CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG, QUẢN LÝ KHAI THÁC HỒ ĐẬP NHỎ VÙNG MIỀN NÚI PHÍA BẮC
2.2. Đánh giá hiện trạng quản lý khai thác hồ đập nhỏ vùng miền núi phía Bắc
2.2.1. Khái quát về tổ chức quản lý CTTL
2.2.1.1 Khái quát về hệ thống tổ chức quản lý công trình thủy lợi vùng MNPB
Theo Báo cáo của Tổng cục thủy lợi (2014) cho thấy, công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi vùng MNPB bao gồm 2 loại hình chủ yếu gồm:
+ Mô hình quản lý công trình thủy lợi cấp tỉnh:
Hiện nay, 11/14 tỉnh có công ty KTCTTL cấp tỉnh, 1/14 tỉnh có đơn vị sự nghiệp (Tuyên Quang) và 2/14 không có đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi cấp tỉnh (Lào Cai và Hà Giang). Trong đó, cách thức tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi như sau:
40
+ Đối với các tỉnh có công ty, việc thực hiện quản lý khai thác công trình thủy lợi được giao cho 2 nhóm đối tượng bao gồm cả Công ty và tổ chức cơ sở. Trong đó, các công trình có kỹ thuật phức tạp sẽ do công ty thực hiện quản lý;
+ Đối với các tỉnh không có công ty, khảo sát tại Lào Cai cho thấy UBND tỉnh giao trực tiếp các công trình cho UBND cấp xã chịu trách nhiệm tổ chức quản lý;
+ Đối với tỉnh có Ban quản lý (Tuyên Quang): Ban quản lý CTTL Tuyên Quang chỉ trực tiếp quản lý 3 công trình hồ chứa. Toàn bộ các công trình còn lại được giao cho các ban quản lý công trình thủy lợi cơ sở thực hiện quản lý. Ngoài trách nhiệm trực tiếp quản lý khai thác 3 công trình, Ban quản lý còn thực hiện hỗ trợ, giám sát thường xuyên các tổ chức cơ sở theo qui định của UBND tỉnh.
+ Mô hình quản lý công trình thủy lợi cơ sở:
Bảng 2.8. Quản lý thủy lợi cơ sở vùng MNPB
TT Tỉnh/ thành
phố Tổng
số
UBND xã
HTX dịch vụ NN có làm dịch vụ
thủy lợi
HTX dùng nước
Tổ hợp tác (Tổ, đội thủy
nông)
BQL thủy nông
1 Hà Giang 471 153 75 243 0
2 Cao Bằng 281 95 0 0 67 119
3 Bắc Kạn 301 81 0 0 203 17
4 Tuyên Quang 221 75 145 0 0 1
5 Lào Cai 521 101 7 0 329 84
6 Yên Bái 183 95 1 0 0 87
7 Thái Nguyên 271 128 61 17 64 1
8 Lạng Sơn 619 159 11 0 449 0
9 Bắc Giang 266 45 8 213 0 0
10 Phú Thọ 323 121 123 79 0 0
11 Điện Biên 152 114 3 0 26 9
12 Lai Châu 429 8 0 358 63
13 Sơn La 805 187 16 0 602 0
14 Hoà Bình 299 188 85 0 26 0
Tổng cộng 5142 1389 621 384 2367 381
Tỷ lệ tổ chức 100% 27% 12,5% 7,5% 46% 7%
Nguồn: Tổng cục thủy lợi 2017
41
Theo báo cáo của Tổng cục thủy lợi (2017) cho thấy, khu vực MNPB hiện nay có khoảng 5.142 tổ chức dùng nước, trong đó mô hình tổ chức quản lý tương đối đa dạng bao gồm hình thức hợp tác xã, tổ hợp tác, ban quản lý thủy nông, ủy ban nhân dân xã.
Một điểm đáng lưu ý đối với khu vực MNPB đó là khoảng 27% UBND xã tham gia quản lý khai thác công trình thủy lợi. Theo Luật thủy lợi chỉ có 2 hình thức tổ chức thủy lợi cơ sở đáp ứng được yêu cầu đó là hình thức hợp tác xã và hình thức tổ hợp tác. Như vậy, đối với khu vực MNPB sẽ có khoảng 34% số lượng mô hình tổ chức phải chuyển đổi (UBND xã và Ban quản lý thủy nông) và củng cố/kiện toàn các hình thức tổ chức khác theo yêu cầu của Luật thủy lợi và các văn bản pháp lý liên quan khác.
