Trong nghiên cứu của chúng tôi thu được 155 trẻ có kết quả nuôi cấy dịch tỵ hầu dương tính. Kết quả phân lập vi khuẩn cho thấy căn nguyên viêm phổi do vi khuẩn ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là S.
pneumoniae (46,5%), tiếp đến là H. influenzae, S. aureus, M. catarrhalis với tỷ lệ tương ứng 31,0%, 9,7%, 8,4%, các vi khuẩn còn lại K. pneumoniae, P.aeruginosa, Enterobacter, A.baumannii chiếm tỷ lệ rất thấp đều dưới 2%.
So sánh với kết quả của một số nghiên cứu trong và ngoài nước Bảng 4.1: So sánh tỷ lệ vi khuẩn gây viêm phổi với một số nghiên cứu khác
Đào Minh
Quách Ngọc
Hoàng Thị Phương
Nathan (2020)
Dương Thị Hồng
Tuấn (2012)
Ngân (2014)
Thanh (2017)
Ngọc (2020)
S. pneumoniae 31,3 47,1 37,9 22,7 46,5
S. aureus 6,3 20,6 25,0 24,0 9,7
H. influenzae 25,4 8,8 10,2 29,3 31,0
M. catarrhalis 2,8 14,7 19,0 5,3 8,4
K. pneumoniae 9,8 5,9 3,4 1,3
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Hoàng Thị Phương Thanh [20] và Quách Ngọc Ngân [15] với vi khuẩn gây viêm phổi chiếm tỷ lệ cao nhất là S. pneumoniae.
Theo tác giả Nathan thì tỷ lệ vi khuẩn H. influenzae chiếm đa số với 29,3%, tiếp sau đó tỷ lệ S. aureus, S. pneumoniae tương ứng là 24,0%, 22,7%
(không có sự chênh lệch nhiều đều từ 20-30%) [51]. Cũng theo nghiên cứu năm 2016 tại Ấn Độ cho thấy S. pneumoniae và H. influenzae là tác nhân vi khuẩn phổ biến nhất thu thập được với tỉ lệ tương ứng 24,4% (32/131), 21,4%
(28/131), tiếp đến là K. pneumoniae và S. aureus [33].
Phân bố tỷ lệ nguyên nhân vi khuẩn gây viêm phổi ở các nghiên cứu có sự khác biệt, có thể do căn nguyên thường gặp ở từng vùng địa lý là khác nhau.
Môi trường sống, khí hậu, chủng tộc ở mỗi quốc gia có thể thuận lợi cho các loại vi khuẩn khác nhau phát triển và gây bệnh viêm phổi ở trẻ em.
Khi có kết quả xét nghiệm về căn nguyên vi khuẩn gây bệnh viêm phổi ở trẻ, bác sĩ điều trị sẽ lựa chọn được loại kháng sinh phù hợp cho từng bệnh nhi, vừa có tác dụng tốt trên vi khuẩn vừa có ít tác dụng không mong muốn nhất với trẻ.
4.2.2. Nguyên nhân gây bệnh theo nhóm tuổi
Phân bố tỷ lệ các vi khuẩn gây viêm phổi trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nhóm trẻ từ 2 - 12 tháng, vi khuẩn gặp hàng đầu là S. pneumoniae
chiếm 38,6%, thứ 2 là H. influenzae chiếm 33,7%, tiếp đến là S. aureus với 13,3%. Khác với kết quả nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ chỉ ra trẻ dưới 12 tháng tuổi vi khuẩn thường gặp nhất là S. aureus (38,9%) [15].
Nhóm trẻ từ 12 tháng - 5 tuổi vi khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất là S.
pneumoniae 55,6%, tiếp đến là H. influenzae 27,8%. Kết quả này của chúng tôi tương đồng với nhiều nghiên cứu khác trong nước như: theo tác giả Quách Ngọc Ngân (trong nhóm 1-5 tuổi, vi khuẩn thường gặp là S. pneumoniae 68,8%, M. catarrhalis 25%) [15], nghiên cứu của Hoàng Thị Phương Thanh năm 2017 ở nhóm tuổi từ 1-5 tuổi vi khuẩn gây viêm phổi đứng đầu là S. pneumoniae 52,3%, đứng thứ hai là H. influenzae 50%, tiếp đến là M. catarrhalis 31,8%
[20]; một nghiên cứu nước ngoài tại Singapore ở 1702 trẻ với trung bình 4,2 tuổi ghi nhận nguyên nhân vi khuẩn hay gặp ở nhóm tuổi 2-5 tuổi đứng đầu là S. pneumoniae và H. influenzae với tỷ lệ lần lượt 72,4%, 24,4% [31].
