Thực trạng XHH đầu tư xây dựng hồ đập nhỏ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) - Nghiên cứu đề xuất mô hình và giải pháp thúc đẩy xã hội hóa đầu tư xây dựng và quản lý hồ đập nhỏ vùng núi phía bắc (Trang 41 - 47)

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG, QUẢN LÝ KHAI THÁC HỒ ĐẬP NHỎ VÙNG MIỀN NÚI PHÍA BẮC

2.1. Đánh giá thực trạng đầu tư xây dựng hồ đập nhỏ vùng miền núi phía Bắc

2.1.3. Thực trạng XHH đầu tư xây dựng hồ đập nhỏ

Quá trình đầu tư xây dựng hồ đập đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, theo Báo cáo hiện trạng an toàn đê đập ở Việt nam (Vũ Hoàng Hưng, 2010) số lượng hồ đập được xây dựng được thống kê theo các giai đoạn ở miền Bắc và miền Trung trong đó, 6% số hồ chứa được xây dựng từ những năm 1960 trở về trước, từ 1960-1975 chiếm 44% và 50% từ năm 1975 trở lại đây. Như vậy, với số lượng lớn các hồ đập nhỏ ở vùng MNPB thì có thể nói rằng hầu hết các hồ đập nhỏ ở vùng này được xây dựng từ những năm 1960 trở lại đây.

Ví dụ điển hình về xã hội hóa đầu tư xây dựng về các công trình thủy lợi, hồ đập có thể kể đến đó là việc tổ chức, huy động và sử dụng dân công nghĩa vụ từ sau hòa bình lập lại năm 1954 khoảng 30 năm đến năm 1985. Hình thức huy động và lịch sử hình thành đội 202 ở các hợp tác xã từ Quảng trị trở ra Bắc những năm 1970-1985. Trong giai đoạn này, hầu hết các công trình, hệ thống thủy lợi được xây dựng thì phần thi công đào đắp đất là do các đội 202 và dân công địa phương đảm nhiệm. Cơ chế khi đó

34

là nhà nước tập hợp lực lượng thanh niên nông thôn, nông dân hình thành các đội thủy lợi 202 đi làm thi công phần đất cho xây dựng các công trình thủy lợi. Nhà nước chỉ hỗ trợ gạo ăn, bình quân mỗi người tính ra tương đương khoảng 1kg gạo 1 ngày, ngủ lán trại tự làm. Sự tham gia đó hầu như chưa thống kê được nhưng có thể khẳng định rằng đã đóng góp rất lớn vào giá trị (mang tính xã hội) trong hình thành tài sản hạ tầng thủy lợi ở nước ta.

Giai đoạn từ những năm 1990-2008: Bắt đầu có sự đa dạng về vốn đầu tư xây dựng nhưng nhìn chung là vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước (theo các chương trình, đề án) và các hỗ trợ của các tổ chức nước ngoài (IFAD, OXFARM...); Từ những năm 2000, nguồn vốn đầu tư xây dựng hồ đập rất đa dạng, bao gồm: Ngân sách nhà nước từ các chương trình, chính sách (Phòng chống lụt bão; An toàn hồ chứa; Trái phiếu Chính phủ; vốn ODA; Chương trình 229; Nghị quyết 37, xóa đói giảm nghèo, di dân tái định cư...) và ngân sách địa phương. Nhìn chung, trong giai đoạn này kinh phí đầu tư xây dựng công trình hồ đập có nguồn gốc từ bên ngoài, không có sự tham gia đóng góp của người dân. Trong giai đoạn này có sự tham gia đầu tư xây dựng của người dân nhưng chỉ có tính chất nhỏ lẻ. Trong đó, tại Tuyên Quang Hồ Khuôn Cò do người dân tự đầu tư xây dựng kè hồ. Qui mô dung tích 0,07 triệu m3. Quyền lợi: Người dân được quyền nuôi cá trong hồ; Hồ Na Chang (2004) dân đóng góp cải tạo nâng cấp hồ V=0,06 triệu m3. Hồ Bơ (2002) tại Lào Cai người dân đóng góp đất đai lòng hồ và được xem xét ưu tiên nuôi cá tại hồ chứa;