2.2.1.2. Thực hiện chính sách phân cấp quản lý
Theo số liệu khảo sát, hầu hết các tỉnh đã thực hiện phân cấp quản lý công trình thủy lợi, trong đó bao gồm cả công trình hồ đập (Bảng 2.9). Một số đã thực hiện phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi từ trước khi Thông tư 65 có hiệu lực thi hành như Lạng Sơn, Tuyên Quang. Việc phân cấp quản lý khai thác công trình cho các tổ chức cơ sở thực hiện được dựa theo 4 tiêu chí chủ yếu như sau:
+ Theo qui mô dung tích: Đối với vùng sâu, xa dung tích dưới 0,2 triệu m3. Các vùng khác < 0,5 triệu m3;
+ Theo chiều cao đập: Tiêu chí lớn nhất <12 m, Nhỏ nhất: <8m;
+ Theo diện tích tưới: Tiêu chí lớn nhất ≤ 50 ha, Nhỏ nhất <10ha;
+ Theo tính chất phục vụ của hệ thống (Hòa Bình);
Tại tỉnh Bắc Kạn, việc phân cấp quản lý không dựa trên tiêu chí cụ thể nào mà căn cứ từ tình hình thực tiễn. Trong khi đó ở Lào Cai, Hà Giang không có Công ty/ban quản lý CTTL cấp tỉnh nên toàn bộ công trình thủy lợi giao cho đơn vị cấp xã tổ chức thực hiện quản lý.
Đối với qui mô cống đầu kênh (Bảng 2.9), hầu hết các tỉnh dựa trên diện tích tưới hoặc tỷ lệ diện tích tưới so với diện tích công trình phục vụ, mức phổ biến của qui mô cống đầu kênh được xác định gồm: <50ha; <30ha và <10ha. Trong khi đó, đối với tỉnh không có công ty (Lào Cai, Hà Giang) thì việc quản lý được thống nhất từ đầu mối đến mặt ruộng.
42
Bảng 2.9. Tiêu chí phân cấp quản lý công trình hồ đập vùng MNPB T
T Tỉnh Tiêu chí phân cấp hồ
đập Qui mô cống đầu
kênh (ha) Ghi chú
1 Lai Châu <12 m <50ha QĐ 29/2009/QĐ-
UBND 2 Sơn La
+ Vùng sâu, xa: <0,2 triệu m3
+ Vùng khác: <0,5 triệu m3, <10m
<50ha NVTX, 2017
3 Điện Biên
<10 ha (bằng 10%
diện tích tưới tiêu ct phụ trách)
NVTX, 2017
4 Hòa bình
+ <0,5 triệu m3, <12 m;
+ Theo hệ thống tưới;
<30 ha(tính bằng 5% diện tích tưới tiêu do CT phụ
trách)
QĐ 09/2012/Đ-UBND và Quyết định số 68/QĐ-UBND/2015 5 Yên Bái
6 Phú Thọ <50ha NVTX, 2017
7 Tuyên
Quang Diện tích ≤ 50 ha QĐ 37/2006; QĐ
21/2013/QĐ-UBND 8 Hà Giang Giao cho cấp xã tổ
chức quản lý 0ha
Quyết định Số:
1703/QĐ-UBND (2009) 9 Lào Cai Giao cho cấp xã tổ
chức quản lý 0ha
QĐ 70/2012/QĐ- UBND ngày
28/12/2012
10 Bắc Giang Thông tư 65 < 30 ha Số: 97/2010/QĐ-
UBND 11 TháiNguyên
12 Bắc kạn Theo thực tế QĐ 635/QĐ-UBND
13 Cao Bằng Hồ chứa <0,5 triệu m3 hoặc chiều cao <10m
QĐ1799/2010/QĐ- UBND 14 Lạng Sơn Chiều cao <8m, diện
tích <10ha Diện tích <10ha Quyết định 26/2000/QĐ-UB Nguồn: Trung tâm PIM 2017 2.2.1.3. Thực hiện chính sách cấp bù thủy lợi phí
Việc triển khai thực hiện chính sách cấp bù thủy lợi phí phục vụ công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi ở 3 tỉnh tương đối khác biệt nhau. Trong đó, đối với tỉnh Tuyên Quang kinh phí cấp bù thủy lợi phí được cấp trực tiếp cho các tổ chức dùng nước, tỉnh Lào Cai cấp cho UBND xã còn ở tỉnh Hòa Bình (Huyện Lạc Sơn) cấp qua UBND huyện.