Theo nghiên cứu của Ngô Thị Thi tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2003 xác định vi khuẩn gây viêm phổi bằng phương pháp cấy đếm dịch họng mũi chỉ ra vi khuẩn H. influenzae thường gặp nhất ở lứa tuổi > 6 – 24 tháng chiếm 37/57 trẻ (64,9%), vi khuẩn S. pneumoniae thường gặp nhất cũng ở nhóm tuổi trên với 27/40 trẻ (chiếm 67,5%), và vi khuẩn S. aureus chỉ phân lập được ở trẻ dưới 6 tháng chiếm 100% [16]. Một nghiên cứu VP do VK ở người lớn năm 2016 tại Hoa Kỳ ghi nhận các căn nguyên vi khuẩn gây viêm phổi phổ biến nhất là S. aureus (34,1%), Enterobacteriaceae (28,0%), P. aeruginosa (10,6%), S. pneumoniae (5,6%) [37]. Trong nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận nhóm tuổi trẻ viêm phổi thường do vi khuẩn H. influenzae là từ 2-12 tháng tuổi (58,3%), vi khuẩn S. pneumoniae hay gây viêm phổi ở nhóm từ 1-5 tuổi (55,6%), S. aureus thường gây bệnh ở nhóm trẻ 2-12 tháng tuổi. Hai nghiên cứu trên không tương đồng với nghiên cứu của chúng tôi có thể lý giải do một
nghiên cứu đã thực hiện từ năm 2003 cách đây 17 năm và nguyên nhân vi khuẩn gây viêm phổi khác nhau ở các nhóm tuổi.
4.2.3. Nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi tại cộng đồng và bệnh viện
Căn nguyên vi khuẩn thường gây viêm phổi cộng đồng trong nghiên cứu của chúng tôi đứng hàng đầu là S. pneumoniae, tiếp theo là H. influenzae.
Tương tự với kết quả của Nguyễn Văn Bàng thực hiện tại khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai cho thấy các vi khuẩn chủ yếu tìm thấy trong viêm phổi cộng đồng ở trẻ em là S. pneumoniae (58,8%), H. influenzae (29,4%) [2]; nghiên cứu của Đào Minh Tuấn năm 2011 trên 460 trẻ từ 1 tháng đến 5 tuổi hai loại vi khuẩn có tỷ lệ phân lập được cao nhất là S. pneumoniae và H. influenzae với tỷ lệ tương ứng 31,3% và 25,4% [9], kể cả nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng và vi sinh viêm phổi cộng đồng nặng tại khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 1 của Huỳnh Văn Tường cũng ghi nhận S. pneumoniae và H. influenzae là hai căn nguyên vi khuẩn thường gặp nhất chiếm tỷ lệ 23,3% và 20% [24]. Các nghiên cứu trong nước trước năm 1980 cho thấy mô hình VK gây VP là S. pneumoniae, H. influenzae, tiếp sau đó là S. aureus, nhưng từ năm 1980 trở lại đây, mô hình vi khuẩn gây viêm phổi có sự thay đổi, hai loại vi khuẩn chính vẫn là S.
pneumoniae và H. influenzae, đứng thứ ba là M. catarrhalis [2]. Nghiên cứu nước ngoài của Yadav năm 2016 cũng chỉ ra rằng S. pneumoniae và H. influenzae vẫn là nguyên nhân vi khuẩn phổ biến của VPCĐ ở trẻ dưới 5 tuổi [68].
Trong nghiên cứu của chúng tôi, vi khuẩn thường gây viêm phổi bệnh viện với tỷ lệ cao nhất là S. aureus 33,3%. Kết quả này tương tự như nghiên cứu của Phạm Thị Thanh Tâm và cộng sự tại khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy căn nguyên vi khuẩn gây VPBV thường gặp nhất là vi khuẩn Gram âm (77,4%), trong đó K. pneumoniae chiếm tỷ lệ cao nhất 21%, tiếp đến là S. aureus và P. aeroginosa cùng chiếm 11,3% [19]. Một nghiên cứu
tại Ôn Châu – Trung Quốc năm 2010 cũng chỉ ra vi khuẩn gây bệnh chủ yếu là Klebsiella pneumoniae, sau đó là Stenotrophomonas maltophilia, Burkholderia cepacia, Escherichia coli và Acinetobacter baumannii [63].
Nguyên nhân vi khuẩn gây viêm phổi mắc phải tại cộng đồng và viêm phổi thường khác nhau có thể do mô hình vi khuẩn tại hai khu vực này không giống nhau, việc đã điều trị bằng kháng sinh, điều kiện môi trường, các yếu tố thuận lợi cho các loại vi khuẩn khác nhau phát triển.
4.2.4. Nguyên nhân viêm phổi ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi theo mức độ nặng Kết quả của chúng tôi cho thấy S. pneumoniae, M. catarrhalis, H.
influenzae chủ yếu gây ra mức độ VP với tỷ lệ tương ứng 75%, 76,9%, 62,5%, S. aureus chủ yếu gây ra viêm phổi nặng với tỷ lệ 60%. Tương đồng với kết quả của Đỗ Thị Thanh Xuân tại khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai, S. pneumoniae gây bệnh nhiều nhất ở bệnh nhi có mức độ viêm phổi với tỷ lệ 36,4% [25]. Các loài vi khuẩn đều có thể gây bệnh viêm phổi với các mức độ nặng khác nhau có thể lý giải vì đặc điểm, độc lực khác nhau của các loài vi khuẩn.
