CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Kết quả điều trị viêm phổi do vi khuẩn
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 4 bệnh nhi không đủ tiêu chuẩn cho mục tiêu 2 (xin ra viện khi chưa điều trị đủ 1 liệu trình kháng sinh), vậy còn 151 bệnh nhi đủ điều kiện thực hiện mục tiêu 2 - kết quả điều trị viêm phổi do vi khuẩn.
Bảng 3.16: Kết quả điều trị
Kết quả n %
Tốt 149 98,7
- Khỏi 130 86,1
- Đỡ 19 12,6
Không tốt 2 1,3
- Chuyển viện 2 1,3
- Tử vong 0 0,0
Tổng số 151 100
Không đánh giá
- Xin ra viện chưa đủ 1 liệu trình 4 Nhận xét:
- Tỷ lệ kết quả điều trị tốt cao 98,7%, trong đó 86,1% trẻ khỏi bệnh, 12,6% trẻ đỡ giảm; tỷ lệ trẻ cần chuyển viện là 1,3% và không có trường hợp nào tử vong.
Bảng 3.17: Kết quả điều trị theo mức độ nặng Kết quả
Mức độ
Tốt Không tốt Tổng số
(n = 151)
Khỏi Đỡ Chuyển viện
n % n % n % n %
Viêm phổi 90 91,8 8 8,2 0 0,0 98 100
Viêm phổi nặng 40 75,5 11 20,8 2 3,8 53 100 Nhận xét:
- Ở mức độ viêm phổi, tỷ lệ trẻ khỏi bệnh chiếm 91,8%, trẻ đỡ giảm chiếm 8,2%, không có trẻ nào chuyển viện. Tỷ lệ trẻ viêm phổi nặng có kết quả điều trị khỏi là 75,5%, đỡ giảm là 20,8%, trẻ chuyển viện chiếm 3,8%.
Bảng 3.18: Kết quả điều trị theo tuổi Kết quả
Tuổi
Tốt Không tốt Tổng số
(n = 151)
Khỏi Đỡ Chuyển viện
n % n % n % n %
2-6 tháng 20 71,4 6 21,4 2 7,2 28 100
6-12 tháng 47 87,0 7 13,0 0 0,0 54 100
12 tháng-5 tuổi 63 91,3 6 8,7 0 0,0 69 100 Nhận xét:
- Nhóm tuổi 2 – 6 tháng tỷ lệ trẻ khỏi bệnh chiếm 71,4%, tỷ lệ trẻ đỡ chiếm 21,4%, tỷ lệ chuyển viện chiếm 7,2%. Nhóm tuổi 6 – 12 tháng tỷ lệ trẻ khỏi bệnh chiếm 87,0%, tỷ lệ trẻ đỡ chiếm 13%. Nhóm tuổi 12 tháng – 5 tuổi tỷ lệ trẻ khỏi bệnh chiếm 91,3%, tỷ lệ trẻ đỡ chiếm 8,7%, không có trường hợp nào chuyển viện.
Bảng 3.19: Kết quả điều trị theo tình trạng sử dụng kháng sinh trước vào viện Kết quả
Dùng KS
Không tốt Tốt
n % n % p
Đã dùng KS 1 0,9% 112 99,1%
p = 0,44
Chưa dùng KS 1 2,6% 37 97,4%
Nhận xét:
- Trong nhóm trẻ đã dùng kháng sinh trước khi nhập viện, tỷ lệ trẻ có kết quả điều trị tốt chiếm 99,1%, có kết quả điều trị không tốt chiếm 0,9%. Tỷ lệ trẻ có kết quả điều trị tốt ở nhóm chưa dùng kháng sinh chiếm 97,4%, có kết
quả điều trị không tốt chiếm 2,6%. Tuy nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p = 0,44 > 0,05).
Bảng 3.20: Kết quả điều trị theo giới Kết quả
Giới
Tốt Không tốt Tổng số
(n = 151)
Khỏi Đỡ Chuyển viện
n % n % n % n %
Nam 74 82,2 15 16,7 1 1,1 90 100
Nữ 56 91,8 4 6,6 1 1,6 61 100
Nhận xét:
- Ở nhóm trẻ nam, tỷ lệ khỏi bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất 82,2%, số trẻ đỡ giảm bệnh chiếm 16,7% và có 01 trường hợp cần chuyển viện chiếm 1,1%.
- Nhóm trẻ nữ tỷ lệ khỏi bệnh rất cao 91,8%, số trẻ đỡ giảm bệnh chiếm 6,6% và có 1,6% trẻ cần chuyển viện.
Bảng 3.21: Kết quả điều trị theo vi khuẩn gây bệnh Kết quả
Vi khuẩn
Tốt Không tốt Tổng số
(n = 151)
Khỏi Đỡ Chuyển viện
n % n % n % n %
S. pneumoniae 61 87,1 9 12,9 0 0,0 70 100 H. influenzae 40 85,1 6 12,8 1 2,1 47 100 M. catarrhalis 12 100 0 0,0 0 0,0 12 100
S. aureus 14 93,3 1 6,7 0 0,0 15 100
K. pneumoniae 0 0,0 1 50,0 1 50,0 2 100 Nhận xét:
- Viêm phổi do vi khuẩn M. catarrhalis tỷ lệ khỏi bệnh đạt 100%. Viêm phổi do S. aureus tỷ lệ khỏi bệnh chiếm 93,3%, tỷ lệ đỡ giảm chiếm 6,7%.