43
Bảng 2.10. Thực hiện chính sách cấp bù thủy lợi phí cho các tổ chức cơ sở Hạng mục chi phí Tuyên Quang Lào Cai Hòa Bình Cơ chế thực hiện Cấp trực tiếp cho
tổ chức dùng nước
Cấp qua UBND xã
Cấp qua UBND huyện Vận hành, duy tu bảo
dưỡng công trình 63% 63% 20%
Sửa chữa nhỏ, cải tạo công trình, kiên cố hóa kênh mương
30% 32% 70%
Giám sát, hỗ trợ hoạt động
thường xuyên 7%
Đào tạo, tập huấn tăng
cường năng lực 5% 5%
Phòng chống thiên tai 5%
Nguồn:
- Tuyên Quang: Quyết định 29/2013 của UBND tỉnh Tuyên Quang
- Lào Cai: QĐ 30/2015/QĐ-UBND và tính toán của nhóm thực hiện đề tài. Phần kết dư sau khi trừ các chi phí cho hoạt động quản lý khai thác được sử dụng để đầu tư cải tạo công trình hoặc kênh mương. Tổng kinh phí 1 công trình không quá 3 tỷ đồng.
- Hòa Bình: Số liệu khảo sát tại Lạc Sơn
Nguồn: Trung tâm PIM 2017 Qua số liệu khảo sát ở 3 tỉnh, nhận thấy:
+ Sử dụng kinh phí từ nguồn cấp bù thủy lợi phí cho bộ phận gián tiếp làm công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi (Tuyên Quang và Lào Cai) trong đó, đối với - Tỉnh Tuyên Quang mức kinh phí được xác định là 7% theo mức cấp bù thủy lợi phí cho Ban quản lý CTTL cấp tỉnh.
- Tỉnh Lào Cai giao cho Ban thủy lợi xã dựa trên diện tích tưới của toàn xã Theo diện tích tưới từ 7,36 triệu đến 11,61 triệu/năm (dao dộng từ 63.000-588.000đồng/ha/năm);
+ Xác định kinh phí cụ thể cho công tác quản lý đập và hồ chứa với mức 96 nghìn/ha đất lúa/năm (Lào Cai - QĐ 30/2015/QĐ-UBND);
44
+ Sử dụng kinh phí từ nguồn cấp bù thủy lợi phí cho công tác phòng chống thiên tai, hạn hán (Hòa Bình).
Bảng 2.11. Mức chi phí chi tiết cho quản lý khai thác công trình thủy lợi hồ đập ở 3 tỉnh
Tuyên Quang Lào Cai Hòa Bình
Đối với các ban cơ sở:
+ Chi quản lý, điều hành: Tối đa 37%
(7% chuyển trực tiếp cho Ban tỉnh )
+ Chi bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa nhỏ: tối thiểu 33% số tiền thủy lợi phí, tiền nước do Ban quản lý.
