Nội dung quản lý tín dụng của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện lâm thao (Trang 22 - 26)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2. Cơ sở lý luận về quản lý tín dụng của ngân hàng thương mại

1.2.2. Nội dung quản lý tín dụng của ngân hàng thương mại

Kế hoạch vừa là chức năng vừa là công cụ của hoạt động quản lý, để quản lý tốt phải lập kế hoạch tốt. Đối với nhà quản lý, khả năng lập kế hoạch chính là yếu tố quan trọng nhất phản ánh trình độ năng lực, nó quyết định xem người quản lý đó có khả năng thực hiện được vai trò quản lý hay không.

Kế hoạch là sự sắp xếp, bố trí các hoạt động nhằm làm một việc gì đó đã được tính toán và cân nhắc trước. Một kế hoạch thường gồm 2 phần:

+ Kết quả kỳ vọng

+ Một chương trình hành động được hoạch định trước nằm đạt được kết quả nói trên

Lập kế hoạch là quá trình quyết định xem phải làm như thế nào để trong một thời gian nhất định đạt được mục tiêu/ những điều mong muốn đã đặt ra

QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH

Bước 1. Thu thập thông tin để đánh giá tình hình Bước 2. Xác định vấn đề ưu tiên

Bước 3. Xây dựng mục tiêu

Bước 4. Phân tích vấn đề tìm nguyên nhân gốc rễ Bước 5. Lựa chọn giải pháp

Bước 6. Viết kế hoạch hoạt động

Để đảm bảo mọi hoạt động của Ngân hàng đều đi đúng hướng, theo quy định của pháp luật, giảm thiểu rủi ro và hoàn thành được những mục tiêu đặt ra, thông thường các NHTM đều căn cứ điều kiện thực tế để xây dựng cho mình các kế hoạch và chiến lược hoạt động.

Căn cứ để xây dựng chỉ tiêu kế hoạch gồm: nguồn lực thực hiện, kết quả thực hiện của năm trước, điều tra khảo sát nhu cầu tín dụng, mục tiêu, định hướng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của khu vực, địa bàn hoạt động định hướng của Ngân hàng cấp trên.

Nội dung kế hoạch quản lý tín dụng: căn cứ theo định hướng, mục tiêu chiến lược của ngân hàng, theo địa bàn hoạt động, đặc điểm tình hình kinh tế của địa phương hàng năm các ngân hàng sẽ xây dựng kế hoạch quản lý tín dụng nhằm định hướng cụ thể cho hoạt động quản lý của ban lãnh đạo cũng như việc thực thi các nhiệm vụ của các đơn vị và cá nhân các cán bộ ngân hàng, nội dung kế hoạch quản lý tín dụng gồm:

- Quản lý nguồn vốn cho vay - Quản lý quy trình tín dụng

- Quản lý khách hàng vay vốn tín dụng

- Quản lý lĩnh vực cấp tín dụng, cơ cấu tín dụng

- Chính sách về lãi suất, lãi suất ưu đãi cho từng đối tượng khách hàng - Quản lý phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro

Kế hoạch tín dụng được xây dựng phải đảm bảo tính khả thi, vừa đáp ứng được định hướng phát triển của ngân hàng, vừa đảm bảo phù hợp với thực tế hoạt động của đơn vị và phù hợp với quy định của pháp luật, của ngành và của ngân hàng cấp trên.

1.2.2.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý tín dụng

NHTM sử dụng các nguồn lực hiện có của mình để thực hiện các nhiệm vụ kế hoạch đã đề ra. Nguồn lực hiện có của NHTM thông thường là: con người (chính là bộ máy lãnh đạo quản lý, nhân viên của các bộ phận, phòng ban), cơ sở vật chất, máy móc thiết bị (trụ sở ngân hàng, các phòng giao dịch để giao dịch với khách hàng), hệ thống công nghệ thông tin, ngân hàng điện tử, hệ thống thanh toán liên ngân hàng của các ngân hàng thương mại;

Tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý tín dụng là quá trình NHTM dựa trên kế hoạch quản lý tín dụng đã lập tiến hành thực hiện các biện pháp quản lý nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra, tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý tín dụng bao gồm:

- Tổ chức bộ máy và chỉ đạo điều hành hoạt động tín dụng

- Thực hiện các biện pháp quản lý các hoạt động tín dụng theo các lĩnh vực:

+ Quản lý nguồn vốn cho vay + Quản lý quy trình tín dụng

+ Quản lý khách hàng vay vốn tín dụng

+ Quản lý lĩnh vực cấp tín dụng, cơ cấu tín dụng

+ Chính sách về lãi suất, lãi suất ưu đãi cho từng đối tượng khách hàng + Quản lý phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro

Bên cạnh đó quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý tín dụng đồng thời là quá trình kiểm tra đánh giá hoạt động tín dụng có đạt hiệu quả hay không thông qua việc so sánh các chỉ tiêu thực hiện với chỉ tiêu kế hoạch.

1.2.2.3. Thực hiện kiểm tra, giám sát.

Thực hiện kiểm tra, giám sát được hiểu là quá trình NHTM thực hiện việc kiểm tra, giám sát đối với việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý tín dụng nhằm đảm bảo công tác quản lý tín dụng đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, bao gồm:

- Kiểm tra tính phù hợp, tính khả thi của các chỉ tiêu kế hoạch so với thực trạng các nguồn lực của NHTM, với môi trường kinh doanh, và với mục tiêu, định hướng quản lý tín dụng của NHTM.

- Kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý tín dụng nhằm đảm bảo NHTM đang khai thác và sử dụng các nguồn lực của mình đúng mục tiêu, đúng pháp luật, đúng quy định của NHNN, của Agribank về chức năng, nhiệm vụ, quy mô hoạt động, định mức thực hiện...

Để đạt được điều đó, NHTM cần thực hiện vai trò kiểm tra, giám sát đối với các chủ thể, các đối tượng quản lý tín dụng, cụ thể:

Kiểm tra, giám sát bên trong: đó là việc thực hiện kiểm tra, giám sát đối với các phòng ban chức năng, cá nhân các cán bộ ngân hàng trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn; kiểm tra giám sát việc tổ chức thực hiện các hoạt động cho vay, hoạt động quản lý và sử dụng nguồn vốn, quản lý mạng lưới hoạt động, quản lý rủi ro tín dụng, quản lý lãi suất…có đúng với quy định của Ngân hàng nhà nước, của Agribank và của Agribank chi nhánh huyện Lâm Thao Phú Thọ hay không.

Giám sát bên ngoài: là việc thực hiện giám sát đối với khách hàng: là việc theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của khách hàng và việc

thực hiện các điều khoản đã ký trong hợp đồng tín dụng, nhằm phát hiện ra những rủi ro tiềm ẩn, qua đó có thể hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra.

Ngân hàng thường giám sát khách hàng thông qua các tài khoản ngân hàng.

Ngân hàng giải ngân cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng tại ngân hàng hoặc thông qua tài khoản của người bán cho khách hàng. Kiểm soát bằng việc sử dụng tài khoản ngân hàng sẽ giúp nhà quản trị nắm bắt được: mục đích sử dụng vốn vay, xác định thời điểm có doanh thu…Bên cạnh đó cần thực hiện việc kiểm soát và có dự báo kịp thời những biến động của môi trường kinh doanh có thể xảy ra gây ảnh hưởng xấu tới kết quả hoạt động của NHTM.

Để công tác quản lý tín dụng đạt được hiệu quả, góp phần thúc đẩy tăng trưởng cho các hoạt động của NHTM, công tác kiểm tra, kiểm soát của ngân hàng phải được thực hiện thường xuyên và định kỳ nhằm phát hiện những sai sót, những yếu tố có thể gây rủi ro trong hoạt động ngân hàng như rủi ro về tác nghiệp, rủi ro thị trường, và đặc biệt là rủi ro đạo đức của cán bộ ngân hàng, của khách hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện lâm thao (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)