Giai đoạn 2009 đến nay: Sau thời gian thực hiện Nghị định 115 về cấp bù thủy lợi phí, các tỉnh đã có các cơ chế riêng để sử dụng nguồn kinh phí này. Trong đó, nguồn cấp bù thủy lợi phí được xác định là một trong những nguồn cơ bản thường xuyên để thực hiện sửa chữa các công trình thiết yếu địa bàn các tỉnh như Tuyên Quang, Hòa Bình và Lào Cai. Việc tổ chức quản lý kinh phí này có sự khác biệt giữa các địa phương. Trong đó: Tỉnh Tuyên Quang giao Ban quản lý CTTL Tuyên Quang chịu trách nhiệm thực hiện. Kinh phí để đầu tư xây dựng công trình thiết yếu (bao gồm cả hồ đập, kênh mương, các CTTL khác...) được trích từ 33% nguồn vốn cấp bù thủy lợi phí trên địa bàn tỉnh. Tỉnh Hòa Bình giao cho UBND cấp huyện chịu trách nhiệm (đối với các công trình hồ đập do địa phương quản lý), Trong khi đó, tỉnh Lào Cai lại giao cho Sở Tài Chính quản lý nguồn kinh phí này với qui định mức tối đa không quá 3 tỷ đồng/1 công trình (Quyết định 141/2016 tỉnh Lào Cai)

35

Bảng 2.5. Nguồn lực đầu tư xây dựng hồ đập nhỏ các xã điều tra vùng MNPB

TT Xã/tỉnh Số hồ

Giai đoạn ĐTXD ban đầu

Giai đoạn cải tạo, nâng cấp Nhà Năm

nước

Nhà nước

và người

dân

Người dân

Nhà nước

Nhà nước

và người

dân

Người dân

I Tuyên Quang 1

Kim Phú

9 9/9 0/9 0/9 4/4 0/4 0/4 1965-

2006

2 Nhữ Hán 2 2/2 0/2 0/2 - - -

3 Hoàng Khai 1 0/1 0/1 1/1 - - - 2002

II Lào Cai 4 Khánh Yên

Trung

4 4/4 0/4 0/4 2/2 0/2 0/2 1977-

2002 5

Võ Lao

8 5/8 0/8 3/8 5/5 0/5 0/5 1965-

2000

6 Văn Sơn 1 1/1 0/1 0/1 - - -

III Hòa Bình

7 Ân Nghĩa 6 - - - 2/2 0/2 0/2

8 Liên Vũ 6 - - - 5/5 0/5 0/5

9 Yên Phú 11 - - - 1/1 0/1 0/1

Nguồn: Trung tâm PIM 2016 Qua Bảng 2.5 thì Trong giai đoạn đầu tư xây dựng công trình ban đầu có 4 công trình do người dân tự đầu tư xây dựng ở tỉnh Tuyên Quang và Lào Cai. Đây là do cộng đồng người kinh lên khai hoang sản xuất, việc đầu tư xây dựng hồ chứa là yêu cầu bức thiết để đảm bảo chủ động sản xuất lương thực (trồng lúa) để ổn định đời sống. Hồ chứa ở xã Hoàng Khai, tỉnh Tuyên, hồ có dung tích 70.000 m3 và kinh phí đầu tư khoảng 40 triệu đồng do cá nhân hộ gia đình tự đầu tư xây dựng. Hồ chứa này được xây dựng để nuôi trồng thủy sản và cấp nước cho khoảng 5ha đất sản xuất rau vụ Đông. Trong đó,

36

nguồn thu cho hộ gia đình dựa vào nuôi trồng thủy sản lòng hồ. Tuy nhiên, trong giai đoạn cải tạo nâng cấp, kết quả khảo sát cho thấy 100% số công trình được đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước.

2.1.3.2. Nhu cầu đầu tư xây dựng công trình hồ đập, ao chứa nhỏ a) Nhu cầu đầu tư hồ đập nhỏ

Hiện nay, nhu cầu đầu tư xây dựng công trình hồ đập nhỏ ở các tỉnh MNPB là khá lớn trong đó chủ yếu là ở loại hình các công trình cải tạo, nâng cấp. Số liệu khảo sát ở 3 tỉnh Lào Cai, Hòa Bình và Tuyên Quang (Bảng 2.6) cho thấy kinh phí cần đầu tư xây dựng chứa nhỏ ở 3 tỉnh này trong giai đoạn 2015-2020 là 1.243,3 tỷ đồng, mức bình quân 414 tỷ đồng/tỉnh. Về cơ cấu vốn đầu tư đối với tỉnh Tuyên Quang được xác định ở 3 nguồn bao gồm vốn ODA, ngân sách trung ương và vốn địa phương trong đó tỷ trọng vốn địa phương chiếm 11,74% (chưa xác định cụ thể đối tượng tham gia đầu tư).

Trong khi đó, ở Hòa Bình toàn bộ phần kinh phí này được đề nghị xin Trung ương.