+ Chi cho BQL thủy lợi cấp xã: Theo diện tích tưới từ 7,36 triệu đến 11,61 triệu/năm (dao dộng từ 63.000-
588.000đồng/ha/năm);
+ Vận hành, duy tu bảo dưỡng và sửa chữa công trình:
Quản lý đập hồ chứa:
96 nghìn/ha đất lúa/năm QĐ 30/2015/QĐ-UBND
Công trình do Công ty quản lý:
+ Các chi phí theo định mức năm 2006;
Công trình do địa phương quản lý:
+ Vận hành điều tiết được tính bằng 20% cấp bù TLP (THT quản lý) + PCLB: 5% (UBND huyện);
+ Chống hạn: 2% (UBND huyện);
+ Tập huấn: 5% (UBND huyện) + Sửa chữa thường xuyên: 68%
(UBND huyện);
(Theo kế hoạch hằng năm)
Nguồn: Trung tâm PIM 2017 Ở tỉnh Tuyên Quang: Mức chia sẻ được tính dựa trên diện tích tưới. Trong đó, mức chia sẻ cho các tổ chức cơ sở là 70% (30% cho quản lý và 33% cho duy tu bảo dưỡng thường xuyên, 7% nộp cho Ban QLCTTL Tuyên Quang). Số kinh phí 30% còn lại được Ban QLCTTL Tuyên Quang sửa chữa các công trình thiết yếu. Ở tỉnh Lào Cai mức chia sẻ cấp bù TLP dựa trên các yếu tố cấu thành bao gồm: qui mô diện tích tưới của các xã, loại hình công trình đầu mối, loại hình và kết cấu kênh mương. Mức chia sẻ này được tính từ đầu mối đến mặt ruộng. Ở tỉnh Hòa Bình: Đối với công trình do Công ty quản lý được tính theo định mức. Đối với các công trình do địa phương quản lý sẽ do UBND huyện phân bổ kinh phí. Trong đó, kinh phí 20% được cấp cho các Tổ hợp tác dùng nước phục vụ điều tiết nước, 80% còn lại sẽ do UBND huyện quản lý ( PCLB: 5%, Chống hạn: 2%, Tập huấn 5% và Sửa chữa thường xuyên: 68%);
+ Các bất cập về thực hiện chính sách cấp bù TLP:
Ở cả 3 tỉnh khảo sát thì hoạt động của các đơn vị quản lý công trình thủy lợi chủ yếu dựa vào nguồn kinh phí từ cấp bù thủy lợi phí. Tuy nhiên, mức cấp cho các đơn vị
45
quản lý công trình này có sự khác nhau. Trong đó, tỉnh Tuyên Quang và Hòa Bình phần kinh phí chia sẻ cấp bù thủy lợi phí cho các tổ thủy nông cơ sở chủ yếu dựa trên diện tích tưới và chế độ cấp nước (tự chảy, trọng lực) điều này chưa phản ánh đầy đủ các chi phí liên quan đến hoạt động quản lý, vận hành và bảo dưỡng. Trong khi đó, ở tỉnh Lào Cai việc chia sẻ cấp bù thủy lợi phí cho các đơn vị cơ sở dựa trên cả qui mô diện tích tưới và đặc điểm công trình thủy lợi, điều này phản ánh được thực tế bản chất của việc sử dụng kinh phí cho vấn đề quản lý vận hành, duy tu bảo dưỡng và sửa chữa công trình;
+ Quản lý kinh phí cấp bù thủy lợi phí:
Mặc dù kinh phí cấp bù thủy lợi phí do UBND tỉnh làm đầu mối nhưng vai trò trách nhiệm đối với các cơ quan chuyên môn ở các tỉnh này là khác nhau. Trong đó, ở Tuyên Quang và Hòa Bình thì Sở NN&PTNT được UBND tỉnh giao trách nhiệm chủ trì. Trong khi đó, đối với nội dung này ở tỉnh Lào Cai lại do Sở Tài chính chịu trách nhiệm. Điều đó dẫn đến mối quan hệ thiếu chặt chẽ kế hoạch sử dụng kinh phí kết dư từ cấp bù thủy lợi phí để lồng ghép với các chương trình, kế hoạch sửa chữa, nâng cấp công trình theo kế hoạch ngành.
+ Mức chia sẻ cấp bù thủy lợi phí:
Ở 3 tỉnh điều tra, mức độ chia sẻ kinh phí từ nguồn cấp bù thủy lợi phí cho các đơn vị cơ sở khác nhau. Trong đó:
- Tỉnh Tuyên Quang kinh phí cấp cho các đơn vị cơ sở theo diện tích tưới tiêu mà các đơn vị phụ trách. Trong đó, kinh phí cấp trực tiếp cho các ban cơ sở là 63% số tiền cấp bù TLP theo qui định của nhà nước (bao gồm cả quản lý, vận hành và bảo dưỡng).
Kinh phí cho giám sát, hỗ trợ hoạt động của các TCDN được tính bằng 7% tiền cấp bù TLP và phần kết dư còn lại khoảng 30% cho sửa chữa công trình thiết yếu do Ban quản lý CTTL Tuyên Quang thực hiện.
