CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG, QUẢN LÝ KHAI THÁC HỒ ĐẬP NHỎ VÙNG MIỀN NÚI PHÍA BẮC
2.1. Đánh giá thực trạng đầu tư xây dựng hồ đập nhỏ vùng miền núi phía Bắc
2.1.2. Hiện trạng hồ đập nhỏ
Theo Nghị định 67 của Chính phủ (2018), hồ đập nhỏ là hồ chứa nước có dung tích toàn bộ dưới 500.000 m3, đập có chiều cao dưới 10 m. Đập phải bao gồm công trình đập và phạm vi bảo vệ đập tối thiểu 20m từ chân đập trở ra, hồ chứa nước cũng phải bao gồm hồ và phạm vi bảo vệ hồ từ cao trình đỉnh đập trở xuống lòng hồ. Vùng MNPB có 2.533 hồ trong đó có 2.129 hồ có dung tích dưới 0,5 triệu m3, một số tỉnh có rất ít hồ chứa như Lai Châu, Điện Biên, Cao Bằng, trong khi đó, ở một số tỉnh có rất nhiều hồ như Hòa Bình, Tuyên Quang, Bắc Giang. Hồ chứa ở vùng MNPB tập trung chủ yếu là hồ chứa có qui mô dung tích dưới 0,5 triệu m3 chiếm tới 84,1%.
Trong 3 tỉnh khảo sát ở vùng MNPB là Tuyên Quang, Lào Cai và Hòa Bình có 1.115 hồ đập nhỏ trong đó: hồ có dung tích từ 0,5-1,0 triệu m3 có 157 công trình (14,1%); hồ có dung tích <0.5 triệu m3 là 958 công trình (85,9%). Như vậy trong 3 tỉnh khảo sát thì hồ chứa chủ yếu là hồ chứa nhỏ với dung tích dưới 0,5 triệu m3. Riêng 2 tỉnh Tuyên Quang và Lào cai số lượng hồ chứa dung tích dưới 0,5 triệu m3 rất lớn lần lượt là 96,1% và 94%.
31
Bảng 2.3. Công trình hồ chứa ở các tỉnh điều tra vùng MNPB
TT Tỉnh
Tổng số hồ chứa
(hồ)
Hồ chứa dung tích trên 0,5 triệu m3
Hồ chứa dung tích dưới 0,5 triệu m3
Số lượng (hồ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hồ) Tỷ lệ (%)
1 Hòa bình 522 132 25,3 390 74,7
2 Tuyên Quang 492 19 3,9 473 96,1
3 Lào Cai 101 6 5,9 95 94
Nguồn: Trung tâm PIM 2016 + Tổng diện tích tưới của 3 tỉnh ở bảng trên là trên 130.794 ha, bình quân 1 công trình tưới được 21,8 ha, nếu chỉ tính trung bình diện tích tưới đối với các hồ đập nhỏ thì bình quân 1 công trình chỉ tưới được khoảng 10ha. Trong đó, diện tích tưới bằng hồ chứa là 38.545 ha (29,5%), tưới bằng bơm (dầu, điện, thủy luân) là 5.804ha (4,4%), tưới bằng công trình cống, kênh dẫn trực tiếp nước từ khe, suối... là 15.342ha (11,7%);
còn lại chủ yếu tưới bằng các đập dâng (đập xây hoặc phai tạm, rọ thép) là 72.604ha (55,5%). Như vậy, diện tích tưới bằng hồ đập là chủ yếu ở vùng MNPB trong đó chủ yếu là hồ, đập dâng nhỏ.
+ Trong tổng số diện tích tưới bằng hồ chứa là 38.544ha thì hồ có dung tích từ 0,5 - 1,0 triệu m3 tưới được 5.088ha (13,2%); hồ có dung tích từ 0,2 - 0,5 triệu m3 tưới được 6.375ha (16,5%); hồ có dung tích dưới 0,2 triệu m3 tưới được 19.525ha (50,7%).
tỉnh Lào Cai 100% số hồ chứa đều có qui mô dung tích dưới 1,0 triệu m3, trong đó các hồ chứa có dung tích dưới 0.2 triệu m3 là 61.7% diện tích tưới từ toàn bộ số hồ chứa.