Bảng 2.6. Nhu cầu kinh phí xây dựng hồ đập nhỏ dung tích dưới 0,5 triệu m3 Đơn vị: Tỷ đồng

Giai đoạn/Mức

Nhu cầu đầu tư Cơ cấu vốn đầu tư

Lào Cai

Hòa Bình

Tuyên Quang

Hòa Bình Tuyên Quang

Vốn ODA

Vốn NSTW

Vốn địa phương

Vốn ODA

Vốn NSTW

Vốn địa phương 2015-2020 345 480,8 417,5 217,8 263 0 169,5 248 49,03

Nguồn: Trung tâm PIM ,2016 b) Nhu cầu đầu tư ao chứa:

Với lợi thế về trồng cây ăn quả, khảo sát tại Tuyên Quang, Hòa Bình cho thấy một số hộ gia đình đã đầu tư xây dựng các ao chứa phục vụ trồng cây ăn quả. Qui mô ao chứa trung bình từ 3,0-4,0 nghìn m3 phục vụ tưới cho qui mô hộ diện tích khoảng 1-3 ha.

Hiện nay, việc xây dựng các ao chứa này chưa được hưởng chính sách hỗ trợ của các tỉnh.

2.1.3.3. Cơ chế, chính sách liên quan đến xã hội hóa đầu tư xây dựng công trình hồ đập

37

* Cơ chế, chính sách liên quan đến xã hội hóa đầu tư, xây dựng hồ đập:

Qua khảo sát chi tiết ở 3 tỉnh cho thấy, chưa có tỉnh nào có cơ chế huy động xã hội hóa đầu tư xây dựng loại hình công trình này, thậm chí có những tỉnh qui định việc đầu tư xây dựng công trình đầu mối thuộc trách nhiệm của chính quyền địa phương (Lào Cai). Theo cơ chế của tỉnh Lào Cai tại Quyết định số 2655/UBND-NLN ngày 08/6/2016, UBND tỉnh sẽ hỗ trợ 100% chi phí đầu tư xây dựng công trình đầu mối có qui mô diện tích tưới từ 5ha trở lên.

Ngoài ra, ở các tỉnh MNPB đều có chính sách hỗ trợ cho chuyển đổi cơ cấu hoặc phát triển cây trồng hàng hóa nhưng hạng mục hỗ trợ chủ yếu là hỗ trợ về giống cấy trồng, ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước, cải tạo hệ thống đồng ruộng, vườn tạp, xây dựng thương hiệu sản phẩm… (Quyết định 04/2016/QĐ-UBND tỉnh Hòa Bình, Nghị quyết 12/2014/NQ-HĐND tỉnh Tuyên Quang).

Như vậy, có thể nói rằng mặc dù nhu cầu đầu tư hồ đập vùng MNPB là rất lớn nhưng các tỉnh vẫn trông chờ chủ yếu từ trung ương mà chưa đưa ra giải pháp xã hội hóa đầu tư xây dựng công trình.

* Cơ chế, chính sách liên quan đến đầu tư xây dựng kênh mương

Tuyên Quang: Hỗ trợ 100% cấu kiện kênh bê tông thành mỏng đúc sẵn, gối đỡ và chi phí vận chuyển, bốc xếp cấu kiện đến trung tâm xã, phường, thị trấn (áp dụng cho kênh có diện tích tưới ≥ 2ha);

Lào Cai: Hỗ trợ 100% xi măng và vận chuyển và 50% chi phí quản lý dự án và tư vấn;

Hòa Bình: Không có qui định

2.1.3.4 Tình hình thực hiện xã hội hóa đầu tư xây dựng hồ đập nhỏ

Đối với đầu tư xây dựng hồ đập hiện nay, ngoại trừ một số lượng hiếm hoi có sự tham gia của cộng đồng (Tuyên Quang) hoặc doanh nghiệp tư nhân (Lào Cai, Hòa Bình) thì nguồn vốn đầu tư xây dựng ngân sách nhà nước (phát triển hạ tầng, xây dựng cơ bản, an toàn hồ chứa, ODA, phòng chống lụt bão, cấp bù thủy lợi phí, hỗ trợ lúa nước...) trong đó, hai đơn vị cơ bản quản lý đầu tư xây dựng công trình hồ đập nhỏ UBND tỉnh (Sở NN&PTNT) và UBND cấp huyện (phòng NN&PTNT). Việc đầu tư xây dựng hồ đập nhỏ có những sự khác biệt nhưng có thể thấy rằng, 2 loại hình cơ bản đối với

38

nguồn vốn đầu tư là cộng đồng đầu tư vốn 100% hoặc nhà nước 100%. Đối với loại hình cộng đồng đầu tư bỏ vốn 100%, xuất hiện trước những năm 1970 xuất phát từ nhu cầu cấp thiết của người dân tại địa phương. Cách thức huy động được thông qua các HTXNN trên cơ sở nguồn lực tại chỗ (chủ yếu là thủ công) và chưa có các yêu cầu kỹ thuật cao. Trong khi đó, giai đoạn hiện nay do tính chất nguồn vốn từ ngân sách và yêu cầu kỹ thuật đã được chuẩn hóa thì chủ đầu tư là các đơn vị cấp tỉnh hoặc cấp huyện tùy theo nguồn vốn và tổng mức đầu tư.