- Tỉnh Lào Cai thực hiện theo cơ chế định mức đối với các bên liên quan đến quản lý, khai thác công trình. Trong đó, đối với ban quản lý xã bao gồm thù lao cho cán bộ quản lý và kinh phí cho các hoạt động của ban. Mức kinh phí cho quản lý điều hành từ 7,36-11,616 triệu đồng/ban/năm. Bình quân khoảng 67,712 nghìn đồng/ha/năm. Kinh phí cho vận hành, duy tu bảo dưỡng và sửa chữa công trình dựa trên diện tích tưới đối
46
với công trình đầu mối (96 nghìn/ha đất lúa/năm) còn đối với kênh mương chiều dài, kích thước mặt cắt, vật liệu xây dựng kênh và số vụ tưới trong năm. Nguồn kinh phí này được giao trực tiếp từ đầu năm nên các địa phương chủ động thực hiện các nhiệm vụ theo qui định.
- Tỉnh Hòa Bình: Đối với công ty, thực hiện theo định mức được xây dựng từ năm 2007 hiện không còn phù hợp với điều kiện thực tế. Trong khi đó, các hồ đập do địa phương quản lý (cấp huyện) kinh phí cấp cho các đơn vị cơ sở chỉ có nội dung vận hành điều tiết nước được Phòng NN&PTNT và các tổ hợp tác dựa trên hợp đồng dịch vụ điều tiết nước (20% kinh phí cấp bù TLP). Các nội dung chi khác bao gồm: Sửa chữa thường xuyên (60%), đào tạo tập huấn, phòng chống lụt bão do UBND cấp huyện quản lý.
2.2.1.4. Phí thủy lợi nội đồng:
Khảo sát ở 3 tỉnh chỉ có 2 tỉnh có qui định về mức phí thủy lợi nội đồng (Tuyên Quang và Hòa Bình. Mức phí thủy lợi nội đồng được qui định ở cả 2 tỉnh đều tương ứng với 20% mức cấp bù thủy lợi phí. Đối với tỉnh Lào Cai, không xác định mức phí thủy lợi nội đồng do việc hỗ trợ của tỉnh đối với quản lý khai thác công trình được tính từ đầu mối đến mặt ruộng. Trong khi đó, tỉnh Tuyên Quang qui định không vượt quá 20%
mức cấp bù TLP (tương ứng với 253.400 đồng/ha/vụ đối với cây lúa) còn tỉnh Hòa Bình qui định không vượt quá 253.000 đồng/ha/vụ (tự chảy). Như vậy, mặc dù 2 tỉnh Hòa Bình và Tuyên Quang có qui định khác nhau về cách tính phí nội đồng xong về cơ bản thì mức phí này không vượt quá 20% tiền cấp bù TLP.
Bảng 2.12. Qui định về phí thủy lợi nội đồng Tỉnh Văn bản Mức quy định
Tỷ lệ thu thực tế
(%)
Đóng góp công lao động (công/năm) Quy ra tiền
(ngđ/ha/năm) Tuyên
Quang
<20% mức cấp bù TLP
0%* Không
thường xuyên
Lào Cai Không
thường xuyên Hòa Bình 253.000 đồng/ha/vụ
~ 20% mức cấp bù TLP
0% Không
thường xuyên
Nguồn: Trung tâm PIM 2017
47
* Khảo sát chi tiết tại các tổ chức quản lý hồ chứa, do kinh phí được nhận của các tổ chức quản lý công trình đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu quản lý khai thác nên các tổ chức này không thu của người dân. Hoạt động đóng góp công lao động phục vụ nạo vét sửa chữa công trình hầu hết được thực hiện ở qui mô thôn xóm;
2.2.1.5. Khai thác tiềm năng hồ chứa a) Thực trạng khai thác tiềm năng hồ chứa
Việc khai thác tiềm năng hồ chứa nhỏ hiện nay chủ yếu từ hoạt động nuôi trồng thủy sản lòng hồ, hình thức chủ yếu được thực hiện là giao khoán. Trong đó, mức thu thực tề thường dao động từ 2,0-3,0 triệu đồng. Cá biệt có hồ chứa nhỏ thu được 15 triệu đồng/hồ/năm (Tuyên Quang).
