ trình độ khác, Ban Giám hiệu và lãnh đạo phòng cần có chính sách động viên và khuyến khích các cán bộ này đi đào tạo nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công việc quản lý, đặc biệt là quản lý TSC.

Đối tượng sử dụng tài sản công

Tại ĐH Khoa học, đối tượng sử dụng TSC bao gồm các cán bộ, giảng viên và sinh viên của trường. Những đối tượng này có trình độ ở nhiều bậc khác nhau, tần suất và thời gian sử dụng TSC cũng khác nhau. Việc quản lý cũng như kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng TSC của các đối tượng này cần phải thật linh hoạt và mềm dẻo, vừa bảo đảm sử dụng đúng mục đích, vừa đẩy cao hiệu quả sử dụng tài sản, tiết kiệm chi phí và góp phần cho sự phát triển của Nhà trường. Thêm vào đó, sinh viên theo học tại trường trong khoảng thời gian 4 – 6 năm, và mỗi năm học Nhà trường lại đón thêm một khoá sinh viên mới nhập trường, việc phổ biến quy chế, quy định về tài sản được diễn ra mỗi đầu khoá mới, tuy nhiên, sinh viên chưa thực sự chú trọng và quan tâm đến vấn đề này, do đó xảy ra những vi phạm trong quá trình sử dụng tài sản của Nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý tài sản công tại trường Đại học Khoa học Đại học Thái Nguyên (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(234 trang)