Bảng 2.4. Diện tích tưới của các hồ đập nhỏ ở các tỉnh điều tra vùng MNPB
Diện tích tưới theo dung tích hồ (V)
Tuyên Quang Lào Cai Hòa Bình Tỷ lệ
bình quân (%) DT tưới
(ha)
Tỷ lệ (%)
Diện tích tưới (ha)
Tỷ lệ (%)
Diện tích tưới (ha)
Tỷ lệ (%)
Toàn bộ 16.015,9 1.801,05 20.728,00
V < 1 triệu m3 14.170,5 88,4 1.801,05 100,00 15.016,30 72,44 86,97 V= 0,5-1 triệu m3 1.266,57 7,91 110 6,11 3.711,3 17,90 10,64 V= 0,2-0,5 triệu m3 1.841,12 11,50 205 11,38 4.328,7 20,88 14,59 V <0,2 triệu m3 11.062,8 69,07 1.486,05 82,51 6.976,3 33,66 61,75 Nguồn: Trung tâm PIM 2016
32
+ Các hồ chủ yếu là hồ thủy lợi phục vụ chủ yếu tưới tiêu nông nghiệp cho lúa và hoa màu. Chỉ có một số ít có thể phục vụ phát điện công suất siêu nhỏ chỉ một vài trạm kw/h, tức là phục vụ phát điện không đáng kể. Tuy nhiên, lòng hồ hầu hết được sử dụng để nuôi cá theo hình thức quảng canh.
+ Về cấp nước sinh hoạt cũng chỉ phục vụ nhỏ lẻ, người dân sử dụng các tuyến kênh đi qua khu dân cư của một số công trình để lấy nước thô cho sinh hoạt và hầu như chưa thu được phí dịch vụ cho cấp nước kiểu này.
* Một số đặc điểm hồ chứa nhỏ như sau:
+ Dung tích trung bình của các hồ nhỏ vùng MNPB là 0,177 triệu m3;
+ Diện tích tưới bình quân là 35,53ha, lớn nhất là 161ha và nhỏ nhất là 3 ha;
+ Diện tích lưu vực là 1,07km2;
+ Dung tích hồ chứa/diện tích tưới bình quân là 5.108 m3/ha;
+ Chiều cao đập dao động từ 3-15 m, bình quân về chiều cao là 7,31m trong đó phổ biến là các đập có chiều cao <10m.
Dung tích bình quân 1 hồ là 177.000 m3; Diện tích tưới lớn nhất của hồ chứa là 161ha và nhỏ nhất là 3 ha. Chiều cao đập dao động từ 3-15 m, bình quân về chiều cao là 7,31m trong đó phổ biến là các đập có chiều cao <10m (trong 48 hồ khảo sát chỉ có 2 hồ có chiều cao đập trên 12m). Bề rộng mặt đập chủ yếu từ 2-4m. Các tràn xả lũ có bề rộng tràn dao động từ 1,5-10m, phổ biến là bề rộng tràn 5m. Từ đặc điểm hồ nhỏ như vậy việc đầu tư nâng cấp sửa chữa nếu thực hiện giao cho dân hoặc XHH thì có thể không đòi hỏi quá nhiều kinh phí.
+ Đặc điểm công trình đầu mối: Đầu mối được hình thành đều là đập đất 47/48 hồ (98% số hồ khảo sát). Mỗi đầu mối đều có tràn xả lũ, tràn xả lũ là các tràn tự do, không có cửa van điều tiết. Quá trình đầu tư xây dựng chưa được hoàn chỉnh trong đó vẫn còn không ít là tràn đất. Trong số các tràn chỉ có 36% tràn đã được kiên cố, 64%
số tràn còn lại cần thiết phải đầu tư xây dựng để đáp ứng được các yêu cầu về an toàn vận hành. Tất cả các hồ, đập nhỏ khảo sát đều không có tràn sự cố.
+ Diện tích lưu vực của các hồ đập nhỏ: trong quá trình khảo sát, ngay những người
33
quản lý vận hành công trình ở một số hồ cũng không xác định được diện tích lưu vực của tất cả các hồ. Trong số các hồ khảo sát, diện tích lưu vực lớn nhất khoảng 3km2, trung bình mỗi hồ có diện tích lưu vực cũng chỉ khoảng 1,07km2, nhỏ nhất chỉ có 0,2km2. Từ đặc điểm này cho thấy, khả năng tập trung nước gây lũ lụt đối với các hồ đập nhỏ là không quá lớn.
+ Hệ thống thủy lợi sau hồ có diện tích khu tưới nhỏ bình quân khoảng 10 ha/vụ. Mỗi công trình hồ đập nhỏ có 1 kênh chính dẫn nước từ hồ đến khu tưới. Chiều dài các kênh từ 1,2 - 2,5km (bao gồm cả kênh chính và kênh nhánh), trong đó kênh xây chiếm khoảng 50%. Các kênh sau hồ nhỏ được xem là kênh nội đồng bởi vì quy mô rất tưới của kênh là nhỏ, đôi khi chỉ thiết kế mặt cắt theo định hình hơn là tính toán theo nhu cầu thủy lực dẫn nước.
+ Kiên cố kênh mương
Tỷ lệ kiên cố kênh mương ở các tỉnh vùng MNPB gồm Tuyên Quang, Lào Cai và Hòa Bình lần lượt là 58,25%, trên 60% và 40%. Riêng 9 xã điều tra của 3 tỉnh trên tỷ lệ kênh mương đã được kiên cố lần lượt là 44,18, 74,42, và 24,7%.