Bảng 2.13. Thực trạng sử dụng lòng hồ đề nuôi trồng thủy sản
TT Nội dung Tuyên Quang Lào Cai Hòa Bình
1 Hình thức Đấu thầu/giao
khoán
Đấu thầu/giao khoán
Đấu thầu/giao khoán
2 Mức thu 0 – 15,0
triệu/hồ
1,0 – 5,0 triệu/hồ
Không qui định
3 Thời gian giao khoán 1 năm 3-5 năm Không qui
định 4 Đơn vị quản lý kinh phí Ban quản lý
CTTL cơ sở
UBND
huyện/UBND xã UBND xã Nguồn: Trung tâm PIM, 2017 b) Qui định về khai thác tiềm năng hồ chứa:
Kết quả khảo sát chi tiết cho thấy, ở 3 tỉnh đều có qui định về mức thu đối với khai thác tiềm năng hồ chứa bao gồm cả nuôi trồng thủy sản và các hoạt động kinh doanh du lịch dịch vụ. Mức thu đối với nuôi trồng thủy sản lòng hồ từ 5-7% giá trị sản lượng.
Tuy nhiên, chỉ có Tuyên Quang có qui định nguồn thu này phục vụ cho quản lý khai thác công trình. Trong khi đó, ở 2 tỉnh Lào Cai và Hòa Bình nguồn thu này lại do UBND xã quản lý
48
Bảng 2.14. Qui định về nguồn thu dịch vụ từ hồ chứa
Nội dung Tuyên Quang Lào Cai Hòa Bình
Khai thác dịch vụ lòng hồ
+ Nuôi trồng thủy sản lòng hồ (5% giá trị sản lượng). Sản lượng được tính bằng = 0,4 tấn/ha mặt thoáng/năm x đơn giá thực tế. Thời gian hợp đồng không quá 5 năm;
+ Nuôi cá lồng, bè (6%
giá trị sản lượng);
+ Kinh doanh du lịch (10% tổng doanh thu)
+ Nuôi trồng thủy sản lòng hồ 5% (giá trị sản lượng)
+ Nuôi cá bè 6%(giá trị sản lượng)
+ Kinh doanh du lịch (12% tổng doanh thu)
+ Nuôi trồng thủy sản lòng hồ 7% (giá trị sản lượng)
+ Nuôi cá bè 7%(giá trị sản lượng)
+ Thu từ kinh doanh dịch vụ được tính bằng 13% tổng giá trị doanh thu;
Cơ chế tài chính đối với nguồn thu từ dịch vụ của hồ chứa
+ Sử dụng tối đa 40% cho quản lý điều hành;
+ Sử dụng tối thiểu 60%
nguồn thu từ dịch vụ hồ chứa cho duy tu bảo dưỡng
Ngân sách xã Ngân sách xã
Nguồn - Quyết định 29/2013;
- Hướng dẫn 143/HDLS- TC-NN
- Quyết định 30/2015)
- Quyết định số 25/2013/QĐ-UBND tỉnh ngày 22/11/2013 Nguồn: Trung tâm PIM, 2017 2.2.1.6. Đào tạo tăng cường năng lực cho các tổ chức quản lý hồ đập
Trong 03 tỉnh được khảo sát chỉ có tỉnh Lào Cai có qui định mức kinh phí thường xuyên đối với việc đào tạo nâng cao năng lực các tổ chức dùng nước. Mức kinh phí này được qui định theo tỷ lệ phần trăm kinh phí từ nguồn cấp bù thủy lợi phí. Trong đó Chi cục thủy lợi quản lý 1% và UBND cấp huyện quản lý 4% tổng kinh phí cấp bù thủy lợi phí. Tỉnh Hòa Bình có qui định đối với các CTTL giao cho địa phương quản lý thì kinh phí cho hội nghị, tập huấn được qui định ở mức 5% tổng kinh phí cấp bù thủy lợi phí và kinh phí này do UBND huyện quản lý.
Ngoài các hoạt động hỗ trợ tăng cường năng lực theo định kỳ, trong số 3 tỉnh khảo sát thì chỉ có Tuyên Quang có cơ chế giám sát và hỗ trợ thường xuyên. Hoạt động này được UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho Ban quản lý công trình thủy lợi Tuyên Quang thực hiện.