Trong giai đoạn này một số hồ chứa nhỏ có qui mô dung tích đến 0,4 triệu m3 có sự tham gia đầu tư xây dựng từ vốn của người dân thông qua các hình thức tập đoàn/hợp tác xã sản xuất nông nghiệp. Tuyên Quang Hồ Đầu Nguồn (1982) V=0,4tr.m3; Hồ Na Chang (1982) V=0,06tr.m3;Tại Lào Cai (huyện Văn Bàn) người dân tham gia đầu tư xây dựng được 04 hồ đập nhỏ có dung tích từ 0,03-0,15 triệu m3.

Giai đoạn trước kia, đầu tư xây dựng là nhu cầu cấp thiết đảm bảo sinh kế của cộng đồng, mặc dù rất hiếm hoi nhưng phản ánh thực trạng của cộng đồng để xây dựng công trình tích trữ nước vào mùa mưa để cung cấp nước cho mùa khô. Mức độ tham gia đóng góp chủ yếu là nhân công thủ công, đóng góp về đất đai để xây dựng công trình.

Một số mô hình xã hội hóa đầu tư xây dựng hồ đập:

Kết quả khảo sát chi tiết tại 3 tỉnh trong giai đoạn gần đây, hoạt động đầu tư xây dựng hồ đập, ao chứa nhỏ có sự tham gia của các thành phần kinh tế. Mặc dù số lượng không đáng kể trên tổng số các công trình hồ đập trên địa bàn nhưng phản ánh đúng thực tế vấn đề gồm 4 vấn đề chủ yếu đó là:

+ Quy mô công trình nhỏ;

+ Lợi ích của nhà đầu tư được đặt ra rõ ràng (nguồn lợi từ thủy sản, tưới cho cây trồng có giá trị kinh tế cao, khai thác vật liệu khoáng sản lòng hồ…). Trong đó, đối với sản xuất nông nghiệp thì đối tượng hướng đến là loại cây trồng hàng hóa có giá trị kinh tế cao, nhà đầu tư có thể chủ động sản xuất trên phần diện tích đất được tưới;

+ Nhà đầu tư chưa quan tâm đến chính sách hỗ trợ từ nhà nước để thực hiện đầu tư mà chủ yếu là dựa trên lợi nhuận từ công trình thu được

+ Nhà đầu tư ít quan tâm đến chính sách hỗ trợ, cấp bù thủy lợi phí từ ngân sách nhà nước phục vụ quản lý khai thác;

39

Bảng 2.7. Mô hình xã hội hóa đầu tư xây dựng hồ đập, ao chứa nhỏ vùng MNPB

Tên công trình

Địa điểm

Qui mô (triệu

m3)

Hạng mục đầu tư

Vốn đầu tư Quyền

lợi/Mục đích nhà đầu tư

Năm thực hiện Tổng

(triệu đồng)

Nhà nước

Người dân/Doanh

nghiệp Hồ Trung

Sơn

Lào

Cai 0,06 Nạo

vét 25 0 100% Nuôi thủy

sản 2001

Hồ Bơ Lào

Cai 0,1 Đất

lòng hồ - 0 100% Nuôi thủy

sản 2002 Hồ chứa

doanh nghiệp Hoàng Anh

Lào

Cai 0,03

Đầu tư xây dựng

- 0 100%

Tưới cho cây trồng có giá trị kinh tế cao

2012

Hồ Cây Vừng

Hòa

Bình 0,2

Nạo vét lòng hồ

3.000 0 100% Khai thác

vật liệu 2016 Hồ

Khuôn Cò

Tuyên

Quang 0,07 Kè hồ 70 0 100% Nuôi thủy

sản 2015

Ao chứa

Hòa Bình, Tuyên Quang

0,004 Đầu tư toàn bộ

50-

100 - 100%

Tưới cho cây trồng có giá trị kinh tế cao

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) - Nghiên cứu đề xuất mô hình và giải pháp thúc đẩy xã hội hóa đầu tư xây dựng và quản lý hồ đập nhỏ vùng núi phía bắc (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)