CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH, GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XÃ HỘI HÓA ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ HỒ ĐẬP NHỎ PHÙ HỢP CHO VÙNG MIỀN NÚI PHÍA BẮC
3.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn thực hiện xã hội hóa đầu tư xây dựng và quản lý khai thác hồ đập nhỏ
3.1.2. Cơ chế, chính sách liên quan đến đầu tư và khai thác hồ đập nhỏ
Các chính sách trong Luật đối với hệ thống thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng quy định trong văn bản Luật (điều 4) như sau:
- Hỗ trợ tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng.
- Hỗ trợ chuyển giao công trình thủy lợi hoặc chuyển giao quyền quản lý, khai thác công trình thủy lợi do nhà nước đầu tư cho tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác.
- Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho người làm công tác thuỷ lợi.
- Hỗ trợ tổ chức, cá nhân hoàn thiện hệ thống thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng trên địa bàn cấp xã; hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; hệ thống thuỷ lợi phục vụ nuôi,
63 trồng thuỷ sản và chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
- Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác công trình thủy lợi theo hình thức đối tác công tư.
- Miễn, giảm tiền sử dụng dịch vụ thủy lợi phù hợp với từng đối tượng sử dụng hoặc khi xảy ra thiên tai.
Nguyên tắc trong đầu tư xây dựng công trình thủy lợi:
- Nhà nước đầu tư xây dựng công trình quy mô lớn, công trình khó huy động các nguồn lực xã hội, công trình phục vụ phòng, chống thiên tai...
- Người sử dụng nước có trách nhiệm đầu tư xây dựng công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng.
- Nhà nước hỗ trợ cho người sử dụng nước đầu tư xây dựng công trình đấu nối với hệ thống dẫn nước chính, thủy lợi nội đồng, hệ thống thủy lợi nhỏ.
- Nhà nước khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư xây dựng công trình thủy lợi.
Các chính sách này được xem là chính sách gốc trong khuyến khích đầu tư và quản lý khai thác CTTL nói chung và hồ, đập nhỏ ở miền núi phía Bắc nói riêng. Mặc dù vậy, sẽ rất khó khăn nếu chỉ căn cứ vào Luật thủy lợi.Từ nguyên tắc này cho thấy, cơ bản định hướng được việc xác định các chủ thể đầu tư (nói rõ hơn đó là Chủ đầu tư) trong các dự án xây dựng, sửa chữa nâng cấp các hồ, đập nhỏ ở miền núi phía bắc là tổ chức ngoài nhà nước.
3.1.2.2. Nghị định 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính Phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- Đối tượng là nhà đầu tư (doanh nghiệp) được thành lập và đăng ký theo quy định của pháp luật, đầu tư vào vùng nông thôn. Nghị định này đã quy định rõ Doanh nghiệp có dự án xây dựng công trình thủy lợi sẽ được hưởng lợi từ chính sách này.
- Chính sách ưu đãi:
+ Ưu đãi về đất đai: được nhà nước giao đất; được miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước.
+ Hỗ trợ đầu tư: công trình thủy lợi làm dịch vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp
64
được hỗ trợ 50% kinh phí đầu tư theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Mức hỗ trợ không quá 20 tỷ đồng/dự án (trong đó có dự án hồ đập nhỏ).
+ Các công trình xây dựng trên đất (công trình thủy lợi) của doanh nghiệp đầu tư được tính là tài sản để thế chấp vay vốn tại các ngân hàng thương mại.
+ Được tiếp cận, hỗ trợ tín dụng: mức vay không quá 70% tổng mức đầu tư dự án.
Mức hỗ trợ bằng chênh lệch lãi suất vay thương mại so với lãi suất tín dụng nhà nước;
thời gian hỗ trợ chênh lệch lãi suất là 6 năm.
Ngoài các đầu tư xây dựng hồ đập nhỏ, trong quá trình vận hành DN cung cấp dịch vụ thủy lợi công ích sẽ được nhà nước hỗ trợ giá dịch vụ thủy lợi theo quy định. Doanh nghiệp vừa đầu tư nâng cấp sửa chữa hồ đập nhỏ, vừa đầu tư tích tụ đất đai để sản xuất phát triển vùng nguyên liệu; đầu tư cơ sở bảo quản, chế biến nông sản; đầu tư cơ sở sản xuất sản phẩm phụ trợ; nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao sẽ được hưởng các hỗ trợ khác quy định tại Nghị định này.
- Nguồn vốn: Ngân sách trung ương dành tối thiểu 5% vốn đầu tư phát triển hàng năm cho ngành nông nghiệp; ngân sách các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương dành tối thiểu 5% vốn chi ngân sách địa phương hàng năm cho ngành nông nghiệp để thực hiện. Ngoài ra, các bộ ngành và địa phương được sử dụng nguồn vốn lồng ghép từ các Chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội và các quỹ hợp pháp để thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định này.
- Cơ chế hỗ trợ: hỗ trợ sau đầu tư. Khi hoàn thành xây dựng, nghiệm thu được giải ngân 70% tổng giá trị hỗ trợ, sau khi đưa vào sản xuất sẽ được giải ngân nốt 30% phần vốn hỗ trợ còn lại. Phần hỗ trợ không tính vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp.
3.1.2.3. Nghị định 77/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 của Chính phủ quy định hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.
- Đối tượng là tổ chức thủy lợi cơ sở, cá nhân là thành viên của tổ chức thủy lợi cơ sở (sau đây gọi là tổ chức, cá nhân) có liên quan trong đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.
- Quy mô hỗ trợ hồ đập nhỏ tưới nhỏ hơn 20 ha đối với MNPB.
- Chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình tích trữ nước:
65
+ Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình tích trữ nước được miễn tiền thuê đất khi nhà nước cho thuê đất xây dựng công trình;
+ Tổ chức thủy lợi cơ sở đầu tư xây dựng công trình tích trữ nước được hỗ trợ tối đa 100% chi phí thiết kế và chi phí máy thi công.
- Điều kiện hỗ trợ:
+ Phù hợp với quy hoạch chung xây dựng xã;
+ Công trình tích trữ nước đảm bảo cấp nước, tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp cho tối thiểu 03 thành viên của tổ chức thủy lợi cơ sở; được tất cả các thành viên hưởng lợi đồng thuận đóng góp phần kinh phí còn lại; tổ chức thủy lợi cơ sở tự quản lý, khai thác công trình sau đầu tư.
- Nguồn vốn:
+ Ngân sách trung ương hỗ trợ địa phương thực hiện chính sách thông qua chương trình, dự án trực tiếp hoặc lồng ghép trong các chương trình, dự án có liên quan.
+ Ngân sách địa phương và nguồn vốn hợp pháp khác của địa phương.
- Cơ chế hỗ trợ, ngân sách nhà nước thực hiện hỗ trợ sau đầu tư:
+ Khi khối lượng công việc đạt 60%, được giải ngân 50%;
+ Khi khối lượng công việc đạt 100%, được giải ngân 100%.
- Trường hợp cùng thời gian, nội dung có nhiều chính sách hỗ trợ khác nhau (kể cả từ các chương trình, dự án khác), tổ chức, cá nhân được lựa chọn áp dụng một chính sách hỗ trợ có lợi nhất.