Giảm độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự của bịcáo là người chưa thành niên.

Một phần của tài liệu XÉT xử sơ THẨM vụ án HÌNH sự với bị cáo là NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN 9đ (Trang 41 - 42)

Tất cả những vụ án kinh hoàng trên đã dóng lên hồi chuông nhắc nhở, cảnh báo về trách nhiệm của toàn xã hội, mỗi gia đình đối với việc chăm sóc, bảo vệ và phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội.

Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ Công an, chỉ tính riêng trong năm 2010, trên địa bàn cả nước có gần 13.600 đối tượng phạm tội là thanh thiếu niên, tăng nhiều lần so với những năm trước cả về số lượng phạm tội lẫn các vụ trọng án. Về độ tuổi, theo thống kê của Cục Cảnh sát Hình sự thì tình hình tội phạm do người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện có chiều hướng gia tăng và chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 60%; từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chiếm khoảng 32% và dưới 14 tuổi chiếm khoảng 8% trong tổng số các vụ phạm tội do người chưa thành niên và trẻ em thực hiện.

Tuy nhiên, khi xét xử một số vụ án do người chưa thành niên gây ra, đặc biệt là một số vụ trọng án trong thời gian qua, nhiều ý kiến cho rằng hình phạt dành cho các bị cáo là trẻ vị thành niên chưa tương xứng với tính chất và mức độ phạm tội khiến tình trạng trẻ hóa tội phạm ngày càng gia tăng. Hầu hết các vụ học sinh đánh nhau, thuê giang hồ nhí trả nợ tình trong học đường, gây ảnh hưởng xấu đến dư luận xã hội và môi trường giáo dục thì chủ yếu việc xử lý vẫn còn nương tay, vụ nào nặng mới bị đuổi học, còn lại chỉ xử lý hành chính rồi giáo dục tại gia đình và nhà trường.

Đại tá Hồ Sĩ Tiến, cục trưởng Cục cảnh sát Hình sự (Bộ Công an) cho biết, việc trẻ hóa tội phạm trong thời gian gần đây, phần lớn là do cách giáo dục chưa đến nơi đến chốn. Các gia đình, đoàn thể, cấp chính quyền chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục nhân cách, pháp luật cho trẻ em.Trong đó, nhiều trẻ vị thành niên phạm trọng tội cũng là bắt nguồn từ việc ảnh hưởng xấu của phim ảnh, trò chơi bạo lực.

Nhìn nhận ở một góc độ khác, nhiều người đặt câu hỏi, có nên giảm độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội hay không? Một tiến sĩ luật cho rằng, chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta trong việc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội là nhân đạo, bên cạnh mục đích trừng trị còn nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có

ích cho xã hội, điều đó thể hiện tính nhân văn của các đạo luật. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình trạng người chưa thành niên phạm tội có chiều hướng gia tăng, xảy ra nhiều vụ giết người, cướp tài sản rất nghiêm trọng, diễn biến hành vi phạm tội rất phức tạp, gây bức xúc trong dư luận.

Vì vậy, theo vị tiến sĩ này, dự thảo sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự trong thời gian tới cũng nên cân nhắc, xem xét tình hình thực tế hiện nay của Việt Nam để có hướng phù hợp, có thể giảm độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội hoặc xử lý nghiêm những trường hợp trẻ vị thành niên phạm tội đặc biệt nghiêm trọng để có tính răn đe với các công dân khác, đặc biệt là những người chưa thành niên.

 Trên đây là một số giải pháp, kiến nghị mà đưa ra nhằm từng bước hoàn thiện quy định của pháp luật, thay đổi nhận thức, nâng cao vai trò, trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng khi giải quyết những vụ án do người chưa thành niên thực hiện. Tất cả những điều đó không nằm ngoài mục đích nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của người chưa thành niên, giúp họ có cơ hội sửa chữa lỗi lầm, phấn đấu trở thành công dân có ích cho xã hội.

Một phần của tài liệu XÉT xử sơ THẨM vụ án HÌNH sự với bị cáo là NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN 9đ (Trang 41 - 42)