Theo một nghiên cứu tại Băng La Đét năm 2016 chỉ ra ở những trẻ viêm phổi có mẫu máu nuôi cấy dương tính thì S. pneumoniae, S. aureus, K.pmeunonia, H. influenzae gây mức độ viêm phổi lần lượt với tỷ lệ 47%, 11%, 11%, 5%, viêm phổi nặng gây ra chủ yếu bởi S. pneumoniae và S.typhi [57].
Một nghiên cứu của Ecuador chỉ ra căn nguyên vi khuẩn thường gặp ở những trẻ viêm phổi nặng là S. pneumoniae chiếm 9,2%, tiếp theo là M.pneumonia chiếm 0,74% [45]. Tại Kenya, một nghiên cứu của tác giả Hammitt năm 2012 ở 417 trẻ viêm phổi nặng và rất nặng chỉ ra 70 trường hợp viêm phổi do vi khuẩn, trong đó do S. pneumoniae (16 trường hợp), M. catarrhalis (16 trường hợp), H. influenzae (14 trường hợp) [38]. Nghiên cứu tại khoa Nhi Bệnh viện đa khoa Kiên Giang của Bùi Tùng Hiệp, căn nguyên gây viêm phổi nặng chủ yếu là S. pneumoniae 21,3%, tiếp đến là S. aureus 13,4% [7]. Sự khác biệt này
có thể do phân bố vi khuẩn ở từng khu vực địa lý và mẫu bệnh phẩm thu thập được ở các nghiên cứu là khác nhau.
4.2.5. Nguyên nhân viêm phổi với tiêm chủng
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ trẻ tiêm chủng Hib đầy đủ chiếm tỷ lệ cao 84,1%, số trẻ không tiêm đủ Hib chiếm 15,9%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nathan năm 2020, tỷ lệ trẻ đã được tiêm vắc xin phòng Hib lên tới 90% (270/300 bệnh nhi) [51]. Số trẻ đã được tiêm chủng đủ 3 mũi Hib trong chiếm tỷ lệ cao do vắc xin này đã được đưa miễn phí vào chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia tại Việt Nam từ tháng 7 năm 2010 nên độ bao phủ của vắc xin phòng Hib trong cộng đồng khá cao. Một số trẻ chưa được tiêm đủ 3 mũi Hib do chưa đến tuổi tiêm mũi thứ 3 hoặc trẻ bị ốm khi đến lịch tiêm chủng làm thời gian tiêm bị lùi lại.
Trong nhóm trẻ nhiễm Hib, số trẻ không tiêm đủ Hib chiếm tỷ lệ cao 70,0%, tỷ lệ trẻ tiêm đủ Hib chỉ chiếm 22,6%. Có mối liên quan giữa tiêm chủng đầy đủ Hib với tỷ lệ nhiễm Hib của trẻ với p=0,001 (p<0,05), nếu không tiêm đầy đủ các mũi Hib trẻ có nguy cơ nhiễm Hib gấp 8 lần những trẻ được tiêm đầy đủ Hib (OR=8, CI 95%= 2,8-23). Nghiên cứu ảnh hưởng của vắc xin phòng Hib tại Bắc Kinh ở 122 747 trẻ cho thấy tiêm chủng đầy đủ Hib làm giảm tỷ lệ mắc viêm phổi từ 26,9% xuống còn 22,1% [56].
Tỷ lệ trẻ được tiêm phế cầu đầy đủ trong nghiên cứu của chúng tôi là 41,3%. Trong nhóm nhiễm phế cầu có 57,7% trẻ được tiêm đầy đủ, 51,4%
không được tiêm phế cầu đầy đủ, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05 (p=0,48). Nghiên cứu tại Malaysia của Nathan ghi nhận tỷ lệ tiêm chủng vắc xin phế cầu thấp hơn (8,7%) và không có sự khác biệt giữa việc tiêm chủng phế cầu đầy đủ với tỷ lệ phân lập được vi khuẩn (p = 0,4 > 0,05, OR = 0,69, CI 95% 0,29-1,65) [51]. Trái lại, nghiên cứu của Turner về ảnh hưởng của PCV 13 đối với trẻ em Campuchia chỉ ra rằng PCV 13 làm giảm tỷ lệ mắc
bệnh do phế cầu ở trẻ dưới 5 tuổi và tỷ lệ tiêm chủng từ 2 mũi phế cầu trở lên đạt 61,1% vào tháng 1/2018 [60]. Trong nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tỷ lệ tiêm đầy đủ phế cầu thấp hơn nghiên cứu khác có thể do tại Việt Nam, vắc xin phế cầu là vắc xin dịch vụ, không miễn phí nên số trẻ được tiêm chủng phế cầu chưa cao.