Viêm phổi do vi khuẩn S. pneumoniae tỷ lệ khỏi bệnh chiếm 87,1%, tỷ lệ đỡ chiếm 12,9%. Viêm phổi do H. influenzae tỷ lệ khỏi bệnh chiếm 85,1%, tỷ lệ đỡ chiếm 12,8%, tỷ lệ chuyển viện chiếm 2,1%.
Bảng 3.22: Kết quả điều trị theo liệu trình kháng sinh tại viện Kết quả
Số liệu trình
Tốt Không tốt Tổng
n % n % n %
1 liệu trình 93 62,4 1 50,0 94 62,3
2 liệu trình 53 35,6 0 0,0 53 35,1
3 liệu trình 3 2,0 1 50,0 4 2,6
Tổng số 149 100 2 100 151 100
Nhận xét:
- Điều trị kháng sinh 1 liệu trình chiếm tỷ lệ cao nhất 62,3%, tiếp theo là điều trị 2 liệu trình với 35,1%, cuối cùng là điều trị 3 liệu trình chiếm 2,6%. Kết quả điều trị tốt số trẻ dùng 1 liệu trình kháng sinh chiếm tỷ lệ 62,4%, dùng 2 liệu trình kháng sinh chiếm 35,6%, dùng 3 liệu trình kháng sinh chiếm 2,0%.
Bảng 3.23: Thời gian điều trị trung bình theo mức độ nặng
Mức độ viêm phổi
Thời gian điều trị trung bình
(X ± SD)
Thời gian điều trị ngắn
nhất
Thời gian điều trị dài
nhất
p
Viêm phổi 8,67 ± 2,34 5 17
p= 0,004
Viêm phổi nặng 10,23 ± 3,36 6 21
Tổng 9,22 ± 2,83 5 21
Nhận xét: - Thời gian điều trị trung bình của nghiên cứu là 9,22 ± 2,83 ngày, dao động từ 5 đến 21 ngày. Thời gian điều trị trung bình của nhóm VP là
8,67 ± 2,34 ngày. Thời gian điều trị trung bình của nhóm VPN là 10,23 ± 3,36 ngày
Bảng 3.24: Thời gian điều trị với hoàn cảnh mắc bệnh
Hoàn cảnh mắc bệnh Thời gian điều trị trung bình
(X ± SD) p
Viêm phổi cộng đồng 9,12 ± 2,8
p = 0,14 Viêm phổi bệnh viện 10,78 ± 2,99
Nhận xét:
- Thời gian điều trị trung bình của nhóm VPCĐ là 9,12 ngày.
- Thời gian điều trị trung bình của nhóm VPBV là 10,78 ngày.
Bảng 3.25: Thời gian điều trị trung bình theo tuổi
Tuổi
Thời gian điều trị trung bình
(X ± SD)
Thời gian điều trị ngắn nhất
Thời gian điều trị dài nhất
p
2 - 6 tháng 10,36 ± 3,6 6 21 p1-2 = 0,034
6 - 12 tháng 8,96 ± 2,78 5 18 p2-3 = 0,99 12 tháng - < 5 tuổi 8,96 ± 2,4 5 17 p1-3 = 0,027
Nhận xét:
- Thời gian điều trị trung bình ở nhóm 2 – 6 tháng tuổi là cao nhất (10,4
± 3,6 ngày), hai nhóm tuổi còn lại có thời gian điều trị trung bình tương tự nhau khoảng 9 ngày. Thời gian điều trị của nhóm trẻ từ 2 – 6 tháng tuổi có sự khác biệt với 2 nhóm tuổi còn lại với p = 0,034 và p = 0,027 (<0,05).
Bảng 3.26: Thời gian điều trị theo vi khuẩn gây bệnh
Vi khuẩn
Thời gian điều trị trung bình
(X ± SD)
Thời gian điều trị ngắn nhất
Thời gian điều trị dài
nhất
p
- Theo nhóm vi khuẩn :
VK gram âm 9,47 ± 2,99 5 18 p = 0,344
VK gram dương 9,02 ± 2,7 5 21
- Theo từng vi khuẩn:
S. pneumoniae 8,84 ± 2,4 5 17 p > 0,05
H. influenzae 9,49 ± 2,94 5 18
S. aureus 9,9 ± 3,8 6 21
M. catarrhalis 8,5 ± 2,5 5 12
Nhận xét:
- Nhóm vi khuẩn gram âm có thời gian điều trị trung bình cao hơn nhóm vi khuẩn gram dương (9,47 ngày so với 9,02 ngày), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
- Thời gian điều trị trung bình của S. aureus với 9,9 ngày, H. influenzae 9,49 ngày, S. pneumoniae 8,84 ngày, và thấp nhất là M. catarrhalis là 8,5 ngày.